05/10/2024 13:01 GMT+7

Vì sao gặp khó khi tập bơi sải?

Cựu kình ngư nổi tiếng từng giành 2 HCV SEA Games, nay là VĐV 3 môn phối hợp Lâm Quang Nhật chia sẻ về những thách thức người tập bơi gặp phải khi bắt đầu tập bơi sải.

Vì sao gặp khó khi tập bơi sải? - Ảnh 1.

Không phải ai cũng cảm thấy dễ dàng khi tập bơi sải - Ảnh: ISTOCK

Trọn bộ động tác bơi sải với tôi là gồm 6 động tác: ôm nước - kéo nước - đẩy nước - rút chỏ - đưa tay về trước - đưa tay vào nước.

Thật ra có thể HLV của bạn hoặc kiến thức bạn được học sẽ khác với 6 động tác này, vì trên đời có rất nhiều phong cách sư phạm bơi khác nhau. Có người sẽ gộp 3 động tác sau lại thành 1 động tác gọi là kéo tay về, hoặc khác nữa.

Do phong cách ngay từ đầu tôi chọn đã là bơi kỹ thuật, do đó tôi sẽ chia nhỏ các động tác của bơi sải ra. Và đương nhiên đã gò kỹ thuật thì sẽ học lâu hơn học gộp.

Có nhiều người sẽ gặp trường hợp là bơi không đi, dù làm hết các bước rồi, nhưng không tiến lên được, hoặc chậm lắm.

Thường vấn đề của mọi người gặp khi học bơi sải là bộ 3 động tác đầu tiên: ôm - kéo - đẩy. Đây là 3 động tác mà tay chúng ta thao tác ở dưới nước.

Theo quan điểm của tôi, bộ 3 động tác này chiếm 70% mức độ quan trọng. Tức là nếu như mọi người học bơi cho khỏe, chỉ cần bơi được thôi, không cần bơi quá dài, không có nhu cầu "vượt trội" thì học nhiêu đây là ổn rồi.

Nhưng mấu chốt của việc bơi đẹp hay không đẹp lại nằm ở 3 động tác sau, là 3 động tác trên mặt nước: rút chỏ - đưa tay về trước - đưa tay vào nước. Ngoài việc bơi đẹp ra, còn giúp vai, tay mình đỡ mỏi và có thể bơi được dài hơn, lâu hơn.

Tôi từng chia sẻ là có 2 dạng tăng tốc độ: một là chú trọng lực tay, hai là tần số. Tôi chú trọng lực tay chứ không cần quạt thật nhanh, thật nhiều.

Khi tần số không quá cao, 3 động tác sau mới dễ gò được, và bơi đẹp. Còn nếu phong cách người bơi đã chọn là đẩy tốc độ bằng tần số, họ không thể dành thời gian cho 3 động tác sau.

Tôi cũng đặt cho học viên của mình những "luật" riêng: ở vài trăm mét đầu tiên thì vừa bơi phải vừa đọc "thần chú" ôm - kéo - đẩy, không được quạt tay quá nhanh.

Vì sao gặp khó khi tập bơi sải? - Ảnh 3.

Kình ngư Lâm Quang Nhật giờ là VĐV ba môn phối hợp (bơi, đạp xe, chạy bộ) - Ảnh: FBNV

Chẳng ai đánh giá mình bơi xấu hay bơi đẹp, nhưng đây là chiến lược mà tôi luôn tin tưởng áp dụng cho học viên người lớn phong trào để bơi được dài.

Trong công tác huấn luyện, tôi cũng thường chú trọng 3 động tác đầu tiên trước là ôm - kéo - đẩy dưới nước.

Học 70% quan trọng nhất trước, làm tốt 70% đó rồi gò tới 30% còn lại. Tôi nghĩ trong 5 yếu tố thể chất (sức mạnh, sức nhanh, sức bền, độ dẻo và phối hợp vận động) thì phối hợp vận động là yếu tố mà phần đông người Việt Nam mình yếu nhất. Nên nghe 3 động tác nghĩ ít thế thôi, chứ ghép vào với đầu, lưng, chân là rất khó.

Đối với nhiều người, bơi là bộ môn rất đơn giản, học 3-4 buổi là bơi được. Nhưng cho dù là cựu vô địch bơi châu Á lứa tuổi, hay cựu vô địch Đông Nam Á, thì với tôi, bơi lội vẫn là bộ môn đầy kỹ thuật và yêu cầu tập luyện cao.

Nếu bản thân mình yêu thích, đam mê bơi lội, thì phải dành sự nghiêm túc, tôn trọng khi tập luyện nó. Bắt đầu từ việc làm đúng những động tác cơ bản nhất khi bơi.

Lâm Quang Nhật sinh năm 1997, từng giành 2 HCV và 1 HCB SEA Games ở nội dung bơi tự do 1.500m nam. Năm 2019, Nhật chuyển sang thi đấu 3 môn phối hợp (bơi, đạp xe, chạy bộ) và hiện là VĐV số 1 của Việt Nam ở bộ môn còn khá mới mẻ này.

Gần đây nhất, Lâm Quang Nhật lập được kỷ lục khi tham dự Giải bơi biển quốc tế OCEANMAN Cam Ranh Việt Nam 2024.

Bơi sải để tay chữ S hay chữ L?

Cựu kình ngư từng hai lần vô địch SEA Games, nay là VĐV 3 môn phối hợp Lâm Quang Nhật chia sẻ thú vị về động tác tay chính xác khi bơi sải.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bùi Trường Sinh ‘knockout’ cao thủ Campuchia

Đòn gối bay knockout của võ sĩ Bùi Trường Sinh trước cao thủ môn Kun Bokato là Athchey Chanreach đã khép lại Gods of Martial Arts 05 - Thần võ Việt Nam 05 vào tối 23-5.

Bùi Trường Sinh ‘knockout’ cao thủ Campuchia

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Vì sao 'một số môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45' nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, tranh luận từ độc giả.

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Đại kiện tướng Lê Tuấn Minh giành chức vô địch Freestyle Chess

Đại kiện tướng Lê Tuấn Minh đã xuất sắc giành chiến thắng tại giải Freestyle Friday vào tối 23-5.

Đại kiện tướng Lê Tuấn Minh giành chức vô địch Freestyle Chess

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Tập luyện thể dục thể thao được xem là cách thức rất tốt để giúp cơ thể chống chọi với dịch bệnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang quay trở lại.

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Diện mạo mới của tuyển Việt Nam trước trận gặp Malaysia

HLV Kim Sang Sik đã triệu tập 23 cầu thủ cho tuyển Việt Nam chuẩn bị cho trận gặp chủ nhà Malaysia ở lượt trận thứ hai bảng F vòng loại cuối Asian Cup 2027 vào ngày 10-6 tới.

Diện mạo mới của tuyển Việt Nam trước trận gặp Malaysia

Man United đối mặt mùa hè ảm đạm

Một ngày sau thất bại ở trận chung kết Europa League, Man United bắt đầu hứng chịu những làn sóng dữ trong nội bộ đội bóng.

Man United đối mặt mùa hè ảm đạm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar