08/07/2023 16:18 GMT+7
Trở lại chủ đề

Văn hóa sở hữu trí tuệ tại các trường ra sao?

Sinh viên làm chủ một start-up cần gì để thúc đẩy quá trình thương mại hóa một sản phẩm và cần đăng ký quyền sở hữu trí tuệ thế nào?

Một số dự án khởi nghiệp tiêu biểu của Trường đại học Công thương TP.HCM triển lãm trước tọa đàm - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Một số dự án khởi nghiệp tiêu biểu của Trường đại học Công thương TP.HCM triển lãm trước tọa đàm - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Khả năng quản lý tài sản trí tuệ, văn hóa sở hữu trí tuệ là nội dung chính của tọa đàm "Thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm" ngày 8-7.

Tọa đàm do Trường đại học Công thương TP.HCM cùng Làng sáng chế và doanh nghiệp đổi mới sáng tạo - TECHFEST VN, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Đại học Quốc gia TP.HCM), Quỹ đầu tư King Attorney tổ chức.

Khai thác tài sản sở hữu trí tuệ ở các trường còn thấp

Theo bà Lê Thị Thanh Tâm, phụ trách ban đối ngoại thuộc Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Đại học Quốc gia TP.HCM), việc tạo ra các sản phẩm đổi mới, sáng tạo ở môi trường giáo dục vô cùng cần thiết.

Dẫu vậy, hiện có nhiều rào cản trong quản trị khiến kết quả khai thác tài sản trí tuệ tại các trường vẫn thấp.

Một phần do lãnh đạo nhà trường, giảng viên hay sinh viên nhận thức chưa cao về sở hữu trí tuệ. Phần khác còn do chưa thực sự hiểu hết giá trị của tài sản trí tuệ, thiếu nguồn tài chính, cả vướng mắc trong quy trình, chuyển giao công nghệ...

Từ đó, bắt buộc phải xây dựng được văn hóa sở hữu trí tuệ ngay từ trong nhà trường. "Vẫn phải từ lãnh đạo và các nhà quản lý. Họ ủng hộ thực hiện mới lan tỏa văn hóa sở hữu trí tuệ đến nhân viên, người học, giảng viên", bà Tâm nói.

Bà Lê Thị Thanh Tâm, phụ trách ban đối ngoại thuộc Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Đại học Quốc gia TP.HCM), chia sẻ về xây dựng văn hóa sở hữu trí tuệ - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Bà Lê Thị Thanh Tâm, phụ trách ban đối ngoại thuộc Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Đại học Quốc gia TP.HCM), chia sẻ về xây dựng văn hóa sở hữu trí tuệ - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Chỉ 4% bằng độc quyền sáng chế ở Việt Nam từ các trường

Ông Trần Giang Khuê - phó tổng thư ký thường trực Hội Sáng chế Việt Nam - khẳng định con người là yếu tố quan trọng nhất trong việc thực hiện đổi mới, sáng tạo.

Về sở hữu trí tuệ, theo ông Khuê, gồm nhiều nội dung, từ quy định pháp luật, tạo lập trong đổi mới sáng tạo, nhận diện, quản lý, khai thác, kiểm toán, bảo hộ, định giá, ứng dụng phát triển, bảo vệ quyền và thực thi quyền, và nội dung nào cũng quan trọng.

Ông Trần Giang Khuê, phó tổng thư ký thường trực Hội Sáng chế Việt Nam - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Ông Trần Giang Khuê, phó tổng thư ký thường trực Hội Sáng chế Việt Nam - Ảnh: CÔNG TRIỆU

"Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định liên quan về quản lý sở hữu trí tuệ trong các cơ sở giáo dục, đào tạo nhưng "điểm danh" lại, rất ít trường có quy chế, quy trình, mẫu biểu, thủ tục, trình tự, bộ phận chuyên trách và đặc biệt là có lãnh đạo quan tâm việc này", ông Khuê bày tỏ.

Ông Khuê dẫn ra như Facebook cũng có đến hơn 3.000 đơn và bằng sáng chế, Amazon.com có hơn 2.700 đơn và bằng sáng chế.

Tại Việt Nam, từ năm 1981 đến nay có hơn 2.600 bằng sáng chế cùng khoảng 2.800 bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Trong đó, tỉ lệ các bằng sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích đến từ các cơ sở giáo dục chỉ chiếm 4%.

Sản phẩm từ một dự án khởi nghiệp của sinh viên Trường đại học Công thương TP.HCM - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Sản phẩm từ một dự án khởi nghiệp của sinh viên Trường đại học Công thương TP.HCM - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Bao nhiêu nhà đầu tư là đủ?

Nhiều kinh nghiệm về cách gọi vốn, hình thành dòng tiền để duy trì dự án start-up đã được bà Huỳnh Minh Băng Nga - chuyên gia tư vấn và huấn luyện kinh doanh thực chiến - chia sẻ tại tọa đàm.

Trước câu hỏi cần bao nhiêu nhà đầu tư cho một dự án, bà Nga cho rằng chỉ tối đa là ba vì "nhiều quá rối lắm". Nếu là một, rủi ro rất cao vì chỉ cần nhà đầu tư rút ra sẽ khó cho dự án. Nhưng nếu hai nhà đầu tư lỡ xảy ra tranh cãi, việc phân định cũng khó.

"Có nhà đầu tư thứ ba, kể cả khi có tranh cãi vẫn tốt hơn. Người ta vẫn nói thế chân vạc, kiềng ba chân vẫn vững nhất", bà Nga phân tích.

Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM đổi tên thành Trường đại học Công thương TP.HCM

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định đổi tên Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM thành Trường đại học Công thương TP.HCM.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thượng úy công an góp phần mang 'hạnh phúc' đến với trẻ em vùng cao

Gắn bó với dự án Hạnh phúc cho em từ những ngày đầu, thượng úy Lê Cao Thiên cùng đồng đội đã lan tỏa hành trình đầy nhân văn, biến khát vọng dựng trường, dựng tương lai cho trẻ em vùng cao Sơn La thành hiện thực.

Thượng úy công an góp phần mang 'hạnh phúc' đến với trẻ em vùng cao

Xây công trình biểu tượng ở Bảo tàng Lịch sử quân sự theo lệnh khẩn cấp của bộ trưởng Quốc phòng

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu các đơn vị xây dựng công trình khu biểu tượng ghi nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nước trong các cuộc kháng chiến của Việt Nam, theo lệnh xây dựng công trình khẩn cấp của bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Xây công trình biểu tượng ở Bảo tàng Lịch sử quân sự theo lệnh khẩn cấp của bộ trưởng Quốc phòng

Chàng trai quăng xe, lao tới cứu cháu bé trước mũi tàu hỏa

Trong lúc đi làm về, phát hiện cháu bé đang loạng choạng ở đường ray không lùi lại được, trong khi tàu hỏa đang đến gần, Nam quăng xe lao tới kéo cháu bé ra.

Chàng trai quăng xe, lao tới cứu cháu bé trước mũi tàu hỏa

30 tuổi 30 lần hiến máu: 'Chọn hiến máu để mang lại sự sống'

Trong bối cảnh cả nước thiếu nguồn máu dự trữ, nhiều bạn trẻ ở TP.HCM tham gia hiến máu cứu người. Có bạn vượt qua nỗi sợ hãi lần đầu hiến máu, có bạn hiến máu 30 lần...

30 tuổi 30 lần hiến máu: 'Chọn hiến máu để mang lại sự sống'

Giữa trưa nắng, người dân đến trải bạt ở bờ sông Hàn ‘xí chỗ’ xem chung kết pháo hoa

Trưa 12-7, hàng trăm người dân và du khách đã đổ về hai bờ sông Hàn (TP Đà Nẵng) để chọn chỗ đẹp xem chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025, giữa đội chủ nhà Việt Nam và đội Trung Quốc.

Giữa trưa nắng, người dân đến trải bạt ở bờ sông Hàn ‘xí chỗ’ xem chung kết pháo hoa

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh

Theo kế hoạch, 9 tốp bay với 30 máy bay sẽ có màn bay chào mừng trong lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9 (A80).

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar