02/04/2018 14:22 GMT+7

Vào Mỹ phải khai tài khoản mạng xã hội: Tranh cãi kịch liệt

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Tranh cãi trở nên ngày càng gay gắt sau khi Mỹ tuyên bố sẽ buộc gần 15 triệu người xin thị thực vào nước này phải khai báo thêm lịch sử hoạt động mạng xã hội.

Vào Mỹ phải khai tài khoản mạng xã hội: Tranh cãi kịch liệt - Ảnh 1.

Hành khách chờ làm thủ tục tại sân bay LaGuardia ở New York, Mỹ - Ảnh: REUTERS

Tranh cãi trở nên ngày càng gay gắt sau khi Mỹ tuyên bố sẽ buộc gần 15 triệu người xin thị thực vào nước này phải khai báo thêm lịch sử hoạt động mạng xã hội trong chính sách siết chặt kiểm soát nhập cư của Tổng thống Donald Trump.

Theo chính sách được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố cuối tuần qua, những người muốn vào Mỹ phải liệt kê các tài khoản mạng xã hội trong vòng 5 năm bên cạnh những thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ thư điện tử và các chuyến đi nước ngoài trong cùng khoản thời gian trên. 

Ngoài ra, người xin thị thực phải khai báo về các trường hợp vi phạm luật nhập cư, bị trục xuất khỏi một nước nếu có và mối quan hệ gia đình với người có liên quan tới các hoạt động khủng bố.

Vì lý do an ninh

Chính sách mới sẽ chờ được người dân góp ý trong hai tháng đến hết ngày 29-5. Nếu được Văn phòng quản lý ngân sách Nhà Trắng thông qua, chính sách này có thể ảnh hưởng đến gần 15 triệu người xin thị thực không định cư vào Mỹ mỗi năm. 

Hầu hết những người sử dụng thị thực ngoại giao hay quan chức sẽ được miễn phần khai báo này. Người dân khoảng 40 nước được hưởng quy chế miễn thị thực của Mỹ, như các đồng minh Anh, Úc, Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản hay Hàn Quốc cũng không bị ảnh hưởng. 

Tuy nhiên tờ New York Times lo lắng việc này gây thêm khó khăn cho những nước có nhiều người đến Mỹ làm ăn hay giải trí như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico trong bối cảnh số du khách nước ngoài đến Mỹ đang sụt giảm. 

Trước đó, Washington từ tháng 9-2017 đã tuyên bố buộc những người xin thị thực định cư cung cấp dữ liệu mạng xã hội.

Giám đốc nghiên cứu chính sách Jessica Vaughan của Trung tâm Nghiên cứu nhập cư của Mỹ thậm chí biện hộ rằng quy định này là phù hợp vì khủng bố đang trở thành vấn nạn toàn cầu và "mục đích là loại những người có quan điểm nguy hiểm và cực đoan". 

Lý do này không vô lý khi trong một số vụ tấn công khủng bố như vụ San Bernardino năm 2015, chính quyền Mỹ phát hiện nhiều manh mối trên tài khoản mạng xã hội của hung thủ.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là tuyên bố không nói rằng Mỹ sẽ không yêu cầu họ cung cấp mật khẩu các tài khoản trên. 

Năm ngoái ông John F.Kelly, người khi đó là Bộ trưởng An ninh nội địa và hiện nay là chánh văn phòng Nhà Trắng, từng tuyên bố trước Quốc hội Mỹ rằng ông muốn tiếp cận các tài khoản mạng của du khách. 

"Anh vào trang nào? Đưa cho chúng tôi mật khẩu. Vậy thì chúng tôi có thể thấy họ làm gì trên Internet. Nếu họ không muốn hợp tác vậy thì đừng đến Mỹ" - ông này thẳng thừng cảnh báo. 

Dù yêu cầu này đã bị bác nhưng một số du khách cho biết họ vẫn bị buộc phải khai mật khẩu tài khoản tại các sân bay hay điểm nhập cảnh.

Du khách lo ngại

Phần lớn ý kiến chỉ trích cho rằng chính sách này đụng chạm đến quyền tự do ngôn luận hay quyền của những người nhập cư. Biện pháp này sẽ khiến các du khách lo ngại những gì họ viết trên mạng xã hội có thể bị hiểu lầm. 

"Có phải điều đó có nghĩa là đơn xin thị thực có thể bị từ chối nếu một người phê phán Mỹ? Tự do ngôn luận mà các anh ca tụng là vậy sao?" - một người viết trên mạng Weibo của Trung Quốc.

Một số khác đặt câu hỏi về tính hiệu quả của biện pháp mới. "Nó chẳng có nghĩa gì. Nếu anh định tấn công khủng bố, tôi không nghĩ là anh sẽ đăng Twitter "thật háo hức để tử vì đạo" hay chia sẻ ảnh động về (tổ chức khủng bố) IS. Thậm chí nếu vậy thì Cơ quan an ninh quốc gia vẫn có cách để biết" - cây bút Arwa Mahdawi của nhật báo Anh The Guardian lập luận.

"Chính sách này còn hơn cả nực cười và xâm phạm không cần thiết" - báo New York Times dẫn lời chuyên gia Anil Kalhan của Đại học Drexel, Mỹ, nhận định. 

Trong khi đó, giám đốc Chương trình an ninh quốc gia Liên đoàn tự do dân sự Mỹ Hina Shamsi chỉ trích "ý định thu thập quy mô lớn thông tin hoạt động mạng xã hội của hàng triệu người xin thị thực là một chính sách thiếu hiệu quả và có vấn đề nữa của chính quyền Trump". 

Chuyên gia luật nhập cư Stephen Yale-Loehr cho rằng đây là một biện pháp hạn chế nhập cư gián tiếp mà không cần phải thông qua quốc hội bởi nó sẽ làm thêm việc cho nhân viên lãnh sự và giảm số thị thực được cấp.

Tài khoản 20 mạng xã hội vào tầm ngắm

"Việc tăng cường các quy định rà soát người xin thị thực là thủ tục linh động phải thích ứng với các nguy cơ đang nổi lên... Việc thu thập thông tin bổ sung từ người xin thị thực sẽ giúp củng cố thêm việc rà soát những trường hợp nộp đơn cũng như xác định nhân thân của họ" - Reuters dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ giải thích việc yêu cầu du khách cung cấp tài khoản đối với 20 mạng xã hội phổ biến của Mỹ như Facebook, Twitter, YouTube, Flickr, Instagram, Google+, LinkedIn, Pinterest, Tumblr... hay các mạng Sina Weibo, QQ, Douban của Trung Quốc, VK của Nga, Twoo của Bỉ...

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam nói gì về cuộc tập trận chung Trung Quốc - Campuchia?

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định hợp tác giữa các quốc gia cần đóng góp tích cực cho hòa bình ổn định, phù hợp luật pháp quốc tế, hiến chương Liên hợp quốc.

Việt Nam nói gì về cuộc tập trận chung Trung Quốc - Campuchia?

Ông Zelensky tại Thổ Nhĩ Kỳ: 'Cấp độ phái đoàn Nga gửi đến đàm phán chỉ mang tính trang trí'

Tình huống bối rối đang diễn ra tại Istanbul, khi cuộc đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine được cả thế giới theo dõi vẫn chưa bắt đầu.

Ông Zelensky tại Thổ Nhĩ Kỳ: 'Cấp độ phái đoàn Nga gửi đến đàm phán chỉ mang tính trang trí'

Việt Nam đang tích cực đàm phán thương mại với Mỹ

'Việt Nam đã và đang chủ động tích cực thúc đẩy hợp tác đầu tư thương mại cân bằng, bền vững với Mỹ, trên tinh thần hiệu quả, thẳng thắn, xây dựng, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và mang lại kết quả lợi ích cho cả hai bên'.

Việt Nam đang tích cực đàm phán thương mại với Mỹ

Việt Nam trao công hàm phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông

Bộ Ngoại giao cho biết đã giao thiệp với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, và trao công hàm phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông.

Việt Nam trao công hàm phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông

Ông Biden có thực sự lãnh đạo đất nước trong năm cuối nhiệm kỳ?

Vào năm cuối nhiệm kỳ, khi việc tiếp cận ông Biden trở nên khó khăn hơn và khoảng cách với nội các ngày càng rõ rệt, một số người bắt đầu dấy lên những nghi vấn về vai trò và quyền lực thật sự của cựu tổng thống.

Ông Biden có thực sự lãnh đạo đất nước trong năm cuối nhiệm kỳ?

Quả thực ông Trump đã từng nói Qatar là nước tài trợ khủng bố

Những phát ngôn trước đây của ông Trump, trong đó cáo buộc Qatar là quốc gia tài trợ khủng bố, đang bị nhắc lại trong bối cảnh xuất hiện thông tin hoàng gia Qatar sắp tặng Mỹ một chiếc máy bay hạng sang.

Quả thực ông Trump đã từng nói Qatar là nước tài trợ khủng bố
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar