23/06/2020 19:00 GMT+7

Vắcxin AZD 1222 hiệu quả trong thử nghiệm trên heo

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Thử nghiệm vắcxin AZD 1222 của Hãng dược Anh AstraZeneca trên heo cho thấy tiêm hai liều vắcxin sẽ tạo ra nhiều kháng thể hơn một liều.

Vắcxin AZD 1222 hiệu quả trong thử nghiệm trên heo - Ảnh 1.

Thế giới đang chạy đua phát triển vắcxin chống COVID-19 - Ảnh: REUTERS

Nghiên cứu do Viện Pirbright của Anh công bố ngày 23-6 phát hiện ra rằng việc tiêm thêm một liều bổ sung sau liều đầu tiên trên heo sẽ kích thích phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn việc chỉ tiêm một liều.

"Các nhà nghiên cứu thấy sự gia tăng rõ rệt lượng kháng thể có khả năng gắn kết với virus để ngăn chặn lây nhiễm", Hãng tin Reuters dẫn tuyên bố của nhóm nghiên cứu cho biết.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thừa nhận chưa rõ mức phản ứng miễn dịch nào là đủ để bảo vệ cơ thể người khỏi COVID-19.

Vắcxin ChAdOx1 nCoV-19, còn được biết đến với tên AZD 1222, ban đầu do các nhà khoa học của Đại học Oxford phát triển và hiện có thêm sự phối hợp của Hãng dược AstraZeneca trong nghiên cứu, sản xuất.

"Các kết quả nhằm khuyến khích việc cung cấp hai mũi tiêm… để tăng cường phản ứng kháng thể nhằm vô hiệu virus. Nhưng phản ứng ở người mới là quan trọng", ông Bryan Charleston, giám đốc Viện Pirbright, nói.

AZD 1222 hiện đã được thử nghiệm trên người và Hãng AstraZeneca cho biết dữ liệu thử nghiệm sẽ có trong cuối năm nay.

Trước đó, ông Pascal Soriot - giám đốc điều hành của AstraZeneca - xác nhận đã ký kết thỏa thuận cung cấp 400 triệu liều vắcxin cho châu Âu và sẽ giao trước cuối năm nay. Theo một thông báo gần đây, công ty này dưới danh nghĩa khác cũng đã ký kết các thỏa thuận tương tự với Vương quốc Anh và Mỹ.

Trước đó, Bộ Y tế liên bang Đức công bố nước này cùng với Pháp, Ý và Hà Lan đã thành lập liên minh vắcxin (có tên gọi là IVA), ký hợp đồng nguyên tắc với AstraZeneca nhằm cung cấp ít nhất 300 triệu liều vắcxin ngừa virus SARS-CoV-2 cho các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).

Ngoài AZD 1222, các nhà khoa học thế giới hiện  phát triển hơn 100 loại vắcxin tiềm năng nhằm khống chế dịch COVID-19.

Kỳ vọng vào vắcxin AZD 1222 ngừa COVID-19

TTO - Thế giới đang trông chờ vào sự ra đời của các loại vắcxin phòng COVID-19 hữu hiệu. Đã có những dấu hiệu cho thấy một số loại vắcxin có thể được sử dụng trước cuối năm nay.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Cho rằng bác sĩ thiếu quan tâm, người nhà một bệnh nhân tử vong đã mang di ảnh đến Trung tâm Y tế U Minh để “trục vong”. Lãnh đạo đơn vị tạm đình chỉ kíp trực, lập tổ xác minh toàn bộ vụ việc.

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Đó là số liệu được đề cập trong báo cáo của Ủy ban Kết nối xã hội của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc kết nối xã hội có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tử vong sớm.

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Nguy kịch sau khi dùng thuốc giảm mỡ bụng và collagen không rõ nguồn gốc

Một nữ bệnh nhân phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi sử dụng thuốc giảm cân, thải độc collagen không rõ nguồn gốc.

Nguy kịch sau khi dùng thuốc giảm mỡ bụng và collagen không rõ nguồn gốc

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử chính thức áp dụng từ 1-1-2026

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử được cấp chậm nhất là ngày 1-1-2026, và có giá trị pháp lý như sổ bảo hiểm xã hội bằng bản giấy.

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử chính thức áp dụng từ 1-1-2026
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar