17/02/2023 11:53 GMT+7
Trở lại chủ đề

Về thu xếp lại

Những ngày giáp tết năm đó, nhận phác đồ điều trị bệnh ung thư từ bác sĩ, bạn loay hoay trong cơn hoảng loạn nhưng rồi cũng nhanh chóng cân bằng.

Hình chụp bạn trong chuyến đi Đà Lạt để “về thu xếp lại” - Ảnh tác giả cung cấp

Hình chụp bạn trong chuyến đi Đà Lạt để “về thu xếp lại” - Ảnh tác giả cung cấp

Bạn nói với mình rằng, bạn muốn có chuyến đi Đà Lạt để "về thu xếp lại" chặng đường phía trước gọn gàng hơn, chăm chút mọi việc ở nhà được an ổn hơn.

Đêm, nằm trong căn phòng gỗ tại homestay ở Đà Lạt, nghe bạn kể, mình mới hiểu được tấm lòng bao la của người mẹ khi muốn giữ những niềm riêng, không để con gái ở nơi đất khách quá đau đớn, chới với trước tin dữ về bạn.

Tết năm đó, bạn vẫn ráng sức chăm chút cho căn nhà nhỏ, mua sắm mọi thứ để chuẩn bị một cái tết đủ đầy cho ba mẹ của bạn. Bó hoa, lọ mứt, mâm cúng... đều do tay bạn mua sắm, bày biện rất tươm tất.

Bạn biết, những cái tết về sau, bạn sẽ không còn có cơ hội làm điều đó. Bạn còn cẩn thận chọn một giỏ quà tết để đem đến tặng người bác sĩ đã tận tâm, hết lòng giúp đỡ bạn trong những ngày bạn điều trị.

Trong rất nhiều dự định "về thu xếp lại" của bạn, có dự định đã được như ý muốn, nhưng có những điều đã mãi xa tầm với. Những ngày theo chân bạn vào Bệnh viện Ung bướu, mở ra quãng thời gian để chúng ta học cách chấp nhận sự thật với quá nhiều điều ám ảnh.

Những ngày giáp tết, Bệnh viện Ung bướu tấp nập các đoàn từ thiện đến tặng quà cho bệnh nhân ung thư. Bạn từ chối nhận những món quà tết, vì bạn biết có ai đó sẽ cần hơn.

Chuỗi ngày bạn ra vào bệnh viện như "nhà", nhận được tin một bệnh nhân cùng điều trị đã ra đi, dù đang đau đớn vì xuất huyết nhiều nhưng bạn vẫn không quên dặn mình gửi vòng hoa đến viếng người đã khuất. Bạn dạy mình bài học sống tử tế trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Ngày mình đưa bạn vào phòng mổ, bạn nói mong khỏe lại, rồi viết chút ít những kinh nghiệm có được trong thời gian qua để có thể giúp được ai đó cùng cảnh ngộ. Bạn muốn mình phụ bạn viết.

Khoảnh khắc ấy, mình nắm tay bạn và nói rằng: "Mình đây! Bạn sẽ khỏe, rồi chúng ta cùng nhau viết!". Tiếc rằng, mình đã không có cơ hội được làm điều ấy với bạn. Bạn đi qua bao đớn đau về thể xác nhưng nhờ tình thân của gia đình, bạn bè nên tinh thần bạn đã được vực dậy.

Bạn là một "chiến binh" dũng cảm nhất mà mình từng biết. Những ngày đồng hành cùng bạn ngắn ngủi, nhưng quý giá với mình vô cùng. Hồi đó, hôm nào làm xong việc, mình cũng tranh thủ chạy vô bệnh viện với bạn. Biết mình đi làm từ 6h sáng nên bạn lo lắng, hỏi mình có mệt không, có đói bụng không.

Hoàng hôn buông xuống, mình mở bài hát bạn thích, rồi cùng ngân nga một vài câu. Từ căn phòng ở lầu 9 của bệnh viện, bạn thường ngó xuống dưới đường, chỉ thấy dòng người ngược xuôi.

Ngồi bên cạnh, mình cứ ríu rít đủ chuyện cho bạn nghe để bạn thêm niềm tin là bạn sẽ khỏe và sắp được "Về nhà".

Một ngày, bạn dặn mình làm sẵn hình thờ cho bạn. Đó là một hình mình chụp bạn ở Đà Lạt năm 2016. Mình nghẹn ngào nhưng vẫn tỏ vẻ mặt bình thản. Mình chưa bao giờ ủy mị, khóc lóc trước mặt bạn, dẫu có lúc tim mình đau thắt lại.

Trên đường đời, nếu hữu duyên, ta sẽ gặp được một người mà lòng chỉ muốn dốc một đời dịu dàng để dành cho người ấy. Những ngày lẽo đẽo theo chân bạn đi đến các bệnh viện, mình nhận về nhiều bài học nhỏ nhưng thấm thía vô cùng.

Mình học cách bớt dần những phán xét, tôn trọng sự lựa chọn của người khác, bởi như cách nói của một nhà hiền triết: "Mình không là cá thì làm sao hiểu được niềm vui của cá".

Năm tháng đi qua, mình càng nhận ra giá trị của sức khỏe và thời gian. Mùa tết, ký ức về bạn lại hiện lên rất rõ trong mình, da diết như ngày nào.

Đôi lúc, mình vẫn ước giá như hồi đó, mình có thể dành nhiều thời gian cho bạn hơn nữa. Tiếc thay, cuộc đời này không bao giờ có chỗ cho hai chữ "giá như".

Ngày giáp Tết Quý Mão 2023, mình đến thăm mẹ của bạn. Hơn ba năm kể từ ngày bạn về thế giới bên kia, mẹ của bạn đã quên rất nhiều điều bởi căn bệnh tuổi già, nhưng tất cả kỷ niệm về bạn thì bà vẫn nhớ rất rõ. Người già luôn sống với ký ức. Miên man. Mình tin, bạn đã thật sự "về nhà" trong những tin yêu của tình thân...

Cảm ơn hơn 700 bạn đã gửi bài "Về nhà"

Cuộc thi viết "Về nhà" là nơi để bạn đọc chia sẻ những cuộc trở về nhà - trở về gia đình yêu dấu của mình trong mùa xuân với những cuộc đoàn tụ đong đầy cảm xúc, để rồi từ đó ở lại hay ra đi rồi cũng hướng tới sống tốt hơn, chăm chút hơn cho gia đình và xã hội.

Cuộc thi dành cho mọi bạn đọc trong và ngoài nước. Bài viết không quá 1.200 chữ, ưu tiên kèm ảnh hoặc video giới hạn 5 phút... và gửi về địa chỉ email [email protected].

Giải thưởng: 1 giải nhất - 20 triệu đồng, 1 giải nhì - 15 triệu đồng, 1 giải ba - 10 triệu đồng, 10 giải khuyến khích - 5 triệu đồng/giải.

Tính đến ngày 17-2, cuộc thi đã nhận được hơn 700 bài dự thi. Hạn chót nhận bài: ngày 1-3.

BAN TỔ CHỨC

Về thu xếp lại - Ảnh 3.

Ngoại nhiều con, nhiều cháu mà giờ ngoại cô đơn

Đứa cháu gái chưa bao giờ quên cái dáng ngồi co của bà ngoại nó. Như sáng nay, chạy xe qua phố, thấy một bà già ngồi xo lo ở góc chợ bán mấy thứ lặt vặt. Mọi âm thanh xô bồ, ồn ã của phố xá dừng lại trước mẹt rau của bà già.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an

Đơn vị tổ chức mô phỏng bắn súng thần công ở khu vực Kỳ đài Huế được yêu cầu cung cấp các loại tài liệu, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của loại pháo cho Công an TP Huế.

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar