06/04/2020 14:13 GMT+7

'Văn hóa con dấu' cản trở xu hướng làm việc tại nhà ở Nhật Bản

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Nhiều công ty Nhật Bản áp dụng cách thức làm việc từ xa như một biện pháp ngăn ngừa sự lây lan của dịch COVID-19, nhưng nhân viên vẫn phải tới văn phòng để xin dấu.

Văn hóa con dấu cản trở xu hướng làm việc tại nhà ở Nhật Bản - Ảnh 1.

Dấu trên văn bản được công nhận về mặt giá trị pháp lý. Ảnh: hoken-teacher.jp

Trong khi ngày càng có nhiều công ty Nhật Bản áp dụng cách thức làm việc từ xa như một biện pháp ngăn ngừa sự lây lan của virus SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19), một số nhân viên vẫn phải tới văn phòng để xin dấu văn bản.

'Mỗi tuần tôi đều phải tới công ty để đóng dấu tài liệu. Thực sự việc này rất mất thời gian', báo Mainichi Shimbun dẫn lời một nữ nhân viên làm việc trong một công ty sản xuất lớn tại Tokyo.

Từ đầu tháng Ba, công ty này đã áp dụng mô hình làm việc tại nhà. Tuy nhiên, nữ nhân viên 40 tuổi kia vẫn hai lần một tuần đều đặn ngồi tàu điện ngầm 30 phút để tới công ty lấy dấu của cấp trên cho các đơn xin quyết toán chi phí. Ông chủ của cô cũng phải có mặt tại văn phòng từ 3-4 ngày trong tuần để đóng dấu duyệt qua đơn xin và các loại giấy tờ khác.

Ngay cả khi có thể điền đầy đủ thông tin bằng máy tính, nhân viên vẫn phải in ra giấy và xin chứng nhận từ sếp mình. Mỗi tài liệu cần chữ ký và con dấu của 5 người, trong đó có bản thân nhân viên, ông chủ và kế toán.

'Làm việc tại nhà được áp dụng nhằm mục đích giảm thiểu nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2. Tôi hy vọng văn hóa đóng dấu truyền thống này có thể được bỏ đi', nữ nhân viên bày tỏ.

Vấn đề xin dấu tài liệu đã được đưa ra thảo luận trong một cuộc họp vào đầu tháng Ba do một nhóm các công ty tại Tokyo tổ chức nhằm tuyên truyền xu hướng làm việc từ xa.

Ai Hamamoto, một chuyên viên lĩnh vực quan hệ công chúng (PR) làm việc cho tập đoàn thương mại điện tử Venture Republic, cho biết ít nhất 1 tuần 1 lần cô phải có mặt tại công ty.

'Chúng tôi phải đến tận văn phòng khi cần con dấu của đại diện công ty đóng lên những tài liệu như hợp đồng. Ngay cả khi chúng tôi có thể làm hợp đồng điện tử với khách hàng, vẫn có nhiều công ty lớn và chính quyền địa phương yêu cầu hợp đồng giấy', Ai Hamamoto chia sẻ.

Cuộc họp đưa ra ví dụ về một công ty đã số hóa 70% hợp đồng của mình trong khi giảm thiểu hết mức có thể việc sử dụng đến con dấu. Công ty phát triển phần mềm Mofmof tại Tokyo đã sử dụng dịch vụ hợp đồng điện tử "Cloudsign" từ năm 2015. Người sử dụng hệ thống có thể chuyển hợp đồng thành dạng văn bản PDF và liên hệ với khách hàng qua email.

'Trung bình phải mất từ 20 giờ đồng hồ mỗi tháng để chuẩn bị các loại giấy tờ cho hợp đồng. Mặc dù chúng tôi vẫn có hợp đồng giấy, nhưng làm việc bằng hợp đồng điện tử giúp chúng tôi tránh được rắc rối về chuyện đóng dấu và in ấn, tiết kiệm thời gian từ 5 đến 10 tiếng. Thậm chí một số nhân viên trong công ty chúng tôi còn đề xuất tính phí hoa hồng với khách hàng nào yêu cầu hợp đồng giấy', Anna Takanashi – nhân viên PR đại diện cho Mofmof tại cuộc họp – bày tỏ.

Theo một cuộc khảo sát 111 nhân viên văn phòng vào tháng 11/2019, 70% người tham gia trả lời họ cảm thấy quy trình xin dấu rất khó khăn. Trong khi một bộ phận ủng hộ việc đóng dấu các tài liệu, cho rằng con dấu đại diện cho 'giá trị pháp lý', thì những người khác lại bày tỏ mong muốn chuyển sang hợp đồng điện tử, giải thích rằng vai trò của con dấu như một phương tiện xác nhận dần biến mất trong xã hội hiện đại.

Xét về mặt pháp lý, nhiều tài liệu của công ty đã được phép số hóa theo luật bảo quản tài liệu lưu trữ và sách điện tử ban hành năm 1998 và luật tài liệu điện tử năm 2005. Hai luật này cho phép lưu giữ các tài liệu bắt buộc của công ty, trong đó có hợp đồng và báo cáo kinh doanh.

Theo ông Hiroshi Tajima - nhân viên marketing tại công ty Paperlogic, các luật trên cũng cho phép tài liệu sử dụng hệ thống chữ ký điện tử. 'Việc số hóa không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công việc mà còn trừ được chi phí khi làm hợp đồng giấy', ông Hiroshi kết luận.



Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin 18h: Giá tiêu xuất khẩu tăng mạnh; Bão lớn và lốc xoáy gây nhiều thiệt hại ở Mỹ

Điểm tin cùng bạn 18h ngày 18-5-2025: Thị trấn vùng cao ở Tuyên Quang ngập sâu sau cơn mưa 'cực đoan' 230mm; TP.HCM chấn chỉnh đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục; Cơ chế thuế đơn giản, hộ kinh doanh sẽ lên doanh nghiệp…

Điểm tin 18h: Giá tiêu xuất khẩu tăng mạnh; Bão lớn và lốc xoáy gây nhiều thiệt hại ở Mỹ

Điểm tin 8h: Chuẩn bị để từ 1-7 ngồi nhà làm giấy tờ; Điều kiện của Nga để ông Putin gặp ông Zelensk

Điểm tin cùng bạn 8h ngày 18-5-2025: Đề xuất 'yêu cầu cấp thiết' để Đà Lạt thoát nạn kẹt xe; Các ‘ông lớn’ Meta, Google, TikTok, Microsoft… đã nộp 5.100 tỉ tiền thuế; Mỹ phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer…

Điểm tin 8h: Chuẩn bị để từ 1-7 ngồi nhà làm giấy tờ; Điều kiện của Nga để ông Putin gặp ông Zelensk

Điểm tin 18h: Phá rào cản cho start-up Việt cất cánh; Ông Trump sa thải gần 600 nhân viên đài VOA

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình "Điểm tin cùng bạn 18h" hôm nay, ngày 17-5-2025

Điểm tin 18h: Phá rào cản cho start-up Việt cất cánh; Ông Trump sa thải gần 600 nhân viên đài VOA

‘Điều dưỡng trong tương lai - Ước mơ trong tầm tay’

Hưởng ứng Ngày Quốc tế Điều dưỡng (12-5), Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức chuỗi hoạt động có chủ đề “Điều dưỡng trong tương lai - Ước mơ trong tầm tay”.

‘Điều dưỡng trong tương lai - Ước mơ trong tầm tay’

Check in 'nóc nhà Mỹ Tho' - Central Plaza Hotel

Khách sạn Central Plaza 22 tầng ở Mỹ Tho (Tiền Giang) không chỉ là nơi nghỉ dưỡng cao cấp, mà còn là nơi có không gian thu giãn và ngắm hoàng hôn sông Tiền, Mỹ Tho về đêm tuyệt đẹp.

Check in 'nóc nhà Mỹ Tho' - Central Plaza Hotel

Apple đối mặt áp lực về việc chuyển sản xuất iPhone về Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã yêu cầu Apple hạn chế việc xây dựng thêm các nhà máy tại Ấn Độ và thay vào đó mở rộng hoạt động tại Mỹ.

Apple đối mặt áp lực về việc chuyển sản xuất iPhone về Mỹ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar