20/06/2023 13:44 GMT+7

Vải thiều Lục Ngạn tất bật 'du ngoạn' Trung Quốc

Dọc quốc lộ 31 đoạn qua thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang, hàng ngàn xe máy chở vải thiều đỏ rực, chuyển hàng đến các điểm thu mua, trước khi hàng sang Trung Quốc.

Vải thiều Lục Ngạn tất bật du ngoạn Trung Quốc - Ảnh 1.

Mùa vải Lục Ngạn đang độ chín. Những ngày này dọc quốc lộ 31 chạy qua trung tâm thị trấn Chũ và nhiều xã của huyện Lục Ngạn, Bắc Giang ngập trong sắc đỏ vải thiều. Dọc quốc lộ 31, người dân nô nức chuyển vải thiều đi bán từ sáng tinh mơ đến chiều muộn - Ảnh: NGUYỄN KẾ

Từ những vườn vải đỏ rực ở huyện Lục Ngạn, Bắc Giang, vải thiều chính vụ theo xe máy của bà con nông dân tới điểm cân vải. 

Năm 2023, vải chính vụ kéo dài từ ngày 5-6 đến 20-7. Trải qua nhiều công đoạn như sơ chế, làm sạch, ngâm vải trong bể đá, những thùng vải thiều lạnh được đóng thùng hoặc hộp chuyển lên trên các cửa khẩu.

Với đặc thù nhanh chín, những trái vải thiều được thu hái và đóng thùng ngay trong ngày và chuyển lên các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn. 

Để tới tay người tiêu dùng Trung Quốc nhanh nhất, vải thiều sẽ được ưu tiên đi "luồng xanh" để tới trung tâm hoa quả ở Bằng Tường, Trung Quốc trước khi chuyển sang các xe hàng đi các địa phương như Thượng Hải, Bắc Kinh.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Thế Thi - phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, Bắc Giang - cho biết toàn huyện có hơn 17.000ha vải thiều. Dự kiến mùa vải năm nay được mùa và số lượng thu hoạch trên 98.000 tấn. 

Tính đến ngày 18-6, giá vải khoảng 17.000 - 33.000 đồng/kg và huyện đã tiêu thụ trên 34.000 tấn. 

"Tôi có thể khẳng định không vùng nào có sản lượng, chất lượng tốt như vải Lục Ngạn. Tuy vậy, chúng tôi vẫn thường xuyên thanh tra, kiểm tra các mã vùng trồng và mã đóng gói để đảm bảo giữ chữ tín với người tiêu dùng", ông Thi nói.

Hình ảnh vải thiều Lục Ngạn trước khi xuất khẩu:

Vải thiều Lục Ngạn tất bật du ngoạn Trung Quốc - Ảnh 2.

Những vườn vải thiều Lục Ngạn chín đỏ sẽ được thương lái hẹn ngày đến lấy hàng hoặc người nông dân tự thu hái, chuyển bằng xe máy tới điểm cân vải tại các chợ đầu mối. Theo ông Vũ Văn Mến (trong hình) - nông dân trồng vải hữu cơ tại Lục Ngạn, Bắc Giang, những cây vải thiều trong vườn của ông đa phần xuất khẩu với giá cao. Cây trong vườn ông Mến đạt tiêu chuẩn VietGAP nên giá sẽ cao hơn vải tại vườn khác trong vùng từ 5.000 - 10.000 đồng/kg - Ảnh: HÀ QUÂN

Vải thiều Lục Ngạn tất bật du ngoạn Trung Quốc - Ảnh 3.

Đầu giờ sáng là khoảng thời gian các tuyến đường, ngõ phố ở Lục Ngạn đỏ rực màu của vải chín. Khoảng 4h - 5h sáng, bà con phải ra vườn hái vải, tránh nắng gắt, mất màu, quả vải đạt chất lượng cao nhất - Ảnh: NGUYỄN KẾ

Vải thiều Lục Ngạn tất bật du ngoạn Trung Quốc - Ảnh 4.

Tại một điểm cân vải ở thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, những người nông dân kiên nhẫn xếp hàng chờ tới lượt vào cân vải. Tại mỗi điểm thu mua, người bán được phát phiếu kèm theo giá bán - Ảnh: HÀ QUÂN

Vải thiều Lục Ngạn tất bật du ngoạn Trung Quốc - Ảnh 5.

Tại cơ sở sơ chế, đóng gói vải thiều của chị Trần Thị Lịch, thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, khoảng 40 công nhân đang tất bật làm việc. Những chị em phụ nữ ngồi một góc lọc vải, cắt cuống và túm lại thành chùm. Thù lao cho công việc này từ 30.000 - 50.000 đồng/tiếng. Trong khi đó, đội thanh niên đóng hàng, chuyển vải lên container nhận tiền công 600.000 - 800.000 đồng/ngày. Theo chị Lịch, công việc thu mua vải bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc vào khoảng 11h đêm. Vào chính vụ, cơ sở này đóng gói 20 - 30 tấn vải thiều/ngày. Với đội công nhân làm thời vụ hùng hậu, có kinh nghiệm, gần 20 năm qua chủ cơ sở này luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất khi giao hàng cho khách - Ảnh: HÀ QUÂN

Vải thiều Lục Ngạn tất bật du ngoạn Trung Quốc - Ảnh 6.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, thiếu tá Dương Thanh Tiệp - trạm trưởng Trạm kiểm soát biên phòng cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn - cho biết do vải thiều vào chính vụ, các cán bộ chiến sĩ của trạm sẽ tăng ca và điều tiết, hướng dẫn phân luồng phương tiện từ sớm, từ xa. Theo thiếu tá Tiệp, lực lượng biên phòng tại Trạm kiểm soát biên phòng Tân Thanh và các lực lượng chức năng tại cửa khẩu đã chuẩn bị phương án tiếp nhận, làm thủ tục cho 100 - 200 xe vải thiều/ngày lên cửa khẩu Tân Thanh. Bên cạnh đó, lực lượng biên phòng chủ trì với các lực lượng chức năng khác họp bàn với các doanh nghiệp, thống nhất phương án để ưu tiên mặt hàng vải thiều xuất khẩu sớm, tránh thiệt hại kinh tế. Theo đó, ở các bãi xe container chờ thủ tục trước khi xuất khẩu, vải thiều được hướng dẫn vào “luồng xanh” - Ảnh: HÀ QUÂN

Vải thiều Lục Ngạn tất bật du ngoạn Trung Quốc - Ảnh 7.

Trong các kho hàng tại bãi xe Bảo Nguyên thuộc khu vực cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn, công nhân vận chuyển từng thùng vải thiều đã được làm sạch, đóng gọn trong thùng lên container. Do đặc điểm nhanh chín, các xe container vải được bổ sung thêm các cây đá lớn để làm lạnh - Ảnh: HÀ QUÂN

Vải thiều Lục Ngạn tất bật du ngoạn Trung Quốc - Ảnh 8.

Từng xe nông sản, trong đó có vải thiều, chờ xuất hàng sang Trung Quốc trước một trạm kiểm tra của bộ đội biên phòng gần km số 0. Theo thiếu tá Trần Văn Hùng - trạm phó Trạm kiểm soát biên phòng cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Lạng Sơn, để tạo thuận lợi cho nông sản xuất khẩu, các phương tiện hỏng máy, có nguy cơ hỏng hàng sẽ được lực lượng chức năng thống nhất với các doanh nghiệp để ưu tiên xuất khẩu, giảm thiệt hại kinh tế - Ảnh: HÀ QUÂN

Vải thiều Lục Ngạn tất bật du ngoạn Trung Quốc - Ảnh 9.

Tại trung tâm hoa quả ở Bằng Tường, Trung Quốc, bất chấp thời tiết nắng nóng, công nhân nhễ nhại mồ hôi chuyển từng thùng vải đạt tiêu chuẩn từ xe container Việt Nam sang các xe hàng của Trung Quốc để đưa đi tiêu thụ nội địa - Ảnh: HÀ QUÂN

Vải thiều Lục Ngạn tất bật du ngoạn Trung Quốc - Ảnh 10.

Tại một chợ hoa quả ở phố ẩm thực Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc, giá vải thiều Lục Ngạn (Việt Nam lệ chi) đầu vụ khoảng 40 nhân dân tệ/kg (tương đương 130.000 đồng/kg). Theo bà Mã Tiểu Hoa - chủ một sạp bán hoa quả, vải Việt Nam rất đắt khách nên dù vào chính vụ, giá vải duy trì không thấp hơn 30 nhân dân tệ/kg (khoảng 100.000 đồng/kg). Bà Hoa đánh giá vải thiều Việt Nam có chất lượng tốt, vỏ đỏ đậm, vị ngọt, không bị sâu đầu - Ảnh: HÀ QUÂN

Giải bài toán ‘lòng tin’ để vải thiều xuất khẩu được giá

Là mặt hàng có giá trị, số lượng xuất khẩu lớn song vải thiều chưa chiếm trọn được lòng tin của các thương nhân, doanh nghiệp phía Trung Quốc. Thực tế, vẫn còn tình trạng xe hàng chất lượng không tốt phải trả lại.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc đáp trả EU, hạn chế hợp đồng mua sắm thiết bị y tế

Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế đối với các hợp đồng mua sắm thiết bị y tế có giá trị trên 45 triệu NDT (6,3 triệu USD) từ Liên minh châu Âu (EU).

Trung Quốc đáp trả EU, hạn chế hợp đồng mua sắm thiết bị y tế

Rộ tình trạng giả mạo fanpage khách sạn để lừa đảo, có cả con dấu của Sở Du lịch

Gần đây nhiều du khách bị các đối tượng lập fanpage homestay, khách sạn tại tỉnh Đắk Lắk mới để lừa đặt cọc tiền phòng rồi chiếm đoạt.

Rộ tình trạng giả mạo fanpage khách sạn để lừa đảo, có cả con dấu của Sở Du lịch

Địa phương nào sẽ quản công ty xổ số có quy mô lớn nhất?

Từ nay đến hết năm, các tỉnh được sáp nhập về sẽ bàn giao nguyên trạng công ty xổ số cho UBND tỉnh mới. Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn hoạt động cũng như lịch biểu phát hành từ năm 2026.

Địa phương nào sẽ quản công ty xổ số có quy mô lớn nhất?

Giá hồ tiêu Việt Nam 'phân hóa' với quốc tế

Giá hồ tiêu nội địa đang duy trì ổn định như hai ngày trước đó với mức giao dịch phổ biến 139.000-144.000 đồng/kg. Ở chiều ngược lại, giá tiêu thế giới tăng, giảm trái chiều.

Giá hồ tiêu Việt Nam 'phân hóa' với quốc tế

Pallet từ phế phẩm nông nghiệp vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Phiên bản nâng cấp của các tấm pallet carbon âm tính "Made in Vietnam" vừa được thí điểm trong hệ thống kho tự động của các nhãn hàng đa quốc gia, dần thay thế pallet truyền thống.

Pallet từ phế phẩm nông nghiệp vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Quảng Ngãi vươn lên dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025

Quảng Ngãi là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước trong 6 tháng đầu năm 2025, với GRDP tăng tới 11,51%. Riêng theo địa giới cũ (trước hợp nhất Quảng Ngãi - Kon Tum), mức tăng thậm chí lên đến 12,4%.

Quảng Ngãi vươn lên dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar