23/02/2025 09:00 GMT+7

Ươm mầm những chuyên gia y tế có tầm ảnh hưởng (KMOLs) tương lai

Ngày 21-2, talkshow Mảnh: Truyền thông giáo dục sức khỏe diễn ra tại Đại học Y Dược TP.HCM đã chia sẻ những góc nhìn và cơ hội mới cho sinh viên y dược trong lĩnh vực truyền thông y tế.

Ươm mầm những chuyên gia y tế có tầm ảnh hưởng (KMOLs) tương lai - Ảnh 1.

Chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe thu hút đông đảo sinh viên tham dự - Ảnh: BV ĐHYD

Talkshow giúp hơn 500 sinh viên tiếp cận với những kiến thức thực tiễn về truyền thông giáo dục sức khỏe và ươm mầm thế hệ KMOLs (Key Medical Opinion Leaders) tương lai - những chuyên gia y tế có khả năng lan tỏa tri thức và tạo ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng.

Truyền thông giáo dục sức khỏe cần nghệ thuật giao tiếp, kỹ năng tâm lý

"Truyền thông giáo dục sức khỏe không chỉ là một kỹ năng, mà còn là một nhiệm vụ. Chúng ta - những người làm trong ngành y - không chỉ chữa lành bằng chuyên môn mà còn bằng những thông tin chính thống, lan tỏa tri thức đúng đắn để giúp cộng đồng hiểu và bảo vệ sức khỏe của chính mình", ThS Đỗ Thị Nam Phương - trưởng Trung tâm Truyền thông Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM - khẳng định trong talkshow.

Cũng với vai trò diễn giả, thành viên ban giám khảo cuộc thi và tham gia buổi trò chuyện, ThS.BS Nguyễn Hiền Minh, phó trưởng đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM nhắc các đồng nghiệp tương lai về các kỹ năng chuyên môn lâm sàng khi khám chữa bệnh để phân tích và lồng ghép, lan tỏa thông tin sức khỏe.

Với vai trò chuyên gia y tế có tầm ảnh hưởng trên truyền thông, hiện đang phối hợp rất hiệu quả với Trung tâm truyền thông của bệnh viện, ThS.BS Nguyễn Hiền Minh chia sẻ: "Sự phát triển của công nghệ giúp mọi người có thể kết nối và tương tác với nhau ngày càng dễ dàng hơn, tức thời hơn, liên tục hơn. Do đó việc ứng dụng Facebook, Zalo, Youtube... để tạo dựng cách kênh truyền thông vừa ít chi phí, vừa dễ dàng, thuận tiện là một xu hướng tất yếu.

Là người có thông tin đúng, chúng ta phải có trách nhiệm chia sẻ nhưng khi tốc độ lan tỏa, lướt… quá nhanh, chúng ta chỉ có 5 giây để thu hút sự chú ý của người xem. Chọn gì, ra sao để họ dừng lại nghe, xem thông tin của chúng ta, đó không chỉ là thách thức mà còn là kỹ năng cần được trau dồi".

Talkshow đã cung cấp cho sinh viên cái nhìn tổng quan về việc lập kế hoạch truyền thông y tế, từ việc xác định mục tiêu, phân tích đối tượng, lựa chọn kênh truyền thông, thiết kế nội dung, đến đo lường hiệu quả chiến dịch. Đây là những kỹ năng quan trọng, không chỉ giúp các bạn có sự chuẩn bị tốt hơn cho tương lai, mà còn mở ra cơ hội tham gia vào truyền thông y tế ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.

Ươm mầm những chuyên gia y tế có tầm ảnh hưởng (KMOLs) tương lai - Ảnh 2.

ThS Đỗ Thị Nam Phương chia sẻ những kiến thức và kỹ năng truyền thông y tế tại chương trình - Ảnh: BV ĐHYD

Xác định mục tiêu truyền thông và lựa chọn kênh cho kế hoạch được thực hiện hiệu quả được coi là vấn đề ưu tiên để kế hoạch mang tính khả thi và hiệu quả cao nhất, có định hướng để đi đúng. Đó cũng chính là những kinh nghiệm của hai khách mời mang đến cho các sinh viên.

Sinh viên y dược sẽ là những hạt giống KMOLs

Một trong những điểm nhấn của talkshow được hai diễn giả đánh giá cao chính là sự chủ động, nghiêm túc và sáng tạo của các bạn sinh viên.

Những câu hỏi cụ thể như "Sinh viên có thể đóng góp vào truyền thông y tế như thế nào?" hay "Làm sao để lập một kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe hoàn chỉnh? Khi nào cần tác động đến một đối tượng cụ thể?" đã phản ánh sự quan tâm thực tế của các sinh viên trẻ đối với truyền thông.

Cả hai diễn giả đều khuyến khích sinh viên hợp tác với Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM để tham gia xây dựng các sản phẩm truyền thông hữu ích cho người bệnh, từng bước góp phần lan tỏa kiến thức y khoa chính thống đến cộng đồng.

Ươm mầm những chuyên gia y tế có tầm ảnh hưởng (KMOLs) tương lai - Ảnh 3.

ThS Đỗ Thị Nam Phương (giữa) và ThS.BS Nguyễn Hiền Minh (phải) nhận thư cảm ơn từ BTC chương trình - Ảnh: BV ĐHYD

Buổi trò chuyện không chỉ dừng lại ở những chia sẻ lý thuyết, mà còn góp phần tạo động lực để sinh viên y dược chủ động tham gia vào truyền thông y tế, từng bước có thể trở thành những KMOLs tương lai - những chuyên gia y tế không chỉ vững chuyên môn mà còn có khả năng dẫn dắt và truyền cảm hứng trong cộng đồng.

"Với sự hỗ trợ của các cơ sở y tế, sự sáng tạo và nhiệt huyết của các bạn sinh viên, truyền thông y tế tại Việt Nam chắc chắn sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ hơn, giúp người dân tiếp cận thông tin sức khỏe chính xác, dễ hiểu và hữu ích hơn". ThS Đỗ Thị Nam Phương nhấn mạnh.

Ươm mầm những chuyên gia y tế có tầm ảnh hưởng (KMOLs) tương lai

Chuỗi hội thảo "Xây dựng và phát triển kỹ năng truyền thông dành cho các chuyên gia y tế tạo ảnh hưởng xã hội (KMOLs)" do Bệnh viện ĐHYD phối hợp Đại học RMIT Việt Nam tổ chức năm 2024 và nhiều hoạt động tiếp nối trong năm 2025.

Chuỗi hội thảo KMOLs hiện đã tạo được một cộng đồng chuyên gia y tế có ảnh hưởng đến xã hội trên 600 thành viên, thường xuyên chia sẻ cách triển khai chương trình giáo dục sức khỏe lồng ghép trong các chương trình truyền thông, giúp các thành viên tự tin hơn với các kỹ năng chuyên môn y tế của bản thân.

Th.S Đỗ Thị Nam Phương và ThS BS. Nguyễn Hiền Minh cũng là thành viên Ban Giám khảo, và diễn giả khách mời của Cuộc thi Xây dựng kỹ năng Truyền thông Giáo dục sức khỏe Health Education Communication Skill (HECS) do Open Mic Club - ĐHYD tổ chức.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những cách ‘tự chữa lành’ của sinh viên Trường đại học Thành Đô

Trong bối cảnh sinh viên phải đối mặt với vô vàn áp lực, Trường đại học Thành Đô đã kiến tạo một hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho các bạn.

Những cách ‘tự chữa lành’ của sinh viên Trường đại học Thành Đô

Điểm tin 18h: App chứng khoán giả tung cổ phiếu rẻ; Starbucks: Làm việc trực tiếp hoặc thôi việc

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 16-7-2025

Điểm tin 18h: App chứng khoán giả tung cổ phiếu rẻ; Starbucks: Làm việc trực tiếp hoặc thôi việc

Cathay Life Việt Nam kỷ niệm 17 năm thành lập

Ngày 12-7 tại TP.HCM, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Cathay Việt Nam (Cathay Life Việt Nam) kỷ niệm 17 năm thành lập, với các hoạt động thể thao và chương trình góp quỹ từ thiện.

Cathay Life Việt Nam kỷ niệm 17 năm thành lập

‘Chubb - Tự do an phúc’ - Bảo hiểm kết hợp tài chính và sức khỏe

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam (Chubb Life Việt Nam) chính thức ra mắt giải pháp bảo hiểm toàn diện “Chubb - Tự do an phúc”, kết hợp giữa sản phẩm bảo hiểm liên kết chung với bốn sản phẩm bảo hiểm sức khỏe mở rộng.

‘Chubb - Tự do an phúc’ - Bảo hiểm kết hợp tài chính và sức khỏe

Điểm tin 8h: Hang Sơn Đoòng là bối cảnh phim Ấn Độ; Côn trùng có thể nghe cây cối nói chuyện

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin cùng bạn 8h ngày 16-7.

Điểm tin 8h: Hang Sơn Đoòng là bối cảnh phim Ấn Độ; Côn trùng có thể nghe cây cối nói chuyện

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tuyển 7.990 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2025

Trường đại học Công nghiệp Hà Nội (Mã trường: DCN) là cơ sở giáo dục đại học công lập với bề dày lịch sử 127 năm xây dựng và phát triển, luôn được đánh giá là cơ sở đào tạo cán bộ kinh tế - kỹ thuật hàng đầu của cả nước.

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tuyển 7.990 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar