22/11/2019 07:49 GMT+7

Văn hóa của mình mà mình không tự giữ lấy thì chẳng ai giữ cho mình!

LINH ĐOAN ghi
LINH ĐOAN ghi

TTO - Trước thông tin áo dài Việt Nam lên sàn diễn Trung Quốc, Tuổi Trẻ Online đã nhận được sự chia sẻ của nhà thiết kế Sĩ Hoàng về vấn đề này.

Văn hóa của mình mà mình không tự giữ lấy thì chẳng ai giữ cho mình! - Ảnh 1.

Các người mẫu trong bộ ảnh phục dựng bộ sưu tập ao dài Lemur - Ảnh: THÁI VŨ VŨ/VIỆN TRANG PHỤC VIỆT

Cách đây hơn 10 năm, khoảng năm 2008, tôi nhớ đó là dịp chương trình giao lưu kỷ niệm 35 năm quan hệ Việt - Nhật, tôi cùng Đoàn ca múa nhạc Bông Sen sang Nhật, trưởng đoàn là chị Nguyễn Thế Thanh - nguyên phó giám đốc Sở Văn hóa - thể thao TP.HCM.

Sau khi chương trình biểu diễn kết thúc, tôi và chị Thế Thanh đến tham quan Bảo tàng Kimono tại Tokyo. Trong bảo tàng đang có cuộc triển lãm Lịch sử 5.000 năm trang phục Trung Quốc. Có thể nói họ làm rất kỳ công.

Thời điểm đó tôi cũng đang có dự án xây dựng Bảo tàng Áo dài ở quận 9 (TP.HCM) nên rất hứng thú đi xem để tìm hiểu. 

Khi xem đến tủ kính trưng bày cuối cùng, cả tôi và chị Thế Thanh đều sửng sốt khi thấy bên trong trưng bày một bộ áo dài lụa Việt Nam màu xanh ngọc, có cả nón lá và đôi guốc gỗ. Họ ghi rất rõ "Trang phục hiện đại Trung Quốc".

Bảo tàng không cho chụp hình nên tôi đã không chụp lại được. Nhìn hình ảnh đó chị em chúng tôi vừa giận vừa lo. Khi về Việt Nam, dù không đủ kinh phí tôi cũng chạy mượn nợ, gấp rút bắt tay vào xây dựng Bảo tàng Áo dài để 4 năm sau bảo tàng được khánh thành.

11 năm qua, trong các cuộc giao lưu, trò chuyện về việc giữ gìn và phát huy áo dài tôi đều nhắc đến câu chuyện này. Khi gặp gỡ các em học sinh - sinh viên tôi thường hỏi các em ngoài bộ áo dài đồng phục, trong tủ của các em có thêm bộ áo dài nào khác không. Rất buồn là nhiều em bảo không có.

Văn hóa của mình mà mình không tự giữ lấy thì chẳng ai giữ cho mình! - Ảnh 2.

Nhà thiết kế Sĩ Hoàng - Ảnh: LINH ĐOAN

Tôi nhớ khoảng những năm 1990, các trường yêu cầu học sinh mặc áo dài nhiều nhưng sau này tự nhiên mất đi, hoặc có chỉ vào thứ hai hằng tuần. Tôi cho rằng áo dài là văn hóa mặc của người Việt Nam, bạn muốn giữ được văn hóa đó bạn phải mặc. 

Mặc áo dài không chỉ để đẹp mà còn là trách nhiệm của mỗi công dân.

Cách đây hơn 10 năm chúng tôi đã lo lắng, và hôm nay càng lo lắng hơn vì họ không chỉ trưng bày thầm lặng ở một bảo tàng mà đã công khai chiếm lấy áo dài ở một Fashion Show.

Người Việt Nam chúng ta khi đi chùa, lễ, tết mà không mặc áo dài là coi như mình từ chối văn hóa của mình. Văn hóa chỉ bảo tồn một cách chắc chắn, phát huy được giá trị chỉ khi được sống trong lòng đời sống hằng ngày.

Tôi nhớ trong hai cuộc thiết kế áo dài cho đội ngũ tiếp viên hàng không Việt Nam, có nhiều giải pháp đưa ra nào là mặc đầm, đồ Tây nhưng tôi và nhà thiết kế Minh Hạnh đều đồng quan điểm gìn giữ chiếc áo dài, đó là biểu tượng văn hóa, hình ảnh Việt Nam với du khách quốc tế.

Văn hóa của mình mà mình không tự giữ lấy thì chẳng ai giữ cho mình!

Một số mẫu áo dài của nhà thiết kế Sĩ Hoàng: 

Văn hóa của mình mà mình không tự giữ lấy thì chẳng ai giữ cho mình! - Ảnh 3.
Văn hóa của mình mà mình không tự giữ lấy thì chẳng ai giữ cho mình! - Ảnh 4.
Văn hóa của mình mà mình không tự giữ lấy thì chẳng ai giữ cho mình! - Ảnh 5.
Văn hóa của mình mà mình không tự giữ lấy thì chẳng ai giữ cho mình! - Ảnh 6.
Văn hóa của mình mà mình không tự giữ lấy thì chẳng ai giữ cho mình! - Ảnh 7.
Nhà thiết kế Trung Quốc ăn cắp mẫu áo dài Việt, nói đó là 'phẩm giá trang phục Trung Quốc'

TTO - Thương hiệu thời trang Ne·Tiger của Trung Quốc vừa ra mắt bộ sưu tập họ gọi là “sự sáng tạo mới”, "phẩm giá của trang phục truyền thống Trung Quốc" nhưng giống hệt các mẫu áo dài của Việt Nam. Nhiều người Việt phẫn nộ.


LINH ĐOAN ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Diễn viên Hong Kong Châu Thông qua đời ở tuổi 92 vì viêm phổi

Ngày 4-7, cựu diễn viên TVB Châu Thông - người thường thủ vai người ông hiền lành trong nhiều phim nổi tiếng - qua đời vì viêm phổi, hưởng thọ 92 tuổi.

Diễn viên Hong Kong Châu Thông qua đời ở tuổi 92 vì viêm phổi

Thoại Mỹ bay từ Mỹ về diễn cùng Huỳnh Long

Đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long sẽ có ba đêm diễn phục vụ miễn phí cho khán giả tại Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu, khu du lịch Bửu Long (Đồng Nai). Nghệ sĩ Thoại Mỹ sẽ hát tăng cường trong vở Tân mai trắng se duyên.

Thoại Mỹ bay từ Mỹ về diễn cùng Huỳnh Long

Văn học Việt được gọi tên ở Pháp

Tối 27-6 tại Hôtel d'Heidelbach, thuộc Bảo tàng Nghệ thuật châu Á Guimet, lễ trao giải cho tiểu thuyết xuất sắc nhất của năm do Nhà xuất bản Éditions Points và tạp chí Version Femina tổ chức diễn ra ấm cúng và trang trọng.

Văn học Việt được gọi tên ở Pháp

Michael Madsen, biểu tượng trong nhiều phim kinh điển của quái kiệt Quentin Tarantino, qua đời

Nam diễn viên kỳ cựu Michael Madsen - người gắn liền với các phim của Quentin Tarantino như Reservoir Dogs, Kill Bill và The Hateful Eight - vừa qua đời ở tuổi 67.

Michael Madsen, biểu tượng trong nhiều phim kinh điển của quái kiệt Quentin Tarantino, qua đời

Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành

Tối 3-7, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật 'Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành'. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và chủ trì chương trình giao lưu.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành

Đà Lạt định vị lại mình: Không chỉ là nơi để ngắm, mà là nơi để sống cùng

Đà Lạt là nơi duy nhất tại Việt Nam sở hữu cả 3 danh hiệu UNESCO. Khi tách thành 5 phường, nhiều kỳ vọng phát triển mới nhưng cũng có những lo ngại liệu thành phố di sản này có giữ được bản sắc văn hóa - sinh thái đặc trưng.

Đà Lạt định vị lại mình: Không chỉ là nơi để ngắm, mà là nơi để sống cùng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar