25/12/2015 00:10 GMT+7

​Venezuela: Nhiều loài lưỡng cư bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Các nhà khoa học Venezuela cho biết đang xây dựng tại trung tâm thủ đô Caracas một phòng thí nghiệm nhằm tái tạo điều kiện sống tự nhiên và môi trường sinh sản cho khoảng 20 loài lưỡng cư đang có nguy cơ tuyệt chủng tại quốc gia Nam Mỹ này.

Theo thống kê của Sách Đỏ Venezuela, các loài lưỡng cư là những loài động vật có số lượng sụt giảm nghiệm trọng nhất kể từ năm 1995 tại quốc gia Nam Mỹ này, chủ yếu do sự lây lan của một loài nấm độc và mức độ ô nhiễm môi trường gia tăng.

Venezuela là 1 trong 10 nước có đa dạng lưỡng cư lớn nhất thế giới.

Bác sỹ thú y Luis Merlo, người chỉ đạo dự án này, cho biết trong giai đoạn đầu, trung tâm bảo tồn lưỡng cư đầu tiên của Venezuela tập trung phân tích và mô phỏng các điều kiện sinh học, cách thức sống tự nhiên của các loài ít bị đe dọa hơn, giúp chúng sản sinh trong môi trường khép kín để trả về các khu vực sinh sống vốn có của chúng ngoài tự nhiên.

Với kết quả ban đầu khả quan, các nhà sinh học sẽ tiến tới thực hiện giai đoạn 2, hay áp dụng các phương pháp trên đối với các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Do có chuỗi hạch chạy trên khắp cơ thể và hô hấp qua da - có mức độ thẩm thấu nước cao - các loài lưỡng cư rất nhạy cảm với các thay đổi trong môi trường sống xung quanh và lây nhiễm các loại bệnh ngoài da.

Chính do đặc điểm này, từ vài năm qua, một loài nấm độc mang tên khoa học Batrachochytrium dentrobatidis đang gây ra dịch bệnh trên quy mô toàn cầu đối với các loài lưỡng cư, đặc biệt là họ atelopus - đặc chủng của vùng núi Venezuela.

Hiện có khoảng 15 loài trong họ này - gồm các giống ếch nhái nhỏ có màu sắc rất sặc sỡ - đã không được nhìn thấy trong vòng 30 năm qua.

Làn sóng tuyệt chủng của các loài lưỡng cư bắt đầu từ Mexico và kéo xuống tận Nam Mỹ, buộc nhiều nước phải bảo tồn chúng trong môi trường khép kín, dù đây là biện pháp ít khi được sử dụng đối với các loài sinh vật rừng núi do quá tốn kém.

Cho tới nay, giới khoa học vẫn chưa xác định được nguồn gốc của loài nấm độc hại này, nhưng có giả thuyết cho rằng có thể loài nấm trên vẫn thường tồn tại trên cơ thể của một số loài ếch nhái, nhưng do biến đổi khí hậu và nhiệt độ trung bình tăng cao làm giảm sức đề kháng và khiến chúng trở nên dễ nhiễm bệnh hơn.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lời cảm tạ

Lời cảm tạ của Ban Tổ chức lễ tang và gia đình đến các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức và cá nhân đã đến phúng viếng, chia buồn và dự lễ tang của bà Tô Thị Lành.

Lời cảm tạ

Kiểm tra công tác sản xuất điện mùa khô tại Công ty Thủy điện Buôn Kuốp

Lãnh đạo Công ty Thủy điện Buôn Kuốp cho biết sản lượng điện lũy kế 4 tháng đầu năm 2025 của công ty là 590 triệu kWh, đạt 22,4% kế hoạch năm.

Kiểm tra công tác sản xuất điện mùa khô tại Công ty Thủy điện Buôn Kuốp

Điểm tin 18h: TP.HCM nghiên cứu làm đường 2 tầng; Anh và EU hàn gắn quan hệ hậu Brexit

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 19-5

Điểm tin 18h: TP.HCM nghiên cứu làm đường 2 tầng; Anh và EU hàn gắn quan hệ hậu Brexit

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump đe dọa nguồn thu của Đại học Columbia

Chính sách nhập cư cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tạo áp lực tài chính mới cho Đại học Columbia - một trong những trường đại học có tỉ lệ sinh viên quốc tế cao nhất nước Mỹ.

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump đe dọa nguồn thu của Đại học Columbia

Harvard bất ngờ sở hữu bản gốc Magna Carta hiếm có từ năm 1300

Một bản thảo từng được xem là bản sao của Magna Carta đã được xác nhận là bản gốc hiếm có từ năm 1300, hiện thuộc sở hữu của Trường Luật Đại học Harvard.

Harvard bất ngờ sở hữu bản gốc Magna Carta hiếm có từ năm 1300

CADIVI đưa dây cáp điện vật liệu xanh đến các công trình

Hướng đến chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm phát triển thương hiệu, tháng 5-2025 - tại Hội nghị Khách hàng Toàn quốc 2025, Công ty CP Dây Cáp Điện Việt Nam (CADIVI) đã kích hoạt “Kỷ nguyên xanh”.

CADIVI đưa dây cáp điện vật liệu xanh đến các công trình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar