07/11/2020 09:10 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vì sao cử tri tin ông Biden?

TÔ HOÀNG  (ĐH Syracuse, Mỹ)
TÔ HOÀNG (ĐH Syracuse, Mỹ)

TTO - Diễn biến bầu cử trong ngày 6-11 cho thấy ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ Joe Biden đang tiến gần Nhà Trắng.

Vì sao cử tri tin ông Biden? - Ảnh 1.

Một phụ nữ mang khẩu hiệu ủng hộ Biden-Harris tại sự kiện vận động của ông Biden ở Philadelphia, bang Pennsylvania ngày 1-11-2020 - Ảnh: Reuters

Nếu đắc cử, thắng lợi của ông Biden không chỉ đơn thuần do ông tự tạo ra mà còn do chính Tổng thống Trump đã tự đánh mất đi những lợi thế của mình. Nhưng hơn hết, nếu thời cơ của năm 2016 đã đưa ông Trump vào Nhà Trắng thì thời thế của nước Mỹ năm 2020 đã mở đường cho ông Biden hiện thực hóa được giấc mơ của mình.

Thứ nhất, với những khẩu hiệu đầy chất dân túy, biết đáp ứng những mong muốn cũng như đánh vào nỗi sợ hãi của cử tri, ông Trump đã tranh thủ đánh bại tất cả các đối thủ Cộng hòa cũng như Dân chủ để trở thành tổng thống Mỹ 4 năm trước.

Nhưng dù đạt được những thành tựu đáng kể trong 4 năm nắm quyền, đặc biệt là về kinh tế, nhiều cử tri Mỹ đã không còn hào hứng với những khẩu hiệu và hành động "Nước Mỹ trên hết" hay "Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại". 

Những gì mà ông Trump đã làm được chưa đáp ứng được những kỳ vọng của cử tri và còn xa với những gì mà ông đã cam kết. Nhiều cử tri đã bỏ phiếu cho ông năm 2016, đặc biệt tại nhiều bang chiến trường, nay đã quay lại bỏ phiếu cho ông Biden trong cuộc bầu cử năm 2020.

Dù rằng trong hơn 47 năm làm chính trị, ông Biden không thực sự để lại nhiều dấu ấn đặc biệt, nhưng thông điệp đưa nước Mỹ trở lại "bình thường" mà ông đưa ra trong các cuộc vận động tranh cử cũng đủ để thuyết phục nhiều cử tri.

Với họ, giai đoạn 4 năm của Tổng thống Trump dù có nhiều kết quả nhưng cũng lại đánh dấu bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế, y tế, sắc tộc... và đặc biệt làm một nước Mỹ bị chia rẽ rõ rệt và đặt ra nhiều thách thức với nền dân chủ Mỹ.

Hai là từ góc độ phong cách của một chính trị gia, giữa ông Biden và ông Trump là một sự tương phản rõ rệt. Trái ngược với một Tổng thống Trump quyết liệt, phá cách, thậm chí có những lúc cực đoan, các cử tri nhìn thấy ở ông Biden một người lãnh đạo ôn hòa, kinh nghiệm và nhất là có sự chừng mực nhất định.

Nhiều cử tri thích sự quyết đoán, bầu nhiệt huyết của Trump, tuy nhiên những phát biểu và hành động gây tranh cãi của ông dù có thể làm hài lòng một bộ phận cử tri nhưng lại làm nhiều người e dè, hoài nghi về sự chính trực cần có trên vị trí người lãnh đạo đất nước. 

Dù có thể không hoàn toàn ủng hộ ông Biden nhưng họ lại mong muốn một sự ổn định và hàn gắn mà ông Biden cam kết mang lại. Vì vậy đã có không ít chính trị gia cũng như cử tri của Đảng Cộng hòa đã đi ngược lại, bỏ phiếu cho ông Biden lần này.

Bên cạnh đó, khác với bà Clinton bị coi là tầng lớp "trên", không có sự gắn kết với những người lao động bình dân vốn chiếm đa số trong xã hội, ông Biden với xuất thân và gia cảnh của mình, cũng như với phong cách gần gũi, thân thiện hơn đã giúp ông kết nối được với một bộ phận lớn cử tri, nhất là tại các bang có nhiều cử tri thuộc tầng lớp lao động, phần nào lấy đi những thế mạnh của ông Trump tại các bang này.

Cuối cùng, không thể không nhắc đến cuộc khủng hoảng COVID-19 chính là chất xúc tác để đảm bảo thắng lợi cho ông Biden. Bước vào cuộc đua đầu năm 2020, thậm chí có những lúc tỉ lệ ủng hộ thấp hơn so với Tổng thống Trump, ít người lúc đó dám nghĩ đến một chiến thắng cho ông Biden trước một tổng thống đương nhiệm có nhiều lợi thế và một nền kinh tế đang tăng trưởng ổn định.

Nhưng đại dịch COVID-19 bùng nổ đã đẩy nước Mỹ vào cuộc khủng hoảng kép cả về kinh tế và sức khỏe. Và cho dù chưa đưa ra một chiến lược đầy thuyết phục để đưa nước Mỹ ra khỏi khủng hoảng nhưng những phát ngôn và cách hành xử dựa trên cơ sở khoa học của ông Biden, từ việc đeo khẩu trang cho đến không tổ chức những cuộc vận động đông người, đã ít nhiều tạo cho một bộ phận cử tri sự tin cậy nhất định.

Cũng như bất kỳ một quốc gia nào khác, trong lúc đất nước đang lâm vào khủng hoảng, người dân sẽ có xu hướng tìm kiếm một người lãnh đạo ổn định, có kinh nghiệm, người mà họ cho rằng là sự lựa chọn tốt nhất để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng. Với những lúng túng trong chính sách đối phó với COVID-19 trong gần 1 năm qua, ông Trump đã tự đánh mất đi cơ hội chứng tỏ bản lĩnh lãnh đạo trong khủng hoảng của mình.

Khác với những lần tranh cử trước, lần này ông Biden đã xuất hiện vào đúng thời điểm các cử tri Mỹ đang tìm kiếm một người có thể đưa đất nước ra khỏi thời thế khó khăn của năm 2020 đầy dông bão.

73,5 triệu

Tính đến 21h ngày 6-11 (giờ Việt Nam), bộ đếm của Hãng tin AP cho biết ông Joe Biden đã nhận 73.523.425 phiếu phổ thông, qua đó trở thành ứng viên tổng thống có phiếu bầu cao nhất lịch sử nước Mỹ. Trước đây kỷ lục cũ thuộc về tổng thống Barack Obama với 69.498.516 phiếu.

Twitter cảnh báo: Chưa nên gọi ông Biden là ‘tổng thống đắc cử’

TTO - Mạng xã hội Twitter ngày 6-11 gắn nhãn cảnh báo với những tweet gọi ông Joe Biden là “tổng thống đắc cử” trong khi việc kiểm phiếu vẫn còn đang tiếp tục tại một số bang của Mỹ.

TÔ HOÀNG (ĐH Syracuse, Mỹ)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Chuyến công du của Thủ tướng sẽ đề ra biện pháp cụ thể để triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Malaysia - Việt Nam.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận nước này và Ukraine vừa trao đổi 270 binh sĩ và 120 dân thường mỗi bên.

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Nông dân Hàn Quốc đang vật lộn với tình trạng thiếu nhân công nghiêm trọng, đặc biệt khi chính phủ tăng cường kiểm soát lao động nhập cư bất hợp pháp.

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thị trường ngay lập tức chao đảo sau khi ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa đến từ Liên minh châu Âu (EU), và 25% với iPhone bán ra ở Mỹ nhưng không sản xuất nội địa.

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm chính thức Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur từ ngày 24 đến 28-5.

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar