26/08/2008 12:58 GMT+7

Uống táo mèo, hạt muồng có giảm mỡ trong máu?

BS LÊ THÚY TƯƠI
BS LÊ THÚY TƯƠI

TTO - * Tôi có chỉ số mỡ trong máu hơi cao (có kết quả xét nghiệm và kết luận của bác sĩ). Tôi được người quen giới thiệu một bài thuốc làm giảm mỡ máu: dùng táo mèo khô, hạt muồng muồng nấu nước uống thay nước uống hằng ngày.

Tôi xin hỏi nếu bài thuốc này có tác dụng thì cách dùng cụ thể như thế nào? Lượng táo mèo, hạt muồng nấu một lần là bao nhiêu? Uống trong khoảng thời gian bao lâu là phù hợp? Bài thuốc này có tác dụng phụ gì không?

(Lê Du)

Mỡ trong máu cao là cụm từ muốn nói rằng bạn bị rối loạn chuyển hóa lipid. Nguyên nhân gây nên mỡ trong máu cao có rất nhiều loại. Chúng ta hay nói tới “tên” đứng đầu trong dòng mỡ là cholesterol.

Thực tế cholesterol không phải là chất hoàn toàn gây hại cho cơ thể. Chúng ta không thể sống được nếu không có cholesterol. Cholesterol là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng tế bào, sợi thần kinh và của nhiều nội tiết tố trong cơ thể. Ngoài ra gan còn dùng cholesterol để sản xuất ra acid mật giúp tiêu hóa thức ăn.

Cholesterol có hai nguồn gốc:

* Thứ nhất: từ thức ăn hằng ngày trong thịt, mỡ, trứng... chiếm 25% nhu cầu cholesterol trong cơ thể.

* Thứ nhì: do gan tạo ra chiếm đến 75%. Gan có khả năng tổng hợp cholesterol từ những chất khác như đường, đạm.

Điều này lý giải tại sao nhiều người không ăn mỡ, trứng như những người ăn chay trường lâu năm hoặc những người ốm vẫn bị rối loạn mỡ trong máu. Họ bị rối loạn mỡ trong máu do việc rối loạn tạo cholesterol ở gan.

Ở đây xin được giải thích thêm một số từ chuyên môn mà nhiều bà con thường thắc mắc không hiểu khi đọc trên những phiếu xét nghiệm. Cholesterol và triglyceride được mang đi trong máu nhờ kết hợp với một chất có tên là lipoprotein. Có nhiều loại lipoprotein: loại có tỉ trọng cao có tên là HDL, loại có tỉ trọng thấp có tên là LDL, loại có tỉ trọng rất thấp có tên là VLDL và HDL có chức năng vận chuyển cholesterol và VLDL có chức năng vận chuyển triglyceride trong máu.

Cholesterol kết hợp với LDL được ký hiệu là LDL-C là dạng cholesterol gây hại cho cơ thể, chúng vận chuyển cholesterol vào trong máu thấm vào thành mạch máu. Chúng có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành mảng xơ mỡ động mạch. Cholesterol kết hợp với HDL được ký hiệu là HDL-C là một dạng cholesterol có lợi cho cơ thể chúng chống lại quá trình xơ mỡ động mạch bằng cách mang cholesterol dư thừa ứ đọng từ trong thành mạch máu trở về gan. Sự tăng triglyceride trong máu quá cao cũng góp phần thúc đẩy quá trình xơ mỡ động mạch.

Trong cơ thể luôn có sự cân bằng giữa hai quá trình gây hại và bảo vệ. Cho nên khi ta dùng từ tăng cholesterol hay tăng mỡ trong máu để chỉ tình trạng này là không chính xác mà ta phải gọi là rối loạn mỡ trong máu, có nghĩa là có tăng thành phần gây hại và giảm thành phần bảo vệ. Đôi khi không có tăng thành phần gây hại nhưng có giảm thành phần bảo vệ thì vẫn gọi là rối loạn mỡ trong máu.

Mỡ trong máu cao sẽ làm đường kính động mạch bị nhỏ hẹp lại do mỡ tạo thành những mảng (plaque) bám vào vách bên trong động mạch, tình trạng này làm máu bị cản trở không dẫn được đầy đủ vào não, thận, bộ phận sinh dục, tay chân và tim.

Mỡ trong máu cao là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh tim. Cao mỡ trong máu cũng là nguyên nhân liên quan tới những bệnh khác như sạn mật, liệt dương, tâm trí suy nhược và làm cao huyết áp. Ung thư đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư gan mật đều có lien quan đến rối loạn lipid máu.

Trong đông y, táo mèo được gọi là sơn tra. Loại quả này có tác dụng hạ huyết áp nhờ làm dãn mạch ngoại vi. Nó cũng giúp hạ mỡ máu, dãn động mạch vành, cải thiện sức co bóp cơ tim.

Sơn tra cũng có tác dụng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, an thần, trấn tĩnh, góp phần lập lại cân bằng sinh lý và phòng chống tích cực các biến chứng do tình trạng tăng huyết áp gây ra. Khi dùng sơn tra bạn lưu ý nó có vị chua nên nếu đau dạ dày thì nên uống khi no.

Hạt muồng đông y gọi là thảo quyết minh. Nó có tác dụng làm giảm mỡ trong máu, an thần, lợi tiểu, sáng mắt.

Nếu bạn dùng bài thuốc này thì nên dùng 24g táo mèo khô, 20g thảo quyết minh nấu nước uống suốt ngày. Chỉ lưu ý là nếu huyết áp của bạn <100/60 thì không dùng được vì chúng gây hạ huyết áp.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin gửi về địa chỉ email: [email protected]

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Xin chân thành cảm ơn!

B.CHÂU thực hiện

BS LÊ THÚY TƯƠI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công an Đắk Lắk yêu cầu cung cấp hồ sơ bệnh nhân tử vong tại các bệnh viện có dấu hiệu tội phạm

Công an Đắk Lắk cho rằng các vụ bệnh nhân tử vong có dấu hiệu tội phạm, bệnh viện bàn giao cho gia đình mai táng gây khó khăn nên đề nghị cung cấp hồ sơ để điều tra.

Công an Đắk Lắk yêu cầu cung cấp hồ sơ bệnh nhân tử vong tại các bệnh viện có dấu hiệu tội phạm

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các sở y tế tỉnh thành và các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm chống nắng.

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Những năm gần đây, thuốc chống giun sán ivermectin liên tục được lan truyền trên mạng xã hội như một “thần dược” có thể chữa khỏi COVID-19 và ung thư. Tuy nhiên giới chuyên môn khẳng định thông tin này là sai sự thật.

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

Thời điểm đại dịch COVID-19 xuất hiện đầu năm 2020 tại Việt Nam, những người tiếp xúc gần 2m đã thuộc diện nghi nhiễm và phải cách ly, người bệnh phải cách ly 14 ngày. Còn hiện nay, việc thực hiện cách ly COVID-19 như thế nào?

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

'Thắp' nụ cười cho người bệnh ung thư tại TP.HCM qua tranh ảnh

Suốt nửa năm qua, một nhóm người trẻ tại TP.HCM vẫn miệt mài treo tranh, ảnh, “thắp” nụ cười cho những người bệnh ung thư thông qua dự án “Một bức tranh - Nhiều hy vọng”.

'Thắp' nụ cười cho người bệnh ung thư tại TP.HCM qua tranh ảnh

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn

Mỗi năm, sốt xuất huyết lại bùng phát vào mùa mưa khiến hàng ngàn trẻ em phải nhập viện, nhiều ca trở nặng nguy hiểm tính mạng. Bà con mình cần làm ngay ba việc quan trọng.

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar