24/06/2014 06:53 GMT+7

Ưu đãi đầu tư cho công nghiệp quốc phòng

V.V.THÀNH
V.V.THÀNH

TT - Đại biểu Quốc hội Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) đặt vấn đề như vậy trong phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật đầu tư (sửa đổi) sáng 23-6.

Phóng to
Ông Nguyễn Phi Thường - Ảnh: Việt Dũng

Ông Phạm Tất Thắng nói trong những ngày này, chúng ta đang rất phẫn nộ trước hành động ngang ngược của Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng biển Việt Nam. Chúng ta cũng rất bất bình khi Trung Quốc dùng một số lượng tàu lớn gồm tàu quân sự, tàu chức năng và các tàu cá vỏ sắt để hộ tống, bảo vệ giàn khoan trái phép đó. Theo ông Thắng, nhìn ra thế giới thì Nhật Bản là một quốc gia biển giống Việt Nam, có nền công nghiệp phát triển, đồng thời là đối tác chiến lược sâu rộng của Việt Nam. Hiện nay Nhật Bản đang sửa đổi pháp luật để có thể xuất khẩu vũ khí, công nghiệp quốc phòng. Ngoài Nhật Bản cũng có một số quốc gia khác tương tự.

Luật phải trở thành động lực cho nhà đầu tư

“Vấn đề đặt ra là liệu chúng ta có nên cân nhắc và quy định lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, công nghiệp tàu thủy là một lĩnh vực ưu đãi đầu tư của luật này trong giai đoạn hiện nay hay không? Tôi đề nghị ban soạn thảo cân nhắc” - ông Thắng nói.

Tôi rất kỳ vọng và mong rằng Luật đầu tư (sửa đổi) lần này ra được một chương riêng về đặc khu kinh tế, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Thật sự đã quá muộn rồi, thế giới biến đổi, cơ hội qua đi và không ai chờ chúng ta

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (TP Hà Nội)

Đại biểu Phan Văn Quý (Nghệ An) cũng cho rằng cần có cơ chế mạnh mẽ để khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực và địa bàn đầu tư như công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, công nghiệp quốc phòng, vùng nguyên liệu, địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn. “Phải tạo được điểm nhấn, đầu tư theo chuỗi trong một số lĩnh vực ở địa bàn đầu tư giống như mô hình của Tập đoàn Samsung hay các tập đoàn khác đã và đang thực hiện”- ông Quý nói.

Không chỉ “đất lành chim đậu”

Từ kinh nghiệm thất bại của một số ngành thời gian qua, nhất là ngành cơ khí ôtô, đại biểu Trần Xuân Hòa (Quảng Ninh) cho rằng các nhà đầu tư phải đáp ứng những yêu cầu nhất định để không chỉ “đất lành chim đậu” mà đất phải ngày càng màu mỡ hơn, tươi tốt hơn và chim cũng phải ngày càng sinh sôi nảy nở, phát triển hơn.

Từ đó, ông Hòa đề nghị xem xét, bổ sung ưu đãi đối với những trường hợp đáp ứng các tiêu chí như: các hoạt động đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, quy mô vốn đầu tư lớn; khai thác tiết kiệm, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên khoáng sản không thể tái tạo...

Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằng điều quan trọng của Luật đầu tư (sửa đổi) là đưa ra chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, cùng với đó là đưa ra điều kiện quản lý dòng vốn đầu tư. Theo ông Lịch, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cần tiếp cận theo dòng vốn, chứ không tiếp cận theo nhà đầu tư là ai. Bởi vì hiện nay thực tế rất nhiều vốn FDI nhưng nhà đầu tư không phải lấy tiền từ nước ngoài vào, nhất là bất động sản, người ta lấy “mỡ heo rán heo”, mỡ heo lại chính là nguồn lực trong nước, nếu ta không quản dòng vốn mà đi quản ông chủ là không đúng.

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (TP Hà Nội) đề nghị sửa đổi luật lần này phải tạo được cơ chế đột phá, thu hút đầu tư trong tình hình mới. Đồng thời phải kiểm soát tốt dòng vốn đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn có nguồn gốc từ Nhà nước.

Hoạt động của hải quan phải minh bạch

Sáng 23-6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật hải quan (sửa đổi). Luật này quy định: “Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam”. Cùng với đó, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị bổ sung nội dung “xây dựng hải quan Việt Nam trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động minh bạch, hiệu lực, hiệu quả”.

Cùng ngày, với đa số phiếu thuận, Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi).

LÊ KIÊN

V.V.THÀNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ đoạn tinh vi của nhóm sản xuất, mua bán hàng chục tấn ‘khí cười’ vừa bị công an triệt phá

Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, nhóm bị can trong đường dây sản xuất, mua bán 'khí cười' (N₂O) hoạt động rất tinh vi. Nhóm này lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm che giấu hành vi phạm tội.

Thủ đoạn tinh vi của nhóm sản xuất, mua bán hàng chục tấn ‘khí cười’ vừa bị công an triệt phá

Cú 'bắt tay ngầm' trục lợi hàng chục tỉ của cựu giám đốc trung tâm lý lịch tư pháp và tài xế cũ

Từng là tài xế riêng, Phạm Quang Hậu trở thành “trợ thủ” đắc lực cho cựu giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia Hoàng Quốc Hùng trong đường dây cấp phiếu lý lịch tư pháp sai quy định, nhận hối lộ hơn 43 tỉ đồng từ hơn 55.000 hồ sơ.

Cú 'bắt tay ngầm' trục lợi hàng chục tỉ của cựu giám đốc trung tâm lý lịch tư pháp và tài xế cũ

Hoa hậu Thùy Tiên bị bắt: Với vương miện quốc tế làm ăn chính đáng cũng giàu, giờ nhận kết đắng

Trước thông tin hoa hậu Thùy Tiên bị bắt tạm giam, nhiều bạn đọc bày tỏ tiếc nuối cho hình ảnh từng được yêu mến, song không ít ý kiến bức xúc, cho rằng người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi trục lợi từ sự tin tưởng của xã hội.

Hoa hậu Thùy Tiên bị bắt: Với vương miện quốc tế làm ăn chính đáng cũng giàu, giờ nhận kết đắng

Từ vụ hoa hậu Thùy Tiên, trung tướng công an: Người nổi tiếng quảng cáo phải biết 'liêm sỉ'

Từ vụ hoa hậu Thùy Tiên, trung tướng Nguyễn Minh Đức nhấn mạnh người nổi tiếng phải thấy trách nhiệm với chính bản thân, với danh tiếng, đạo đức xã hội.

Từ vụ hoa hậu Thùy Tiên, trung tướng công an: Người nổi tiếng quảng cáo phải biết 'liêm sỉ'

Kịp thời ngăn cụ ông 71 tuổi ở Vũng Tàu định chuyển gần 7 tỉ đồng cho nhóm lừa đảo qua điện thoại

Một ngân hàng và công an ở Vũng Tàu kịp thời phát hiện, kéo dài thời gian để ngăn chặn kịp một cụ ông 71 tuổi chuẩn bị chuyển gần 7 tỉ đồng cho nhóm lừa đảo qua điện thoại.

Kịp thời ngăn cụ ông 71 tuổi ở Vũng Tàu định chuyển gần 7 tỉ đồng cho nhóm lừa đảo qua điện thoại

Hoa hậu Thùy Tiên che giấu vai trò cổ đông trong phi vụ kẹo Kera thế nào?

Thời điểm mạng xã hội lan truyền nhiều tranh luận về hàm lượng chất xơ trong kẹo Kera, để tránh ảnh hưởng, hoa hậu Thùy Tiên đề nghị ký hợp đồng hợp thức quảng cáo nhằm loại bỏ vai trò cổ đông sáng lập.

Hoa hậu Thùy Tiên che giấu vai trò cổ đông trong phi vụ kẹo Kera thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar