04/08/2021 11:24 GMT+7

Vì sao Đức điều tàu chiến đến châu Á?

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Đại sứ quán Đức tại Việt Nam khẳng định Berlin muốn đóng góp vào việc định hình và duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ khi triển khai khinh hạm Bayern đến châu Á. Con tàu sẽ ghé thăm nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Vì sao Đức điều tàu chiến đến châu Á? - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas thăm khinh hạm Bayern trước giờ khởi hành - Ảnh: ĐẠI SỨ QUÁN ĐỨC TẠI VIỆT NAM

"Mục tiêu trọng tâm là tăng cường hợp tác an ninh với các đối tác trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", Đại sứ quán Đức nêu quan điểm trong thông cáo ngày 4-8.

Hôm 2-8, khinh hạm Bayern của Đức đã khởi hành sang Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong hành trình "huấn luyện và tăng cường hiện diện" kéo dài nửa năm với nhiều hoạt động.

"Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là nơi quyết định trật tự quốc tế của tương lai. Chúng tôi mong muốn đảm nhận trách nhiệm và đóng góp vào quá trình định hình, duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

Cùng với các đối tác của mình, chúng tôi sẽ nỗ lực thúc đẩy việc tuân thủ luật pháp quốc tế và tăng cường an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nhấn mạnh trong phát biểu khi ông đến tiễn khinh hạm Bayern.

Với mục tiêu như vậy, khinh hạm Bayern sẽ tham gia giám sát việc thi hành các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc (LHQ) đối với Triều Tiên, ngăn chặn các hành động lách trừng phạt như chuyển hàng hóa giữa các tàu trên các vùng biển quốc tế.

"Khinh hạm cũng sẽ đi qua Biển Đông. Nước Đức thường xuyên nhấn mạnh ý nghĩa của Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS), một khung pháp lý bao trùm và có hiệu lực quốc tế, đặc biệt là quyền tự do hàng hải tại các vùng biển quốc tế được đảm bảo trong UNCLOS cũng như các cơ chế giải quyết tranh chấp mang tính bắt buộc được quy định trong đó", Đại sứ quán Đức khẳng định.

Vì sao Đức điều tàu chiến đến châu Á? - Ảnh 2.

Các điểm dừng chân và ghé thăm của khinh hạm Bayern trong đợt triển khai đến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương - Ảnh: BỘ QUỐC PHÒNG ĐỨC

Tàu Bayern cũng sẽ tham gia sứ mệnh "Người gác biển" (Sea Guardian) của NATO nhằm tăng cường an ninh hàng hải khu vực Địa Trung Hải, hỗ trợ Chiến dịch "Atalanta" của EU nhằm chống cướp biển tại khu vực Sừng châu Phi.

Hải trình được Bộ Quốc phòng Đức công bố ngày 2-8 cho thấy sau khi vượt kênh đào Suez, tàu Bayern sẽ ghé Djibouti, Pakistan và Diego Garcia trước khi đến Úc.

Từ Úc, chiến hạm này sẽ băng qua các vùng biển nằm giữa các đảo của Indonesia để tiến lên phía bắc, ghé đảo Guam của Mỹ và cập cảng Nhật Bản.

Sau Nhật Bản, tàu chiến Đức sẽ thăm Hàn Quốc, di chuyển trên biển Hoa Đông và có kế hoạch ghé Thượng Hải của Trung Quốc (nếu được chấp thuận).

Trên hành trình về nước, khinh hạm Bayern sẽ tiến vào Biển Đông, ghé thăm Việt Nam và Singapore dự kiến trong tháng 12.

Đợt triển khai lần này đánh dấu sự trở lại Biển Đông của một tàu chiến Đức sau gần 20 năm vắng bóng.

Theo nhận xét của một nhà quan sát quân sự, hải trình lần này cho thấy Berlin tập trung chủ yếu vào vùng biển Hoa Đông.

Chuyến đi lần này cũng phù hợp trong bối cảnh Đức đã thông qua chiến lược Định hướng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào tháng 9-2020 nhằm tăng cường hiện diện tại khu vực.

Khinh hạm Bayern thuộc lớp Brandenburg, được biên chế cho hải quân Đức năm 1996. Con tàu dài gần 140m, lượng choán nước đầy tải gần 4.500 tấn, được trang bị các vũ khí chống tàu chiến mặt nước và tàu ngầm. Trong đợt triển khai lần này đến châu Á, thủy thủ đoàn của khinh hạm Bayern gồm 230 người.

Bắc Kinh đòi Đức làm rõ động cơ đưa tàu chiến qua Biển Đông

TTO - Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo sẽ không cho khinh hạm Bayern của Đức ghé cảng Thượng Hải nếu nước này không làm rõ các ý định liên quan đến việc đưa tàu chiến đi qua Biển Đông.

DUY LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dư luận Hàn Quốc xấu hổ vì hành vi kém văn minh của du khách nước mình

Gần đây, tại các nước như Thái Lan và Việt Nam, một số người Hàn Quốc đã có hành vi thiếu chuẩn mực như đánh nhau tập thể hay hành hung người bản địa, khiến dư luận chỉ trích gay gắt.

Dư luận Hàn Quốc xấu hổ vì hành vi kém văn minh của du khách nước mình

Ông Trump: Anh sẽ chiến đấu vì Mỹ nếu có chiến tranh, đặt dấu hỏi với EU và NATO

Tổng thống Trump tự tin nước Anh sẽ chiến đấu để bảo vệ Mỹ nếu xảy ra chiến tranh, nhưng hoài nghi các nước EU và NATO sẽ làm điều tương tự, viện dẫn đây là lý do ông cân nhắc áp thuế 30% hàng hóa châu Âu.

Ông Trump: Anh sẽ chiến đấu vì Mỹ nếu có chiến tranh, đặt dấu hỏi với EU và NATO

Thủ tướng Ukraine đệ đơn từ chức, chuẩn bị cải tổ nội các quy mô lớn

Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal ngày 15-7 tuyên bố đã đệ đơn từ chức, mở đường cho cuộc cải tổ nội các lớn chưa từng có của quốc gia này kể từ khi xung đột với Nga nổ ra vào tháng 2-2022.

Thủ tướng Ukraine đệ đơn từ chức, chuẩn bị cải tổ nội các quy mô lớn

Châu Âu tranh cãi gay gắt về biện pháp trừng phạt Israel vì chiến sự Gaza

Liên quan đến xung đột Gaza, các nước EU vẫn đang loay hoay tìm kiếm sự đồng thuận tập thể, khi nội bộ khối tiếp tục chia rẽ sâu sắc về các biện pháp trừng phạt Israel.

Châu Âu tranh cãi gay gắt về biện pháp trừng phạt Israel vì chiến sự Gaza

Thượng tướng Nguyễn Văn Hiền tiếp Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Thái Lan

Ngày 15-7, Thượng tướng Nguyễn Văn Hiền, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã có buổi tiếp Đô đốc Jirapol Wongwit, tư lệnh Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Thượng tướng Nguyễn Văn Hiền tiếp Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Thái Lan

Nhật Bản lo ngại an ninh bị đe dọa khi Trung Quốc tăng áp lực quân sự

Nhật Bản cảnh báo các hoạt động quân sự ngày càng leo thang của Trung Quốc đang tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng chưa từng có đối với an ninh quốc gia, buộc họ phải tăng chi tiêu quốc phòng và củng cố liên minh với Mỹ.

Nhật Bản lo ngại an ninh bị đe dọa khi Trung Quốc tăng áp lực quân sự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar