24/07/2023 18:35 GMT+7

Vào mạng 'giải trí' 4 tiếng/ngày gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần?

Theo các chuyên gia, nếu trẻ sử dụng Internet không với mục đích học tập, làm việc trên 1-2 giờ, thậm chí 4 giờ mỗi ngày có thể gặp biểu hiện ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, gây tác động xấu đến sức khỏe tâm thần.

Bác sĩ Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc (bên trái), Viện Sức khỏe tâm thần, chia sẻ với báo chí về tình trạng nghiện Internet, game - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Bác sĩ Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc (bên trái), Viện Sức khỏe tâm thần, chia sẻ với báo chí về tình trạng nghiện Internet, game - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Phải nghỉ học, nhập viện vì nghiện game

Bác sĩ Nguyễn Thành Long - phòng sử dụng chất và y học hành vi Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai - chia sẻ trường hợp nam sinh 21 tuổi, vào viện vì dễ cáu gắt, chơi game online nhiều.

Mẹ nam sinh chia sẻ con đang là sinh viên khoa công nghệ sinh học tại một trường đại học ở Hà Nội. Tuy nhiên hiện nay bệnh nhân đã phải dừng học. Trước đó, năm lớp 7 nam sinh gặp sang chấn tâm lý sau khi bố mẹ ly hôn. Nam sinh ở với mẹ.

Do cảm thấy con thiệt thòi nên người mẹ rất chiều chuộng, cũng vào thời điểm này nam sinh bắt đầu chơi game online nhiều. Tình trạng kéo dài suốt nhiều năm, số thời gian dành cho chơi game của nam sinh ngày càng nhiều lên.

Bác sĩ Long cho hay bệnh nhân chơi cả ngày lẫn đêm. Nam sinh thường dành 10 - 12 tiếng/ngày để chơi game, thậm chí nếu được nghỉ học bệnh nhân dành cả ngày chơi game, chỉ ăn uống qua loa.

Khi được mẹ khuyên bảo thì bệnh nhân cáu gắt, cãi lại mẹ, thậm chí có lúc đánh lại mẹ. Nam sinh cũng không còn thích thú với những sở thích cũ của bản thân như đá bóng, trò chuyện với bạn bè. Kết quả học tập của nam sinh dần sa sút, từ học lực khá giỏi xuống học lực trung bình.

Sau đó gia đình đưa nam sinh điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần. Nam sinh đã điều trị rối loạn tâm thần 2 đợt nhưng bệnh thuyên giảm không nhiều.

Nghiện Internet, game ảnh hưởng tới tâm thần thế nào?

Theo bác sĩ Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc - phó phòng sử dụng chất và y học hành vi Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, khi trẻ sử dụng Internet không với mục đích học tập hoặc làm việc từ 1-2 tiếng, hoặc trên 4 tiếng một ngày, kèm theo các biểu hiện như tăng thời gian sử dụng, giảm sút hứng thú với các hoạt động khác, phản ứng mạnh mẽ khi bị hạn chế thời gian sử dụng… cha mẹ cần nghĩ đến khả năng trẻ nghiện Internet, nghiện game.

BS Nguyễn Thành Long, Viện Sức khỏe tâm thần, tư vấn cho bệnh nhân - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

BS Nguyễn Thành Long, Viện Sức khỏe tâm thần, tư vấn cho bệnh nhân - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

"Nghiện game, Internet có thể gây rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu và căng thẳng. Đồng thời làm giảm khả năng giao tiếp xã hội, gây mất ngủ và rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến thành tích học tập và công việc.

Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy khi lạm dụng Internet con người sẽ ít nỗ lực để lưu trữ thông tin trong bộ não. Thay vào đó là ghi nhớ nơi lấy thông tin, làm giảm suy ngẫm và giảm khả năng lưu trữ thông tin.

Đặc biệt đối với trẻ em, có thể ảnh hưởng đến sự tò mò và động lực học tập, ngăn cản sự phát triển của các kỹ năng suy luận, phân tích phê phán, phản ánh và kỹ năng viết", bác sĩ Ngọc nêu.

Theo các bác sĩ, nguyên nhân người trẻ nghiện game do sự phát triển tâm sinh lý muốn trở thành người lớn, muốn được tôn trọng hoặc do sang chấn tâm lý thời thơ ấu. Khi nghiện, người bệnh chơi game như một cách thể hiện bản thân và cảm xúc.

"Ngay khi phát hiện trẻ có biểu hiện nghiện game, Internet, cha mẹ cần giám sát thời gian sử dụng của trẻ. Phải có sự liên hệ giữa nhà trường và phụ huynh, thời gian học tập để nắm rõ và kiểm soát thời gian sử dụng mạng, thiết bị điện tử.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần cân bằng các hoạt động khác cho trẻ, cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, các môn thể thao phát triển thể chất, vui chơi lành mạnh. Khi thấy trẻ không cải thiện tình trạng, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần để được tư vấn và điều trị phù hợp", bác sĩ Long khuyến cáo.

Đại dịch COVID-19 làm tăng xu hướng nghiện Internet, nghiện game

TTO - Dịch bệnh COVID-19 kéo theo những đợt phong tỏa, giãn cách đang làm phát sinh nỗi lo của giới chuyên gia về tình trạng bùng phát mạnh hơn xu hướng nghiện Internet, đặc biệt là nghiện game.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, có bữa ăn đủ dưỡng chất, duy trì vận động thể lực thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar