18/02/2020 09:36 GMT+7

Ưu thế chống khủng bố của ông Trump

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Trong ba năm vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã ghi điểm với nhiều thành tích chống khủng bố. Ông sẽ vận dụng lợi thế này trong chiến dịch tái đắc cử.

Ưu thế chống khủng bố của ông Trump - Ảnh 1.

Các binh sĩ Mỹ trong căn cứ quân sự ở tỉnh Nangarhar (miền đông Afghanistan) - Ảnh: AFP

Chúng ta nỗ lực kết thúc cuộc chiến dài ngày nhất của Mỹ và đưa binh sĩ về nhà.

Tổng thống DONALD TRUMP nói trong thông điệp liên bang ngày 5-2-2020

Cơ quan tình báo Mỹ (CIA) thường xuyên báo cáo với Tổng thống Donald Trump các phần tử khủng bố cộm cán để tìm diệt, song cái tên ông chủ Nhà Trắng nhớ nhất là Hamza bin Laden - con trai của Bin Laden. Ông luôn thúc đẩy CIA loại bỏ mục tiêu này, mặc dù Hamza không phải là mối đe dọa ưu tiên.

Ngày 16-2, kênh truyền hình Mỹ NBC dẫn nguồn tin từ cựu quan chức CIA Douglas London giải thích Hamza là cái tên duy nhất ông Trump bị ám ảnh. 

Cuối cùng, Hamza đã bị quân đội Mỹ không kích giết chết vào năm 2018 trong khu vực Afghanistan/Pakistan.

Xây dựng được chiến lược hiệu quả

Tháng 12-2017, Tổng thống Trump thông báo chiến lược an ninh quốc gia mới, trong đó bao hàm nội dung chống khủng bố. 

Đến tháng 10-2018, Nhà Trắng công bố chiến lược quốc gia chống khủng bố mới. Chính quyền Mỹ mô tả đây là chiến lược cứng rắn và cụ thể đầu tiên của Mỹ trong công cuộc đấu tranh chống khủng bố kể từ năm 2011.

Chiến lược mới gồm các yếu tố như sau: truy đuổi khủng bố đến tận sào huyệt, cô lập chúng với các nguồn yểm trợ, hiện đại hóa và tích hợp các công cụ chống khủng bố, bảo vệ cơ sở hạ tầng của Mỹ và cải thiện khả năng phục hồi, đấu tranh chống cực đoan hóa và tuyển mộ phần tử khủng bố, tăng cường năng lực chống khủng bố của các đối tác quốc tế.

Mỹ nhận định chiến lược mới là cách tiếp cận mới chống khủng bố, tập trung vào các phần tử khủng bố có ý định và có khả năng gây hại cho Mỹ; sử dụng mọi công cụ tiêu diệt khủng bố bằng cách tăng cường các phương pháp quân sự và các năng lực phi quân sự; huy động nhiều cơ quan Chính phủ Mỹ, trong đó có các cơ quan thực thi pháp luật, ngoại giao và tài chính.

Tiêu diệt trùm khủng bố

Trong thông điệp liên bang đọc hôm 5-2 vừa qua (mà giới phân tích nhận định như bài diễn văn tranh cử tổng thống), Tổng thống Trump đã điểm lại thành tựu trong ba năm cuối của nhiệm kỳ đầu tiên.

Ngoài thành tựu về kinh tế, ông không quên nhắc đến vấn đề chống khủng bố. Ông Trump đã nói đến chiến dịch tiêu diệt tướng Qasem Soleimani, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds của Iran, "người phải chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng ngàn binh sĩ Mỹ ở Iraq" và về cam kết chống chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan. 

Dấu ấn đáng ghi nhận là tiêu diệt thủ lĩnh và người sáng lập tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) Abu Bakr al-Baghdadi.

Baghdadi đã tự sát tối 26-10-2019 trong lúc lực lượng đặc nhiệm Mỹ đột kích ở đông bắc Syria. 

Theo giáo sư Jean-Pierre Filiu ở Học viện Chính trị Paris, cái chết của Baghdadi về cơ bản không ảnh hưởng nhiều hoạt động của IS và có tác động ít hơn cái chết của Bin Laden. Dù sao chăng nữa, đây cũng là thành tích chống khủng bố đáng kể dưới thời Tổng thống Trump.

Một tay trùm khủng bố khác chịu chung số phận là Qasim al-Raymi bị quân đội Mỹ tiêu diệt ở Yemen vào đầu tháng 2-2020 theo chỉ thị của ông Trump. 

Tên này là thủ lĩnh và là người sáng lập tổ chức khủng bố Al Qaeda trên bán đảo Ả Rập (AQAP). 

Năm 2018, Mỹ đã tăng tiền thưởng cho người cung cấp thông tin bắt giữ Qasim al-Raymi từ 5 triệu lên gấp đôi. Cái chết của Qasim al-Raymi là tổn thất quan trọng đối với AQAP vì ảnh hưởng đến hoạt động khủng bố ở nước ngoài.

Then chốt: rút quân khỏi Afghanistan

Quan trọng hơn hết là viễn ảnh kết thúc sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Afghanistan sau 18 năm chinh chiến. 

Trung tuần tháng 2-2020, Mỹ đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn một tuần với Taliban. Đây là bước tiến mới có thể mở đường để các bên ký kết hiệp định hòa bình ở Afghanistan.

Hiệp định bao gồm ngừng bắn trên toàn lãnh thổ Afghanistan, xúc tiến đàm phán giữa Chính phủ Afghanistan với Taliban, cam kết của Taliban không bao che cho các nhóm khủng bố và lộ trình rút binh lính Mỹ ra khỏi Afghanistan.

Mỹ đang duy trì khoảng 13.000 quân ở Afghanistan. Hầu hết làm nhiệm vụ huấn luyện cho quân đội Afghanistan trong hoạt động chống khủng bố. Đây là cuộc chiến dài ngày nhất lịch sử nước Mỹ với hơn 2.400 binh sĩ Mỹ thiệt mạng từ năm 2001.

Nếu Mỹ đạt được thỏa thuận hòa bình với Taliban và các binh sĩ Mỹ được về nhà, đây sẽ là điểm cộng lớn cho Tổng thống Trump trong cuộc chạy đua tái đắc cử.

Iran tuyên bố 'diệt 80 tên khủng bố Mỹ' trong vụ bắn tên lửa

TTO - Trong khi thế giới vẫn đang chờ Mỹ tính toán thiệt hại, Iran tuyên bố vụ tấn công bằng tên lửa của nước này nhắm vào các lực lượng Mỹ ở Iraq đã tiêu diệt "80 tên khủng bố Mỹ".

HOÀNG DUY LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

EU, Mexico chật vật trước thuế mới của ông Trump

Tuyên bố áp thuế 30% đối với hàng hóa từ EU và Mexico của ông Trump buộc họ phải chạy nước rút để xoay chuyển tình thế trước 1-8.

EU, Mexico chật vật trước thuế mới của ông Trump

Ông Trump bảo vệ Bộ Tư pháp giữa chỉ trích liên quan tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Ông Trump kêu gọi bỏ qua vụ việc ông Epstein khi Bộ Tư pháp bị chỉ trích vì cách xử lý các giả thuyết xung quanh cái chết của tỉ phú này.

Ông Trump bảo vệ Bộ Tư pháp giữa chỉ trích liên quan tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Mỹ cần tiếp cận đa phương với ASEAN

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định các biện pháp thuế quan không đồng nghĩa Mỹ quay lưng với ASEAN. Cụ thể ra sao?

Mỹ cần tiếp cận đa phương với ASEAN

'Thuế quan Mỹ cũng là cơ hội cho Thái Lan'

Nghị sĩ Thái Lan Chaiwat Sathawornwichit trao đổi với Tuổi Trẻ về ảnh hưởng thuế quan của Mỹ với kinh tế Thái Lan và ASEAN.

'Thuế quan Mỹ cũng là cơ hội cho Thái Lan'

Tin tức thế giới ngày 13-7: Triều Tiên ủng hộ Nga hết mình; EU, Mexico phản ứng với thuế của Mỹ

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, tuyên bố 'ủng hộ vô điều kiện'; Đàm phán bế tắc, Hamas - Israel đổ lỗi cho nhau.

Tin tức thế giới ngày 13-7: Triều Tiên ủng hộ Nga hết mình; EU, Mexico phản ứng với thuế của Mỹ

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Ngày 12-7, Tổng thống Trump công bố sẽ áp mức thuế 30% với hàng nhập khẩu từ Mexico và Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1-8, sau nhiều tuần đàm phán mà không đạt được thỏa thuận thương mại toàn diện.

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar