22/11/2022 10:49 GMT+7

Vạch mặt app mạo danh ngân hàng

ĐỨC THIỆN
ĐỨC THIỆN

TTO - Ngoài tin nhắn mạo danh ngân hàng, còn có app giả danh các ngân hàng nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản. Phân biệt thế nào?

Vạch mặt app mạo danh ngân hàng - Ảnh 1.

Người tiêu dùng cần hết sức cẩn trọng khi tải, cài app để tránh bị chiếm tài khoản, mất tiền

Nếu có dấu hiệu đáng nghi ngờ, người dùng nên ngay lập tức xóa app và reset (khôi phục trạng thái xuất xưởng) của máy để phòng trừ app có mã độc đánh cắp các thông tin tài khoản khác lưu trong điện thoại.

Ngô Minh Hiếu

Không chỉ Techcombank, một số ngân hàng khác và nhiều công ty dịch vụ tài chính, chứng khoán cũng từng lên tiếng về tình trạng bị tội phạm mạng dùng app mạo danh dịch vụ để lừa đảo người dùng.

Chẳng hạn tháng 7-2022, Công ty chứng khoán MB (MBS) "phát hiện một số nhóm đối tượng xấu sử dụng thủ đoạn tinh vi, giả danh thương hiệu MBS nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền của khách hàng".

Theo đó, đối tượng mạo danh MBS đăng các bài viết trên mạng xã hội Facebook có nội dung giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, các khoản đầu tư, chính sách ưu đãi/chính sách thưởng... hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng. Khách hàng quan tâm sẽ liên hệ với người đăng bài viết để hỏi thông tin và nhận được các đường link, mã QR trao đổi qua ứng dụng chat Telegram.

Tiếp đó, khách hàng sẽ được yêu cầu tải một ứng dụng có gắn logo cũ của MBS nhưng lại không từ các kho ứng dụng chính thống như App Store, Google Play Store... mà là một tập tin do đối tượng lừa đảo cung cấp. Sau khi tải ứng dụng mạo danh, người dùng được yêu cầu thực hiện các hướng dẫn, nhiệm vụ, hoạt động trên app vừa tải với hứa hẹn sẽ thu được lợi nhuận cao. Tuy nhiên kết quả thường là họ sẽ bị mất tiền, thậm chí mất tài khoản các dịch vụ ngân hàng, email, mạng xã hội...

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Vũ Ngọc Sơn, giám đốc công nghệ Công ty Công nghệ an ninh mạng Việt Nam NCS, cho rằng app giả mạo là hình thức tấn công khó thực hiện hơn các hình thức khác nhưng tỉ lệ chiếm đoạt tài khoản thành công lại cao nhất. 

"Bởi khi người dùng tự cài app giả mạo vào điện thoại, app này sẽ chiếm quyền điều khiển, ăn cắp thông tin, trong đó quan trọng là các thông tin về tài khoản đăng nhập và đặc biệt là mã OTP được gửi qua tin nhắn SMS, từ đó dễ dàng chiếm đoạt tài khoản ngân hàng của nạn nhân", ông Sơn phân tích.

Nhiều chuyên gia công nghệ cho biết với trình độ lập trình ngày càng cao, phần mềm giả mạo giống với phần mềm chính chủ đến hơn 90%. Do đó, về cách phân biệt phần mềm giả mạo với phần mềm chính thống qua giao diện sử dụng cũng như hình thức bên ngoài, người dùng bình thường sẽ khó có thể nhận diện được.

Tuy nhiên theo ông Sơn, thông thường app giả mạo sẽ không dễ dàng được đưa lên các kho ứng dụng chính thống vì quy trình kiểm duyệt trên các "chợ" này tương đối chặt chẽ, thậm chí bằng cách nào đó có đưa được lên chợ ứng dụng thì thời gian tồn tại trên đó cũng không lâu bởi các chợ sẽ có các hệ thống máy quét định kỳ để phát hiện ứng dụng bất thường. 

Chính vì vậy, các đối tượng lừa đảo thường dùng "chiêu" gửi link trực tiếp cho người dùng hoặc đưa lên các "chợ" ứng dụng không chính thống, thậm chí tự dựng trên một "chợ" giả mạo để lừa người dùng... Đây chính là điểm mấu chốt người dùng nên để ý để tránh bị rủi ro.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, chuyên gia bảo mật Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) cũng ghi nhận tình trạng nạn nhân bị gửi đường dẫn web giả mạo Bộ Công an, cơ quan chức năng, nhà mạng để tải app độc hại nhằm đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng... Phương thức có điểm chung là kẻ xấu tiếp cận "con mồi tiềm năng" bằng cách gọi điện hay SMS, tin nhắn chat qua Zalo, Messenger hoặc email. Tiếp đó chúng gửi đường link độc hại và "gài" nạn nhân cài app.

Theo ông Hiếu, nếu có dấu hiệu đáng nghi ngờ, người dùng nên ngay lập tức xóa app và reset (khôi phục trạng thái xuất xưởng) của máy để phòng trừ app có mã độc đánh cắp các thông tin tài khoản khác lưu trong điện thoại. 

Tiếp đó, người dùng nên khóa ngay các tài khoản: ngân hàng, email, mạng xã hội và các tài khoản quan trọng khác trên điện thoại, hoặc đổi email, mật khẩu và cài đặt lại chế độ bảo mật hai bước. Đồng thời, người dùng nên nhanh chóng liên hệ với bộ phận hỗ trợ của ngân hàng để bảo mật tài khoản.

Công an TP.HCM: hiện có 200 app cho vay nặng lãi do người nước ngoài cầm đầu

TTO - Theo đại diện Công an TP.HCM, hiện nay có hơn 200 ứng dụng cho vay trực tuyến do người nước ngoài cầm đầu. Công an TP.HCM đang tích cực phối hợp các cơ quan chức năng để ngăn chặn.

ĐỨC THIỆN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

SHB - nơi 100.000 cổ đông đặt niềm tin

Với 100.000 cổ đông hiện hữu, SHB cho thấy sự tin tưởng của cổ đông dành cho ngân hàng này. Không đơn thuần là khoản đầu tư hiệu quả, cổ đông SHB còn luôn tin tưởng vào người đứng đầu và ban lãnh đạo SHB.

SHB - nơi 100.000 cổ đông đặt niềm tin

Giá vàng giảm mạnh sau thông tin Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau

Giá vàng thế giới giảm 110 USD/ounce sau tin Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau. Lúc 17h hôm nay, 12-5, giá vàng thế giới chỉ còn 3.215 USD/ounce.

Giá vàng giảm mạnh sau thông tin Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau

Phó thủ tướng: Bắc Ninh - Bắc Giang 'bắt tay' xây dựng cực tăng trưởng mới

Ngày 12-5, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức chương trình gặp mặt doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

Phó thủ tướng: Bắc Ninh - Bắc Giang 'bắt tay' xây dựng cực tăng trưởng mới

Xe buýt thay mới ở Nghệ An từ năm 2025 sẽ là xe điện

Tỉnh Nghệ An phấn đấu tới năm 2030, tối thiểu 20% xe buýt trên địa bàn sử dụng điện, năng lượng xanh.

Xe buýt thay mới ở Nghệ An từ năm 2025 sẽ là xe điện

Cổ đông lớn ồ ạt bán gần 19 triệu cổ phiếu, chuyện gì đang xảy ra ở Novaland?

Gần 19 triệu cổ phiếu NVL của Novaland được các cổ đông lớn và cổ đông nội bộ đăng ký bán, trong đó thành viên gia đình ông Bùi Thành Nhơn là ông Bùi Cao Nhật Quân, bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh và bà Cao Thị Ngọc Sương muốn bán hơn 11,5 triệu cổ phiếu.

Cổ đông lớn ồ ạt bán gần 19 triệu cổ phiếu, chuyện gì đang xảy ra ở Novaland?

NÓNG: Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau 115%

Mỹ tạm giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc từ mức 145% xuống còn 30%, trong khi Trung Quốc sẽ hạ mức thuế đối với hàng Mỹ từ 125% xuống 10%.

NÓNG: Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau 115%
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar