01/11/2021 09:20 GMT+7

Vắc xin COVID-19 Việt đỏ mắt tìm người thử nghiệm

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Trong cuộc họp tháng 9 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn khẳng định mục tiêu ít nhất trong năm 2021 có 1 vắc xin COVID-19 nội được cấp phép. Tuy vậy những diễn biến gần đây cho thấy các nhà sản xuất Việt Nam đã bị chậm nhịp.

Vắc xin COVID-19 Việt đỏ mắt tìm người thử nghiệm - Ảnh 1.

Nhân viên y tế tiêm vắc xin cho người dân - Ảnh: T.PHƯƠNG

Đây sẽ là nguồn vắc xin cho Việt Nam trong 2022 khi có tới 3 vắc xin sản xuất trong nước hoặc Việt Nam nhận chuyển giao công nghệ hứa hẹn ra mắt. Ngoài ra, tháng 9 vừa qua, một tập đoàn lớn của Việt Nam cũng ký hợp đồng mua vắc xin COVID-19 từ Tây Ban Nha. 

Tuy nhiên những diễn biến gần đây cho thấy các nhà sản xuất Việt Nam đã bị chậm nhịp, đang gặp khó khăn trong tiến trình thử nghiệm lâm sàng, dẫn tới khó khăn trong hành trình ra mắt vắc xin COVID-19.

Đỏ mắt tìm người thử nghiệm

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 31-10, một thành viên trong nhóm thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVIVAC cho hay nhóm này đang khó khăn trong tìm địa điểm triển khai giai đoạn 3a thử nghiệm lâm sàng COVIVAC, bởi với tiến độ hiện nay, chỉ cuối tháng 11 là cả nước sẽ hoàn thành mũi 1 cho người từ 18 tuổi trở lên, một số địa phương hoàn thành mũi 2, không thể tìm kiếm người có đủ điều kiện tham gia thử nghiệm lâm sàng vắc xin.

Vắc xin COVIVAC do Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang phát triển, với sự hỗ trợ tích cực từ Tổ chức PATH, lại có thêm cơ sở là dây chuyền sản xuất vắc xin cúm tương đồng về công nghệ, nếu được cấp phép sẽ có thể đưa vào sản xuất.

Không chỉ COVIVAC mà các vắc xin nội, vắc xin nhận chuyển giao công nghệ đều gặp khó khăn tương tự, bởi ngoài Nano Covax có 3 sản phẩm chuẩn bị bước vào giai đoạn 2b và 3a (vắc xin COVIVAC, vắc xin ARCT-154 và vắc xin HIPRA nhận chuyển giao công nghệ từ Tây Ban Nha), nhưng không tìm đủ người tham gia thử nghiệm.

Riêng Nano Covax đã thử nghiệm giai đoạn 3a và 3b hoàn tất, đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh quốc gia thông qua báo cáo đánh giá thử nghiệm giữa kỳ giai đoạn 3. 

Cách đây 2 ngày, tại một cuộc họp với các nhà sản xuất vắc xin và sinh phẩm xét nghiệm COVID-19, ông Đỗ Minh Sĩ, giám đốc nghiên cứu và phát triển Công ty Nanogen, nhà sản xuất Nano Covax, cho biết công ty này đã hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Y tế xin cấp phép khẩn cấp và cũng đã gửi hồ sơ đến Tổ chức Y tế thế giới. Hiện tại cơ sở của Nanogen đã gần như hoàn thiện để có thể sản xuất quy mô lớn.

Tuy nhiên theo một số chuyên gia, nếu trong trường hợp đúng kế hoạch, năm 2021 này có 1 vắc xin nội được cấp phép thì vắc xin ấy cũng không thể sử dụng cho 2 liều tiêm cơ bản nữa vì cho đến nay, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, đơn vị triển khai chiến dịch tiêm chủng COVID-19 toàn quốc đã khẳng định chậm nhất đầu 2022 Việt Nam sẽ hoàn thành tiêm ngừa 2 mũi cho người trên 18 tuổi, trong quý 4 hoàn thành mũi 1 cho trẻ 12 - 17 tuổi. 

Vắc xin nội, dù bắt tay vào nghiên cứu từ sớm, thử nghiệm lâm sàng trên người cũng khá sớm, nhưng đến nay đang chậm nhịp và đều gặp khó khăn.

Gỡ khó được không?

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, một chuyên gia cho rằng hướng dẫn ngày 19-8 của Bộ Y tế về quy chế đăng ký vắc xin đã có những sửa đổi, nhưng nếu hướng dẫn này ban hành từ tháng 3 hoặc 4-2021 sẽ kịp thời hơn để các nhà sản xuất vắc xin chuẩn bị.

Chuyên gia này cho rằng nên nghiên cứu hiệu quả của vắc xin Việt Nam ở liều tiêm bổ sung (mũi booster), bên cạnh đó là thử nghiệm hiệu quả phòng bệnh ở trẻ em. Nếu không hàng trăm tỉ đồng bỏ ra nghiên cứu phát triển vắc xin sẽ không phát huy được nhiều về hiệu quả.

TP.HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước vừa công bố kế hoạch tiêm bổ sung mũi 3 sau 2 mũi cơ bản. Trên thế giới đã có quốc gia tiêm mũi 4, vì vậy Việt Nam có tiêm mũi bổ sung, bao giờ tiêm, hiệu quả thế nào, nhu cầu vắc xin năm 2022 như thế nào và sử dụng nguồn nào, hiệu quả của vắc xin nội nếu sử dụng để tiêm mũi booster đều rất cần nghiên cứu, đánh giá.

Giải đáp mối lo 'ảnh hưởng đến gene' khi trẻ tiêm vắc xin COVID-19

TTO - Trả lời báo chí bên lề cuộc tập huấn toàn quốc về tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em 12-17 tuổi, Bộ Y tế cho biết các phản ứng phụ rất ít gặp là viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, liệt mặt, nhưng vắc xin không ảnh hưởng đến gene.

LAN ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch

Người đàn ông tại Gia Lai hái nấm mọc trên nhộng ve sầu về ăn vì nghĩ là đông trùng hạ thảo quý hiếm rồi ngộ độc nguy kịch.

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch

Vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả: Bộ Y tế đang phối hợp làm rõ các sản phẩm

Liên quan đến vụ triệt phá đường dây sản xuất và buôn bán hàng giả quy mô lớn, thu giữ khoảng 100 tấn thực phẩm chức năng và trang thiết bị y tế giả, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay đang phối hợp để xác minh các sản phẩm.

Vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả: Bộ Y tế đang phối hợp làm rõ các sản phẩm

7 loại thuốc không nên uống cùng lúc với cà phê

Cà phê không phù hợp để uống cùng thời điểm với một số loại thuốc, đặc biệt nếu bạn uống thuốc vào buổi sáng.

7 loại thuốc không nên uống cùng lúc với cà phê

Yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Gia Định tạm ngưng hút mỡ bụng

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Gia Định tạm ngưng phẫu thuật hút mỡ bụng cho đến khi làm rõ nguyên nhân.

Yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Gia Định tạm ngưng hút mỡ bụng

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra chất lượng mỹ phẩm bán trên mạng xã hội

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra hậu mại, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra chất lượng mỹ phẩm bán trên mạng xã hội

Giá trị dinh dưỡng của các loại gạo thế nào, chọn loại nào là tốt cho sức khỏe?

Gạo là nguồn carbohydrate tốt trong chế độ ăn uống cân bằng. Gạo cũng chứa vitamin B và các khoáng chất như kẽm, magie.

Giá trị dinh dưỡng của các loại gạo thế nào, chọn loại nào là tốt cho sức khỏe?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar