14/09/2019 07:02 GMT+7

Vay 'app đen' 8 triệu thành 200 triệu, bà con đừng tự dồn mình vào chỗ 'chết'

TÚ NGUYÊN
TÚ NGUYÊN

TTO - 'Giật gấu vá vai' bằng cách vay nóng từ kiểu vay trực tuyến qua app, vay vốn tín dụng đen dù nhanh hay chậm, người vay cũng thiệt hại nặng nề, nhiều người tán gia bại sản, ly hương trốn nợ.

Vay app đen 8 triệu thành 200 triệu, bà con đừng tự dồn mình vào chỗ chết - Ảnh 1.

Người vay tính toán số tiền được nhận khi chọn vay tiền thông qua app điện thoại - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Những hệ lụy không mong muốn như chị H. ở TP.HCM, vay 3 triệu phải trả 40 triệu; chị P.T.T.M. ở Tiền Giang vay 8 triệu phải trả gần 200 triệu đồng là những trường hợp điển hình cho việc app tín dụng đen.

Cùng đường gặp app

Không cần nói thêm, ai cũng biết rằng con nợ app tín dụng đen thường là những người nghèo, trước đó đã phải lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, hết đường "gỡ", kể cả họ "gỡ" bằng cách quay vòng từ vay ngân hàng chính sách, đến quỹ tín dụng và thậm chí đến cả tín dụng đen...

Trong cơn nguy cấp, được chào mời vay app tín dụng với thể thức vay nhanh, gọn, dễ dàng như gặp một cái phao giữa biển. Để có tiền, bao người nhắm mắt làm liều tới đâu hay tới đó, bất chấp lãi suất bao nhiêu miễn là ngay bây giờ giải được món nợ trước mắt.

Cho dù biết rằng vay app là phải trả lãi cao gấp nhiều lần nhưng ít ai ngờ để nhận được số tiền vay trong vòng "vài nốt nhạc" đã bị trừ ngay khoản trừ cấn "dịch vụ" trên số tiền vay đó. Và, với số tiền thực nhận, lãi suất không phải gấp nhiều lần như họ tưởng mà lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm lần.

Mánh khóe app tín dụng đen không mới, báo chí, dư luận xã hội nói nhiều nhưng bao người vẫn mới vướng vào. Vì sao? Vì một lý do hết sức đơn giản: không còn cách nào để gỡ nợ. Tình cảnh của những người thành thị vướng vào app tín dụng đen không khác chi người nông dân nghèo vướng vào tín dụng đen ở quê.

Nhìn vào gốc rễ tín dụng đen

Một thực trạng bi đát của nông dân nghèo có ít đất canh tác tại nông thôn. Lúc bí quá, dù biết phải vay tín dụng đen với lãi suất tháng từ 10% thậm chí đến 20-30% và cao hơn nữa mà vẫn phải vay. 2-3 công ruộng, lo "cơm áo gạo tiền" gia đình, cảnh ăn trước trả sau là chuyện "thường ngày ở huyện" đối với họ.

Có người chọn cách đầu tư cho con đi học, tìm một lối thoát nghèo. Họ vay tiền với lãi suất ưu đãi để làm nông nghiệp, nuôi con ăn học với hi vọng một vài năm sau con có việc làm, cả gia đình sẽ dần thoát khỏi cảnh nghèo túng đeo đẳng bấy lâu. 

Nhưng trước mắt, đến lúc đáo hạn ngân hàng, lấy tiền đâu mà trả cho ngân hàng cả vốn lẫn lãi? Họ tìm đến tín dụng đen từ những quảng cáo ở cột điện, bờ tường hoặc vay app. Khi vay chỉ nghĩ đơn giản là nhận tiền buổi sáng, chiều vay ngân hàng trả lại. 

Thế nhưng, có khi ngân hàng không duyệt vay tiếp, có khi vì lý do nào khác tiền vay từ ngân hàng không đủ trả tiền vay tín dụng đen. Vậy rồi lãi mẹ đẻ lãi con, cục nợ lớn dần, "cái chết" vì nợ tín dụng đen là chuyện phải đến. 

Không thể đổ lỗi cho cơ chế tín dụng còn "quan liêu" để nói rằng người vay app tín dụng đen là chưa tiếp cận tới ngân hàng. Thực tế, các nguồn vốn ưu đãi được triển khai đến từng Đoàn, Hội, phường, xã, xóm, ấp...

Phải nhìn thẳng vào thực tế cái nguyên nhân vì sao phải vướng vào app tín dụng đen để có cách trừ tận gốc rễ. Hoạt động cho vay tín dụng đen, vay qua app phần nhiều là vi phạm quy định của pháp luật về lãi suất, tất nhiên phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật. 

Nhưng về mặt chủ quan, mỗi người chúng ta khi lâm vào hoàn cảnh khốn khó thì đừng bao giờ gỡ khó bằng app, bằng tiền tín dụng đen. Vướng vào đó là không còn đường ra... là chết chắc.

* TS Cấn Văn Lực (chuyên gia kinh tế):

Nguy cơ mất dữ liệu cá nhân

Do pháp luật chưa có quy định về hoạt động liên quan đến cho vay trực tuyến, người dân thực hiện giao dịch vay qua app là hết sức rủi ro. Có rất nhiều kẽ hở trong giao dịch vay tiền qua app hiện nay mà rủi ro về phía người vay. Người đi vay trực tuyến còn gặp rủi ro khi chưa rõ lãi suất thực tế là bao nhiêu.

Ngoài tình huống người vay không trả được nợ do lãi suất quá cao, thông tin cá nhân, danh bạ điện thoại người vay có thể bị sử dụng tùy tiện. Đã có không ít trường hợp người dùng khiếu nại họ không đi vay nợ nhưng liên tục bị gọi điện thoại, nhắn tin để quấy rối, đe dọa, ép buộc trả nợ. Có trường hợp không vay nợ nhưng vẫn bị sử dụng hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội với lời lẽ khiếm nhã gây áp lực trả nợ.

Vay trực tuyến qua app phát triển bởi nhu cầu cần tiền gấp, "nóng" mà những người đi vay lại chưa tiếp cận được các dịch vụ tài chính khác. Do đó, người vay cân nhắc kỹ việc vay tiền, không vì thấy vay dễ quá mà nhắm mắt vay liều. Nên ưu tiên thực hiện giao dịch vay tại các công ty tài chính, ngân hàng đã được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực cho vay. Khi thực hiện vay, cần lưu ý việc yêu cầu cung cấp hợp đồng để tìm hiểu trước khi ký và lưu trữ sau khi ký kết. Ngoài ra nên lựa chọn các công ty có website cụ thể, thông tin rõ ràng, đầy đủ địa chỉ công ty... (N.BÌNH ghi)

Cần sáng suốt khi vay tiền

Gần 400 ý kiến bạn đọc phản hồi sau khi Tuổi Trẻ đăng các bài viết về vay tiền qua app (từ 11-9-2019). Rất nhiều ý kiến bày tỏ tình cảnh khổ sở của mình khi lỡ vướng vào việc vay tiền qua app, mong cơ quan chức năng mạnh tay quản lý chặt hình thức này.

Nhiều ý kiến bạn đọc cảnh báo mọi người cần tỉnh táo trước sự "cám dỗ chết người" khi việc vay tiền quá nhanh, quá dễ này. "Vấn đề của những người vay tiền qua app chính là không muốn người nhà biết, không lường trước được app chính là biến tướng của cho vay lãi suất cắt cổ nên mới sa vào bẫy nợ nần. Hi vọng qua những vụ việc như báo đăng, mọi người sẽ rút ra được bài học xương máu từ việc vay tiền qua mạng" - bạn đọc Ngô Việt góp ý.

Còn bạn đọc có tên Hoàng góp lời: "Tất cả các app, khi bạn cài, thông tin trên máy của bạn sẽ bị lấy. Từ đó họ biết được bạn của bạn là ai, thậm chí bạn đang ở đâu họ cũng biết. Những thông tin này họ sẽ khai thác khi đòi nợ".

"Nếu đã vướng nợ rồi, càng cần bình tĩnh giải quyết vấn đề, không thể "đi vay ứng dụng mới để trả cho ứng dụng cũ vì như vậy là vay đầu này đắp đầu kia thì lãi cả hai nhân lên làm sao mà hết nợ" - bạn đọc haowangtuan góp ý.

Nói như bạn Nam Nguyên: "Ai cũng có lúc phải gặp khó khăn trong cuộc sống nhưng mình phải sáng suốt, không có cái gì quá dễ dàng cho ta hưởng như vậy cả. Vay, hãy nghĩ đến tình cảnh mắc nợ và khả năng trả nợ rồi hãy quyết định". (Đ.Q. ghi)

Chủ app cho vay 5 triệu đòi trả gốc và lãi 100 triệu là ai?

TTO - Rất nhiều người đã lâm vào vòng nợ nần, tán gia bại sản, thậm chí là tự tử khi vướng vào app tín dụng đen - một hình thức cho vay qua mạng bất hợp pháp hoạt động rầm rộ thời gian qua.

TÚ NGUYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm được kỳ vọng sẽ chấm dứt nạn dạy thêm, học thêm tràn lan.

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Công an bắt được đối tượng chích điện phụ nữ ở Phú Quốc

Công an đã bắt nhanh đối tượng Hòa là người đàn ông mặc áo đen, đội mũ bảo hiểm đỏ sử dụng vật lạ (giống roi điện) chích điện vào phụ nữ ở phường Dương Đông (TP Phú Quốc, Kiên Giang) gây xôn xao dư luận.

Công an bắt được đối tượng chích điện phụ nữ ở Phú Quốc

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Khu đất nông nghiệp dưới chân cầu Nhật Tân được giao cho các hộ dân ở xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, Hà Nội) theo nghị định 64 của Chính phủ, đã bị san lấp chóng vánh.

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy chuẩn khí thải mới. Trong đó, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 lưu hành trên địa bàn.

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Với địa hình đồi núi, khoảng cách giữa TP Kon Tum và TP Quảng Ngãi hiện nay lên đến 200km. Ban Thường vụ 2 tỉnh cơ bản thống nhất thành lập cơ sở 2 của tỉnh Quảng Ngãi mới ở TP Kon Tum để thuận tiện điều hành.

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar