12/01/2024 09:27 GMT+7

Vi rút hợp bào hô hấp lây qua hôn, cẩn trọng khi muốn 'thơm' trẻ nhỏ

Vi rút hợp bào hô hấp (RSV) nổi tiếng là loại vi rút hàng đầu gây bệnh đường hô hấp dưới ở trẻ, chúng cũng gây bệnh nặng ở người lớn tuổi, có bệnh tim, phổi, suy giảm miễn dịch.

Vi rút hợp bào hô hấp lây qua hôn, cẩn trọng khi muốn 'thơm' trẻ nhỏ- Ảnh 1.

RSV có thể xâm nhập vào tủy sống thông qua các dây thần kinh ngoại biên mặc dù không có khả năng xâm nhập trực tiếp vào các tế bào thần kinh cột sống.

Nếu có cơ thể khỏe mạnh, miễn dịch tốt, bệnh sẽ diễn tiến nhẹ như một đợt cảm cúm thông thường như hắt hơi, sổ mũi, sốt, ho trong 1-2 tuần là hết. Nếu diễn tiến nặng có thể gây viêm tiểu phế quản, viêm phổi.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 8-19 tháng tuổi, trẻ sinh non, có bệnh phổi sẵn, bệnh xơ nang, người lớn tuổi có bệnh tim phổi là những đối tượng dễ diễn tiến nặng khi nhiễm vi rút hô hấp hợp bào. Việc nhiễm chủng vi rút này không bảo vệ cơ thể tái nhiễm, nghĩa là nhiễm lần 1 có thể nhiễm lần 2, lần 3...

Có thể xâm nhập thần kinh, gây viêm và tổn thương

Trong khi chúng ta vẫn đang đau đầu về bệnh phổi do RSV thì mới đây, các nhà nghiên cứu của Đại học Tulane, Hoa Kỳ đã chứng minh rằng vi rút RSV có thể xâm nhập vào tế bào thần kinh, gây viêm và tổn thương thần kinh.

Trong nghiên cứu này, người ta nhận thấy rằng với mức độ nhiễm RSV thấp, các dây thần kinh trở nên phản ứng thái quá với kích thích. Ở mức độ cao hơn, họ quan sát thấy sự thoái hóa dần dần của dây thần kinh và tăng độc tính thần kinh do tình trạng viêm quá mức.

Tiến sĩ Giovanni Piedimonte, phó chủ tịch nghiên cứu và giáo sư nhi khoa, hóa sinh và sinh học phân tử của Đại học Tulane, đưa ra giả thuyết bằng cách sử dụng các dây thần kinh ngoại biên để đi vào tủy sống, RSV có thể vượt qua hàng rào máu não, xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương và lây nhiễm vào não.

Điều này vẫn đang được nghiên cứu và nếu nó được chứng minh là đúng, nó sẽ mở ra cánh cửa rất mới về RSV, giúp chúng ta hiểu hơn về RSV để kiểm soát.

40% trẻ dưới 2 tuổi dương tính với RSV có biểu hiện bệnh não cấp tính, tổn thương não có thể dẫn đến lú lẫn, mất trí nhớ hoặc khó khăn về nhận thức. Những trẻ từng nhiễm RSV có khả năng bị hen suyễn cao hơn những trẻ khác.

Những người lớn tuổi mắc bệnh tim phổi, như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khi nhiễm RSV cũng có nguy cơ bị viêm phổi nặng, dẫn đến tử vong. Nhìn chung, nghiên cứu này cho thấy nhiễm RSV có thể gây ra những tác hại lâu dài tiềm tàng mà chúng ta chưa thật biết một cách đầy đủ.

Trước đây, việc phòng ngừa RSV vẫn là tránh hôn trẻ, rửa tay, tránh khói thuốc lá và sử dụng kháng thể đơn dòng cho những đối tượng có nguy cơ cao diễn tiến nặng khi nhiễm vi rút hô hấp hợp bào (chứ không sử dụng thường quy cho tất cả mọi người). Thuốc kháng vi rút để điều trị sau khi nhiễm cũng hiệu quả rất hạn chế (ít có tác dụng).

Hiện chưa có vắc xin ngừa RSV cho trẻ em - Ảnh minh họa

Hiện chưa có vắc xin ngừa RSV cho trẻ em - Ảnh minh họa

Mới có vắc xin phòng bệnh cho người từ 60 tuổi

Tháng 5-2023, Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt sử dụng vắc xin Arexvy để ngừa RSV cho người từ 60 tuổi trở lên. Sau khi đã qua rất nhiều nghiên cứu, Arexvy được chứng minh là có lợi, giảm nguy cơ nhiễm RSV và giảm độ nặng của bệnh do nhiễm.

Các tác dụng phụ phổ biến nhất ở những người dùng Arexvy là đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu và cứng/đau khớp.

Tác dụng phụ hiếm khác đang được xác định là rối loạn nhịp tim, viêm não tủy lan tỏa cấp tính và hội chứng Guillain-Barré (một chứng rối loạn hiếm gặp trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể làm tổn thương các tế bào thần kinh, gây yếu cơ và đôi khi bị tê liệt).

Hiện vắc xin này vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu về tác dụng phụ và thời gian tối đa có thể ngừa được RSV sau khi tung ra thị trường.

Hy vọng vắc xin này sẽ duy trì hiệu quả tốt và sớm có loại dành cho trẻ em và phụ nữ mang thai, giúp vơi bớt đi nỗi lo lắng của bậc làm cha mẹ.

Thêm nhiều loại vắc xin Chương trình tiêm chủng mở rộng về đến TP.HCM

Sau đợt cấp vắc xin 5 trong 1, TP.HCM vừa nhận thêm hàng trăm ngàn liều các loại vắc xin khác trong Chương trình tiêm chủng mở rộng sau thời gian vắng bóng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xe khách chở 24 người hành hương va chạm xe tải, nhiều người nhập viện

Trên lộ trình hành hương, một xe du lịch chở 24 người đi từ TP.HCM đến Bảo Lộc đã xảy ra va chạm với xe tải, khiến nhiều người nhập viện nguy kịch.

Xe khách chở 24 người hành hương va chạm xe tải, nhiều người nhập viện

Nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế chỉ đạo lắp camera giám sát, tập huấn kỹ năng giao tiếp

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước về việc tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

Nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế chỉ đạo lắp camera giám sát, tập huấn kỹ năng giao tiếp

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch công suất hàng đầu Liên bang Nga

Ngày 11-5, tại tỉnh Kaluga, Liên bang Nga, Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch quy mô lớn hàng đầu nước Nga.

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch công suất hàng đầu Liên bang Nga

Đam mê cờ bạc có phải bệnh lý tâm thần?

Hành vi đánh bạc kéo dài, mất kiểm soát, bất chấp hậu quả từ tài chính đến tinh thần có thể không chỉ là thói quen hay đam mê nhất thời, mà còn là một dạng rối loạn tâm thần được y học chính thức công nhận.

Đam mê cờ bạc có phải bệnh lý tâm thần?

Chân dung nữ bác sĩ trẻ được ông Trump đề cử vị trí Tổng y sĩ Mỹ

Việc bác sĩ Casey Means, 38 tuổi, được Tổng thống Trump đề cử vị trí quyền lực nhất ngành y tế công cộng vấp phải làn sóng phản đối từ các tổ chức y tế và truyền thông Mỹ.

Chân dung nữ bác sĩ trẻ được ông Trump đề cử vị trí Tổng y sĩ Mỹ

Bệnh não mô cầu dễ lây lan, nguy cơ xuất hiện thêm ca cộng đồng, phòng bệnh thế nào?

Các chuyên gia nhận định bệnh não mô cầu có nguy cơ cao xuất hiện thêm các ca bệnh trong cộng đồng trong thời gian tới. Với tỉ lệ tử vong của bệnh có thể từ 8 - 15% và dễ lây lan, cần làm gì phòng bệnh?

Bệnh não mô cầu dễ lây lan, nguy cơ xuất hiện thêm ca cộng đồng, phòng bệnh thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar