08/02/2017 21:15 GMT+7

Vì sao Hà Nội xin hạ đê sông Hồng?

XUÂN LONG
XUÂN LONG

TTO - UBND TP Hà Nội đề nghị hạ cao trình mặt đê tại đoạn từ khách sạn Thắng Lợi đến cửa khẩu An Dương xuống cao độ dương 12,4m để xây công trình cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên.

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thỏa thuận phương án thiết kế dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên, kết hợp điều chỉnh kết cấu đê hữu sông Hồng đoạn từ khách sạn Thắng Lợi đến cửa khẩu An Dương.

Theo văn bản, UBND TP Hà Nội đề nghị cho hạ cao trình mặt đê tại đoạn từ khách sạn Thắng Lợi đến cửa khẩu An Dương xuống cao độ dương 12,4m để xây dựng công trình cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên.

Đây là một trong những công trình giao thông cấp bách, trọng điểm có vai trò giảm ùn tắc giao thông của TP đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế đặc thù.

Theo UBND TP Hà Nội, với cao độ hạ đê đất đến dương 12,4m, mặt đường Nghi Tàm sau khi cải tạo sẽ tương ứng với cao độ đường gom dân sinh và hai bên nhà dân, rất thuận lợi cho người dân khu vực dọc tuyến đường tiếp cận ra - vào đường Nghi Tàm một cách an toàn, cũng như để tổ chức giao thông các điểm quay đầu.

Phương án này sẽ mở rộng mặt cắt ngang đường Nghi Tàm thêm một làn xe và bố trí tăng được bề rộng của cầu vượt trực thông, tạo cảnh quan đô thị cho tuyến phố.

Cũng theo UBND TP Hà Nội, hiện thượng nguồn sông Hồng đã xây dựng một số đập thủy điện Hòa Bình, Sơn La, thủy điện Lai Châu. Các đập này có chức năng điều tiết lưu lượng nước trên sông Hồng, hạn chế tối đa các nguy cơ gây lũ lụt trên sông Hồng đoạn qua địa bàn TP Hà Nội.

Ngoài ra, UBND TP Hà Nội cũng cho rằng theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội, quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đã được Thủ tướng phê duyệt, cũng như định hướng quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang triển khai nghiên cứu, trong tương lai Hà Nội sẽ nghiên cứu xây dựng tuyến đường chạy ven sông.

Tuyến đường này sẽ tham gia hỗ trợ phòng chống lũ cho tuyến đê hữu sông Hồng hiện trạng. Do vậy, tuyến đê hiện trạng có thể xem xét hạ cao trình mặt đê đất để phục vụ giao thông cho TP.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Chu Phú Mỹ - giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội lý giải: “Việc xin hạ cao trình mặt đê đất không phải là hạ chiều cao đê thấp xuống, mà xin làm tường bê tông phía ngoài bằng với chiều cao bề mặt đê, thay cho bề mặt đê, còn nửa phía trong tường thì hạ nền thấp xuống để tổ chức giao thông”.

GS. Vũ Trọng Hồng, chủ tịch Hội Thủy lợi VN cho biết cao trình đê sông Hồng được Thủ tướng phê duyệt là 13,4m, trong đó cao trình đê có mực nước thiết kế là 12,4m.

Ông Hồng nói: “Tôi được biết Hà Nội vẫn giữ cao trình đê như Thủ tướng phê duyệt ở đỉnh đê là 13,4m, nhưng xin làm tường bê tông để chắn sóng thay vì dùng đỉnh đê mặt đất 13,4m như trước đây.

Tới giai đoạn bàn giải pháp chống thấm, chống trượt ở mặt tường bê tông thì các chuyên gia sẽ có ý kiến. Việc chống thấm, chống trượt ở mặt tường bê tông là vấn đề còn phải bàn tiếp. Tuy nhiên, trong thuỷ lợi, việc sử dụng tường bê tông chắn sóng sẽ tốt hơn nếu có lũ to”.

XUÂN LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cận cảnh cầu vòm thép rất đẹp nối đôi bờ sông Trà Khúc

Cầu có kiến trúc vòm thép đầu tiên tại Quảng Ngãi bắt qua sông Trà Khúc sẽ hoàn thành trong tháng 6. Đây được xem là biểu tượng kiến trúc mới ở phía tây thành phố Quảng Ngãi.

Cận cảnh cầu vòm thép rất đẹp nối đôi bờ sông Trà Khúc

Thêm 1 học sinh tử vong trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Cơ quan chức năng đã tìm thấy học sinh thứ 5 trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh. Tuy nhiên, học sinh này được xác định đã chết.

Thêm 1 học sinh tử vong trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương

Chiều 21-5, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương khi tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp. Đại tướng Phan Văn Giang, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì buổi làm việc.

Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương

Chống buôn lậu, hàng giả 21-5: Bộ Nông nghiệp và Môi trường lập tổ công tác ngăn chặn hàng giả

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy vừa ký ban hành quyết định thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Chống buôn lậu, hàng giả 21-5: Bộ Nông nghiệp và Môi trường lập tổ công tác ngăn chặn hàng giả

Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn độ tuổi nhân sự cấp xã sau sáp nhập

Độ tuổi cán bộ lần đầu tham gia cấp ủy cấp xã sau sáp nhập phải còn thời gian công tác ít nhất từ 60 tháng trở lên, tái cử còn ít nhất từ 48 tháng trở lên.

Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn độ tuổi nhân sự cấp xã sau sáp nhập

TP.HCM bố trí, sắp xếp nhân sự dôi dư như thế nào?

TP.HCM vừa có kế hoạch triển khai đề án sắp xếp, bố trí và thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ khi thực hiện sắp xếp bộ máy, yêu cầu giảm thiểu tối đa người dôi dư.

TP.HCM bố trí, sắp xếp nhân sự dôi dư như thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar