11/01/2025 08:06 GMT+7

Vì sao có người ăn cay cực 'siêu', người không biết ăn?

Các nhà khoa học đã dành nhiều thời gian để lý giải bí mật đằng sau khả năng ăn cay của con người.

Vì sao có người ăn cay cực 'siêu', người không biết ăn?  - Ảnh 1.

Li Yongzhi, đến từ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, gây kinh ngạc với khả năng ăn cay của mình - Ảnh: Imaginechina/Splash News

Bài viết mới đây trên tạp chí Varsity của Đại học Cambridge chia sẻ nhiều thông tin thú vị về khả năng ăn cay của con người.

Trước hết hãy cùng tìm hiểu điều gì khiến thức ăn "cay". Các cảm giác cay khác nhau như bỏng rát, tê tái, sắc nhọn, ấm nóng... thực chất đến từ những nguồn và hóa chất khác nhau.

Ví dụ, ớt chứa capsaicin tạo cảm giác bỏng rát, trong khi hydroxy-alpha sanshool trong hạt tiêu Tứ Xuyên gây cảm giác tê.

Mỗi hóa chất này tác động lên các thụ thể protein khác nhau trong dây thần kinh ở lưỡi, gây ra cảm giác đau khác nhau cùng với những đặc điểm hấp dẫn như tiết nước bọt, chảy mũi và rơi nước mắt.

Nhưng vì sao có những người ăn cay giỏi và những người ăn cay rất dở? Hãy xét đến trường hợp của ớt và capsaicin, bạn có thể sẽ tìm được một số nguyên do.

Trước hết, các nhà khoa học quy trách nhiệm cho gen.

Cụ thể, capsaicin tác động đến thụ thể TRPV1 trên các tế bào thần kinh cảm nhận đau. Những khác biệt nhỏ trong gen (gọi là đột biến) giữa các cá nhân có thể làm thay đổi độ nhạy của thụ thể này với capsaicin.

Capsaicin gắn vào một phần cụ thể của thụ thể TRPV1 để kích hoạt dây thần kinh. Một thay đổi ở axit amin trong khu vực này có thể giảm độ nhạy cảm, tức là cần nồng độ capsaicin thấp hơn để tạo ra phản ứng.

Theo nghiên cứu của Outi Törnwall từ khoa khoa học thực phẩm và môi trường, Đại học Helsinki (Phần Lan), di truyền có thể giải thích từ 15-58% sự khác biệt trong mức độ thích thú với thực phẩm cay. 42-85% còn lại phụ thuộc vào các yếu tố khác.

Nguyên nhân tiếp theo là văn hóa. Một nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) đã khám phá cách văn hóa và chuẩn mực xã hội ảnh hưởng đến khả năng chịu cay.

Vì sao có người ăn cay cực 'siêu', người không biết ăn?  - Ảnh 3.

Những trái ớt có độ cay "khủng" ở làng Zapotec (Mexico) - Ảnh: GRC

Nghiên cứu này tiến hành phỏng vấn và quan sát 125 người tại một ngôi làng Zapotec truyền thống ở Mexico, nơi tất cả người dân từ 6 tuổi trở lên đều ăn ba bữa mỗi ngày với ớt.

Cùng lúc, 56 người Mỹ - nơi trung bình mỗi tuần chỉ ăn cay 2,62 lần - cũng được khảo sát tương tự.

Kết quả cho thấy tất cả những người tham gia đều cảm nhận cảm giác bỏng rát như nhau.

Tuy nhiên, những người thường xuyên ăn ớt lại thích cảm giác cay hơn. Họ hình thành mối liên hệ chặt chẽ hơn giữa cảm giác đau và khoái cảm, gọi là "sự chuyển đổi hedonistic".

Trong nhiều nền văn hóa, việc ăn ớt còn được coi là biểu tượng của sức mạnh, sự gan dạ và tính cách nam tính.

Tuổi tác và kinh nghiệm cũng đóng vai trò lớn trong khả năng chịu cay.

Thông thường, người trẻ thường cảm thấy thức ăn cay hơn do độ nhạy cảm giác cao. Ngược lại, người lớn tuổi ăn cay lâu năm có thể ít nhạy cảm với capsaicin hơn do sự mất đi các thụ thể đau sau khi tiếp xúc lâu dài.

Ngoài ra, những người ăn cay thường xuyên cũng quen với cảm giác này nhờ cơ chế giảm nhạy cảm của thụ thể.

Việc tiếp xúc lâu dài với capsaicin khiến các thụ thể TRPV1 giảm hiệu quả, thậm chí bị thoái hóa, dẫn đến ít thụ thể hơn và giảm độ nhạy cảm.

Vì sao có người ăn cay cực 'siêu', người không biết ăn?  - Ảnh 4.

Vị cay không được xếp vào các vị giác cơ bản như ngọt, mặn, chua, đắng và umami - Ảnh: MELINDA'S FOOD

Ăn cay nhiều lợi nhưng cần chừng mực

Mặc dù chúng ta thường coi vị cay như một trong các vị của thực phẩm, thực tế theo BBC, vị cay không được xếp vào các vị giác cơ bản như ngọt, mặn, chua, đắng và umami.

Thay vào đó, cảm giác cay là phản ứng của các thụ thể đau trong miệng đối với capsaicin, hợp chất có trong ớt.

Khi capsaicin kích thích các thụ thể này, não bộ nhận tín hiệu tương tự như khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, dẫn đến cảm giác bỏng rát.

Ngoài việc tạo cảm giác kích thích vị giác, ăn cay còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Capsaicin trong ớt có khả năng tăng cường quá trình lưu thông máu, hỗ trợ giảm cân, bảo vệ tim mạch và cải thiện làn da.

Tuy nhiên, việc tiêu thụ đồ cay cần được điều chỉnh phù hợp để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Điều thú vị là không phải loài động vật nào cũng cảm nhận được vị cay.

Chẳng hạn, loài chim không bị ảnh hưởng bởi capsaicin và có thể ăn ớt mà không cảm thấy cay. Khả năng này giúp chúng phát tán hạt ớt qua phân, hỗ trợ sự sinh sản và lan rộng của cây ớt trong tự nhiên.

Khoa học: Ăn cay có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ

TTO - Theo một nghiên cứu khoa học mới đây, ăn quá nhiều ớt có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ. Đây hẳn là tin không vui với những người thích ăn cay.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hai tiêu bản xương voi được trưng bày ở Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An như một thông điệp kêu gọi người dân cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã.

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Tỉ phú Elon Musk tuyên bố chip Blindsight sẽ được cấy ghép trên người mù hoàn toàn vào cuối năm 2025, mở ra hy vọng khôi phục thị lực.

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar