04/08/2018 13:44 GMT+7

Vành đai, con đường chậm nhịp

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Sau thời gian được tích cực quảng bá và ồ ạt triển khai, một số dự án lớn trong sáng kiến Vành đai, con đường (BRI) của Trung Quốc đang bị các quốc gia sở tại xem xét lại.

Vành đai, con đường chậm nhịp - Ảnh 1.

Một góc cảng Kyauk Pyu hiện nay - Ảnh: Reuters

Myanmar mới đây đã gia nhập danh sách các quốc gia cân nhắc lại việc vay vốn từ Trung Quốc. 

Dự án cảng biển nước sâu Kyauk Pyu trị giá 7,3 tỉ USD, vốn từng được kỳ vọng sẽ làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt ở bang bất ổn Rakhine, nay đang trở thành hồi chuông báo động chính quyền Naypyidaw sau các bài học cảnh tỉnh ở Sri Lanka và Pakistan.

Lo nợ ngập đầu

Kyauk Pyu là điểm khởi đầu cho một đường ống dài 770km dẫn dầu và khí tự nhiên về tỉnh Vân Nam của Trung Quốc - một lộ trình mới vận chuyển năng lượng nhập khẩu từ Trung Đông hoàn hảo, tránh được eo biển chiến lược nhưng dễ bị phong tỏa Malacca.

Theo kế hoạch ban đầu, Kyauk Pyu sẽ kiêm luôn chức năng của một cảng container để cạnh tranh với các cảng tại Manila của Philippines hoặc Valencia của Tây Ban Nha. 

Tổng giá trị các công trình xây dựng tại dự án cộng thêm một đặc khu kinh tế gần đó dự kiến ngốn khoảng 10 tỉ USD.

Một khu công nghiệp trị giá 4,2 tỉ USD cũng được lên kế hoạch để thu hút các ngành công nghiệp lọc dầu và dệt may. Tất cả được kỳ vọng sẽ bắt đầu vào năm 2018, nhưng đến nay mọi thứ vẫn đang giậm chân tại chỗ.

Thứ trưởng Tài chính Myanmar Set Aung xác nhận quy mô dự án cảng Kyauk Pyu đã được thu hẹp đáng kể cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của Myanmar, giảm 6 tỉ USD so với kế hoạch ban đầu, xuống còn 1,3 tỉ USD.

"Thỏa thuận mới sẽ đảm bảo rằng tất cả các khoản nợ vay đều không đổ lên đầu Chính phủ Myanmar, thay vào đó là tư nhân. Ưu tiên hiện tại của tôi là đảm bảo chính phủ sẽ không có thêm bất kỳ gánh nặng nợ nần nào nữa" - ông Set Aung nhấn mạnh với hãng tin Reuters.

Các quan chức Myanmar khẳng định CITIC, tập đoàn nhà nước Trung Quốc, nhà thầu chính của dự án, đã đồng ý với thỏa thuận mới nhưng chưa ký kết. Tiến độ của dự án cũng có thể chậm lại vài tháng do Myanmar đang tìm thuê một công ty thứ ba tính toán lại chi phí.

Tuy nhiên, phía CITIC khẳng định họ không hề được báo về những việc này, nhấn mạnh 1,3 tỉ USD chỉ là số tiền cần thiết cho giai đoạn đầu tiên trong dự án bốn giai đoạn.

Doanh nghiệp Nhật sẽ nhảy vào BRI?

Phát biểu sau cuộc gặp tại Singapore ngày 2-8, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đã nhất trí thành lập một ủy ban công - tư giữa hai nước để cùng thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng chung ở các quốc gia khác.

Hai bên cũng xem xét khả năng các tập đoàn xây dựng Nhật Bản sẽ tham gia các dự án trong sáng kiến của Trung Quốc.

Theo trang Nikkei Asian Review, chi tiết về khả năng này sẽ được thảo luận trong các cuộc họp cấp chuyên viên vào tháng 9 ở Bắc Kinh.

Hậu quả nhãn tiền

Các chuyên gia nhận định việc Sri Lanka chấp nhận cho Trung Quốc thuê một cảng chiến lược với thời hạn 99 năm để trả nợ các khoản vay từ Bắc Kinh đã khiến Myanmar thức tỉnh. Giới chức Myanmar lo sợ đất nước của họ có thể rơi vào cái bẫy nợ của Trung Quốc.

Trước Myanmar, chính quyền của Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cũng đã ra lệnh xem xét lại một loạt dự án chục tỉ đô khác của Trung Quốc ở nước này. 

Đây đều là các dự án nằm trong sáng kiến BRI của Trung Quốc. Những gập ghềnh gần đây ở Malaysia đã khiến Bắc Kinh lo ngại, song trên bình diện công khai Bắc Kinh vẫn lên tiếng ủng hộ chính phủ của ông Mahathir.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, trong chuyến thăm chính thức hai ngày tới Malaysia, ngày 1-8 đã nhấn mạnh rằng Bắc Kinh chấp nhận chuyện Kuala Lumpur đang đàm phán lại các thỏa thuận cơ sở hạ tầng đã ký giữa chính phủ tiền nhiệm của Malaysia với các tập đoàn nhà nước Trung Quốc.

"Đây là chuyện giữa các doanh nghiệp với nhau. Tôi hi vọng qua các cuộc đàm phán thân thiện và không thiên vị, chúng ta có thể sớm tìm thấy các giải pháp làm hài lòng tất cả các bên" - ngoại trưởng Trung Quốc giãi bày.

TTO - Hong Kong cảnh báo nạn ăn hối lộ tràn lan ở một vài quốc gia tham gia sáng kiến Vành đai, con đường của Trung quốc, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư của họ tránh xa các thương vụ làm ăn mờ ám.

DUY LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt

Estonia thông báo tàu chở dầu Green Admire được cho bị Nga 'bắt giữ' trong lãnh hải nước này đã được thả, dấu hiệu cho thấy căng thẳng Biển Baltic phần nào hạ nhiệt.

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Đoạn video xúc động về cựu binh Thế chiến 2 hát tưởng nhớ người bạn gây sốt mạng xã hội Mỹ, nhưng đây thực chất lại chỉ là sản phẩm dàn dựng bằng công nghệ AI tinh vi.

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Philippines: Tổng thống Marcos mở lối giảng hòa với gia tộc Duterte

Tổng thống Philippines chủ trương "thêm bạn, bớt thù", muốn sử dụng ba năm còn lại của nhiệm kỳ để tập trung thực hiện chương trình nghị sự.

Philippines: Tổng thống Marcos mở lối giảng hòa với gia tộc Duterte

Mỹ thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên người

Một nhóm bác sĩ tại miền Nam California, Mỹ vừa thực hiện ca cấy ghép bàng quang đầu tiên trên người, mở ra hy vọng mới cho bệnh nhân mắc các bệnh lý bàng quang nghiêm trọng và khó điều trị.

Mỹ thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên người
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar