11/12/2017 11:06 GMT+7

Vì sao cá chết thường nằm ngửa?

TRỌNG NHÂN (Nguồn tham khảo: Business Insider, Livescience)
TRỌNG NHÂN (Nguồn tham khảo: Business Insider, Livescience)

TTO - Bạn có từng nuôi cá và trải qua cảm giác một sáng thức dậy bàng hoàng nhìn thấy chú cá thân yêu của mình “bơi ngửa” trong hồ?

Vì sao cá chết thường nằm ngửa? - Ảnh 1.

Khi bong bóng còn khí, cá chết thường nổi ngửa lên trên mặt nước - Ảnh: Getty Images

Đa số loài cá duy trì trạng thái nổi trong môi trường nước nhờ một cơ quan gọi là bong bóng cá - giúp động vật có thể thay đổi tỉ trọng và khả năng nổi của mình.

Cơ quan này có ở hầu hết loài cá. Nó có hình dạng như một chiếc túi chứa không khí với mức độ từ rỗng đến căng đầy tùy vào lượng khí nó nhận được thông qua mang cá.

Cụ thể, nước mang theo oxy đi vào đường miệng rồi được đẩy qua mang. Ở đây diễn ra quá trình trao đổi khí: nhận oxy và thải cacbonic. Hồng cầu đảm nhiệm nhiệm vụ mang oxy đi nuôi cơ thể nhưng để lại một lượng oxy trong bong bóng cá.

Do đa phần cơ thể có khối lượng riêng trung bình nặng hơn nước, cá phải có cơ chế bù lại sai biệt này nếu không sẽ chìm xuống do lực đẩy Archimedes yếu hơn không thể cân bằng trọng lực.

Bong bóng cá giống như thiết bị cân bằng độ nổi trong các máy lặn ngày nay. Khi áp suất khí bên trong giảm, bong bóng nhỏ lại, thể tích giảm và lực đẩy Archimedes giảm giúp cá lặn sâu hơn.

Ngược lại, áp suất tăng khiến bong bóng nở ra, thể tích tăng và lực đẩy Archimedes tăng giúp cá nổi lên.

Nhờ đó, cá có thể điều chỉnh cơ thể lơ lửng ở một độ sâu nhất định mà gần như không cần phải bơi.

Vì sao cá chết thường nằm ngửa? - Ảnh 2.

Một số bộ phận bên trong cá - Ảnh minh họa

Trong tác phẩm Nguồn gốc các loài nổi tiếng, Charles Darwin nhận định bong bóng cá có vai trò tương đương với phổi ở các động vật trên cạn.

Mặc dù bong bóng cá là bộ phận quan trọng giúp cá có thể nổi hoặc chìm hoặc lơ lửng trong nước mà không tốn nhiều năng lượng, cơ quan này lại là nguyên nhân khiến cá không thể “đứng vững” mà thường hơi nghiêng và có thể lật ngửa bất cứ lúc nào.

Lý do là vì bong bóng cá gần như nằm hoàn toàn ở trọng tâm cơ thể nhưng chếch xuống phía bên dưới, gần với dạ dày.

Điều đó làm cho con cá luôn trong tình trạng hơi nghiêng và sẵn sàng “bơi ngửa”. Cũng vì thế, chúng ta hay nhìn thấy cá phe phẩy đôi vây ngay khi không di chuyển hoặc đã thăng bằng trong nước.

Khi cá bị bệnh hoặc bị thương, chúng cũng có thể bơi nghiêng hay bơi ngửa cũng vì chúng mất khả năng duy trì cân bằng trong nước và có xu hướng muốn nổi lên bề mặt.

Khi cá chết, chúng mất hoàn toàn khả năng cân bằng và lượng khí còn trong bong bóng cá làm chúng nổi lên trên bề mặt.

Đồng thời, hầu hết các bộ phận của cá gồm xương và cơ thường tập trung ở phần lưng, do đó khi nổi lên, cá thường lật ngược mình lại do sức nặng của những bộ phận này.

Tuy nhiên, không phải cá chết là phải nổi ngửa. Trong trường hợp một con cá chết khi trong bong bóng không còn chút không khí nào, đương nhiên cá sẽ bị chìm xuống và phân hủy như bình thường.

Quá trình phân hủy sẽ tạo ra một lượng khí bên trong con cá, và khi đủ khí, cá sẽ nổi lên bề mặt, thường với tư thế nằm ngang.

TRỌNG NHÂN (Nguồn tham khảo: Business Insider, Livescience)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Các nhà thiên văn học vừa chứng kiến một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: Một vụ va chạm dữ dội giữa hai thiên hà, trong đó một thiên hà phóng bức xạ mạnh xuyên qua thiên hà còn lại.

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Với hơn 1.000 tài khoản đăng ký tham gia, cuộc thi được kỳ vọng sẽ kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới của TP.HCM.

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar