10/12/2020 14:33 GMT+7

Vết sẹo nhỏ xíu nhưng lại căng thẳng, mặc cảm về cơ thể mình

THÙY DƯƠNG
THÙY DƯƠNG

TTO - Dù chỉ là một nốt sẹo nhỏ xíu, hay một chiếc mụn nhỏ... cũng đã làm người bệnh căng thẳng, mặc cảm về những khiếm khuyết trên cơ thể mình. Các bác sĩ cho biết đây là một loại bệnh tâm thần.

Vết sẹo nhỏ xíu nhưng lại căng thẳng, mặc cảm về cơ thể mình - Ảnh 1.

Bệnh mặc cảm quá mức về khiếm khuyết trên cơ thể - Ảnh: Họa sĩ Hải Nam

Gần đây, anh H.T.T., 25 tuổi, ngụ ở TP.HCM, liên tục đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM chỉ vì một vết sẹo nhỏ xíu trên mặt. Anh kể với bác sĩ anh rất mặc cảm, lo lắng, thậm chí nhiều lúc thấy căng thẳng vì chiếc sẹo nhỏ này.

Một túi thuốc thoa sẹo

Lúc đầu, bác sĩ khám không muốn ghi toa thuốc cho anh nhưng thấy anh quá lo lắng nên cho thuốc để trấn an anh. Bác sĩ đã kê cho anh một loại thuốc bôi trên sẹo nhưng anh vẫn tiếp tục lo lắng. 

Dù đã được bác sĩ da liễu giới thiệu sang Bệnh viện Tâm thần để khám, nhưng anh tự cho rằng "mình không có vấn đề gì về tâm thần" nên nhất quyết không đến Bệnh viện Tâm thần khám bệnh.

Anh tiếp tục tìm đến Bệnh viện Da liễu TP.HCM khám vẫn với nỗi lo về vết sẹo này. Bác sĩ này vừa khám xong, anh lại tìm đến bác sĩ khác. 

Nỗi lo của anh về vết sẹo nhỏ xíu đã ngày càng tăng dần. Càng lo lắng anh càng đến bệnh viện khám nhiều hơn. Anh khám nhiều đến mức các bác sĩ trong khoa thẩm mỹ da Bệnh viện Da liễu TP.HCM đều biết anh. Anh có cả một cái túi để đựng các tuýp thuốc bôi sẹo sau mỗi lần khám.

Tương tự, một bệnh nhân nữ chỉ bị mụn nhẹ, nhưng cô lại muốn nhảy lầu mỗi khi có một nốt mụn nổi lên. Cô cảm giác tự ti, không muốn đi làm, không muốn giao tiếp với ai chỉ vì những nốt mụn này. Mỗi ngày, cô mất hơn ba giờ để đi mua trái cây về ăn cho da đẹp. 

Cô thường xuyên đến khám tại khoa thẩm mỹ da với than phiền về tình trạng mụn của mình. Theo các bác sĩ, bệnh nhân có ý định tự sát là biểu hiện nặng của rối loạn mặc cảm ngoại hình. Bác sĩ đã hướng dẫn bệnh nhân đi khám chuyên khoa tâm thần nhưng bệnh nhân vẫn nhất quyết không đồng ý.

Bệnh nhân sẽ tự tử khi bệnh nặng

ThS Trần Vũ Anh Đào, khoa thẩm mỹ da Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết bệnh nhân bị rối loạn mặc cảm về ngoại hình thường có những triệu chứng như thường cảm thấy lo lắng quá mức với những khiếm khuyết không đáng kể trên cơ thể. Lo lắng tới mất ăn mất ngủ, lúc nào cũng suy nghĩ về khiếm khuyết này. 

Người bệnh lo đến mức không làm việc, không học tập được, ngại giao tiếp với bên ngoài. Ngoài ra, người bệnh còn có những hành vi lặp đi lặp lại, ví dụ như sẽ đi khám rất nhiều người để xác định tình trạng bệnh "nặng" của mình. 

Người bệnh thường xuyên soi gương và so sánh với người khác về khiếm khuyết của mình, sau đó ngày càng mặc cảm.

Bác sĩ Anh Đào phân tích, những khiếm khuyết mà người bệnh lo lắng là những khiếm khuyết không đáng kể như một cái sẹo từ nhiều năm trước đó, còn nếu bệnh nhân bị mụn nhiều hay sạm da thì lo lắng là đúng. Và đó là tình trạng rối loạn lo âu.

Khi đi khám, bệnh nhân bày tỏ những khiếm khuyết trên da của họ trong khi với người bình thường sẽ thấy những khiếm khuyết này không có vấn đề gì. 

Ví dụ, bệnh nhân chỉ cho bác sĩ xem cái sẹo rất nhỏ ở tay mà bác sĩ phải nhìn rất kỹ mới thấy có vết sẹo rất nhỏ. Vết sẹo này không ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhưng bệnh nhân lại rất căng thẳng lo lắng. 

Nhiều bệnh nhân chỉ có một cái mụn nhỏ xíu nhưng luôn cảm thấy không tự tin, không muốn đi làm, không muốn giao tiếp với ai. Bệnh nhân dùng những miếng dán để che mụn khi ra ngoài. Chỉ là một vết sẹo rất nhỏ, một cái mụn nhỏ nhưng người bệnh mất ba giờ mỗi ngày chỉ để soi gương.

Bác sĩ Anh Đào nhấn mạnh, bên cạnh những bệnh nhân có các vấn đề thẩm mỹ thật sự cần để giải quyết, một số lượng không nhỏ bệnh nhân lại tỏ ra buồn rầu và mặc cảm với những khuyết điểm không đáng kể về bề ngoài của mình. Do đó, dù đã can thiệp thẩm mỹ, họ vẫn không thấy hài lòng với kết quả đạt được. 

Vì ở những người này nỗi lo lắng về ngoại hình trở nên quá mức và bị cường điệu hóa. Việc lo lắng quá mức với những khiếm khuyết nhỏ trên cơ thể là biểu hiện chính của tình trạng rối loạn mặc cảm ngoại hình (Body Dysmorphic Disorder: BDD), được phân loại vào nhóm rối loạn tâm thần dạng thể chất.

Những trường hợp này nếu không đi khám điều trị về bệnh tâm thần, khi diễn tiến nặng hơn sẽ có ý định tự tử, thậm chí tự tử.

Đừng để căn bệnh trầm cảm "đánh cắp" cuộc sống của bạn

Cảm giác buồn phiền, mệt mỏi là phản ứng của cơ thể trong một giai đoạn khó khăn nào đó. Thông thường theo thời gian, cảm giác đó sẽ qua đi.

THÙY DƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Cô gái trẻ đi khám bệnh phát hiện mất một đoạn xương chân khi chụp X-quang. Cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều rất ngạc nhiên.

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Hà Nội: Bắt nhóm cò mồi và nhân viên phòng khám

Những cò mồi lăng mạ, chửi bới các bác sĩ và người bệnh khi bệnh nhân không theo họ vào những phòng khám tư.

Hà Nội: Bắt nhóm cò mồi và nhân viên phòng khám

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

12 tuổi nhưng cân nặng 83kg, bé trai bị rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, suy hô hấp nặng khi mắc sốt xuất huyết.

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Có vẻ nghịch lý nhưng là thực tế tại nhiều bệnh viện: người bệnh khi đăng ký khám dịch vụ vẫn được chi trả một phần bảo hiểm y tế tùy danh mục.

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Đường đã được chứng minh là có nhiều tác hại với sức khỏe, nhưng cách bạn tiêu thụ đường cũng có thể mang đến những tác động khác nhau.

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?

Nhiều người bệnh mạn tính vui mừng khi Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh, nhóm bệnh được kê đơn thuốc tối đa 90 ngày.

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar