23/02/2022 11:49 GMT+7

UNICEF: COVID-19 đe dọa sự phát triển của trẻ em

BÌNH MINH (Theo UNICEF)
BÌNH MINH (Theo UNICEF)

TTO - COVID-19 đã đẩy thêm 100 triệu trẻ em vào cảnh nghèo đói, tăng 10% kể từ năm 2019. Con số này tương ứng với gần hai trẻ em rơi vào cảnh nghèo đói mỗi giây kể từ giữa tháng 3 năm ngoái, khi đại dịch được công bố.

UNICEF: COVID-19 đe dọa sự phát triển của trẻ em - Ảnh 1.

COVID-19 đe dọa sự phát triển của trẻ em - Ảnh: UNICEF

Theo báo cáo "Ngăn chặn một thập niên mất mát: Hành động khẩn cấp nhằm đảo ngược tác động tàn phá của COVID-19 đối với trẻ em và thanh thiếu niên" do UNICEF vừa công bố, tác động lan rộng của đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn ra sâu rộng hơn, tình trạng nghèo đói ngày càng gia tăng, kéo theo sự bất bình đẳng và đe dọa quyền của trẻ em hơn bao giờ hết. 

Bà Henrietta Fore, giám đốc điều hành UNICEF, nhấn mạnh đại dịch COVID-19 là mối đe dọa lớn nhất đối với sự tiến bộ của trẻ em trong lịch sử 75 năm của tổ chức này.

"Trong khi số trẻ em đói, bỏ học, bị ngược đãi, sống trong cảnh nghèo đói hoặc bị ép buộc kết hôn ngày càng tăng, số trẻ em được chăm sóc sức khỏe, tiêm vắc xin, đủ ăn và các dịch vụ thiết yếu đang giảm dần", bà Fore cho biết.

COVID-19 đã đẩy thêm 100 triệu trẻ em vào cảnh nghèo đói, tăng 10% kể từ năm 2019. Con số này tương ứng với gần hai trẻ em rơi vào cảnh nghèo đói mỗi giây kể từ giữa tháng 3 năm ngoái, khi đại dịch được công bố.

UNICEF cho biết ngay cả trong trường hợp tốt nhất, việc phục hồi đến mức trước đại dịch sẽ mất tới 8 năm.

Bên cạnh đó, khoảng 60 triệu trẻ em hiện đang sống trong các hộ gia đình "nghèo về tiền bạc" và hơn 23 triệu trẻ em đã bỏ lỡ các loại vắc xin thiết yếu, con số cao nhất trong hơn một thập niên qua.

Trước đại dịch, khoảng 1 tỉ trẻ em trên toàn thế giới đã phải chịu ít nhất một lần thiếu thốn nghiêm trọng, chẳng hạn như không được tiếp cận với giáo dục, y tế, nhà ở, dinh dưỡng hoặc điều kiện vệ sinh và nước. Sự phục hồi không đều đang đẩy con số lên cao hơn.

Báo cáo nêu chi tiết các lĩnh vực khác đã xảy ra trượt giá, chẳng hạn như trong giáo dục. Vào thời điểm cao điểm của đại dịch, hơn 1,6 tỉ học sinh đã phải nghỉ học do nhà trường đóng cửa. Các trường học bị đóng cửa trên toàn thế giới trong gần 80% thời gian giảng dạy trực tiếp trong năm đầu tiên của cuộc khủng hoảng.

Lao động trẻ em đang gia tăng. Trên toàn thế giới, hơn 13% thanh thiếu niên từ 10 đến 19 tuổi bị ảnh hưởng bởi sức khỏe tâm thần suy giảm. UNICEF báo cáo vào tháng 10-2020, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần quan trọng ở 93% quốc gia đã bị gián đoạn hoặc tạm dừng do sự lây lan của dịch COVID-19.

Ngoài ra, có thể có thêm 10 triệu cuộc tảo hôn xảy ra trước cuối thập niên này do hậu quả của đại dịch, trong khi số lao động trẻ em đã tăng lên 160 triệu, tăng gần 8,5 triệu trong bốn năm qua. Nghèo đói gia tăng đồng nghĩa với việc có thêm 9 triệu trẻ em trai và gái cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài đại dịch, báo cáo còn cảnh báo những mối đe dọa tiếp theo đối với trẻ em gây nguy hại đến quyền của trẻ.

UNICEF cho biết 426 triệu trẻ em trên toàn cầu, hay gần 1/5, sống trong các khu vực xung đột ngày càng trở nên gay gắt, với phụ nữ và trẻ em gái có nguy cơ cao nhất bị bạo lực tình dục liên quan đến xung đột.

Cơ quan này cho biết thêm, 80% tất cả các nhu cầu nhân đạo đều do xung đột thúc đẩy và gần một nửa số trẻ em trên thế giới, khoảng 1 tỉ trẻ em, sống ở các quốc gia có nguy cơ cực kỳ cao do tác động của biến đổi khí hậu.

Trước tình hình đại dịch đang diễn ra, xung đột ngày càng gia tăng và tình trạng khẩn cấp về khí hậu ngày càng trầm trọng, UNICEF tiếp tục kêu gọi đầu tư vào bảo trợ xã hội, cũng như phục hồi toàn diện và bền vững.

Cơ quan này cho biết cần phải có hành động để chấm dứt đại dịch và đảo ngược những trở ngại trong giáo dục và dinh dưỡng cho trẻ em, bao gồm cả việc tận dụng vai trò của UNICEF trong việc phân phối vắc xin. Bên cạnh đó, cần đảm bảo chất lượng giáo dục, bảo vệ sức khỏe tâm thần tốt cho tất cả trẻ em. Ngoài ra, cần có các cách tiếp cận mới để ngăn ngừa và ứng phó tốt hơn với các cuộc khủng hoảng, chẳng hạn như nạn đói, biến đổi khí hậu và thiên tai, nhằm bảo vệ trẻ.

Trẻ em 'đa văn hóa' khó hòa nhập, Hàn Quốc cam kết tạo thêm bình đẳng

TTO - Nhiều trẻ nhỏ có cha mẹ là người nước ngoài đang sống ở Hàn Quốc phải vật lộn với sự phân biệt nguồn gốc tại trường, khó theo đuổi ước mơ do thiếu sự hỗ trợ trong hướng nghiệp.

BÌNH MINH (Theo UNICEF)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: COVID trẻ em

Tin cùng chuyên mục

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Sau khi nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, nhiều doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách hỗ trợ nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển doanh nghiệp, đất nước.

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Mặc đồ yoga nấu ăn cho khách, thu nhập 70 triệu đồng một tháng

A Lục biến sở thích nấu ăn thành nghề kiếm sống, phục vụ phụ nữ trẻ thành thị bận rộn, thu nhập gần 20.000 tệ/tháng (gần 70 triệu đồng/tháng). Nhưng cô cũng vướng phải tranh cãi về cách ăn mặc.

Mặc đồ yoga nấu ăn cho khách, thu nhập 70 triệu đồng một tháng

Nam thanh niên 'trả thù tình' bằng cách trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò

Đổ vỡ trong chuyện tình cảm, nam thanh niên nảy sinh ý định 'trả thù tình' bằng cách không ai ngờ tới: trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò.

Nam thanh niên 'trả thù tình' bằng cách trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Nguyễn Công Vinh - Trường THPT chuyên Bắc Ninh - vừa giành huy chương vàng Olympic Vật lý châu Á lần thứ 25, chia sẻ nguyên tắc tự học.

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Đưa kiểu tính KPI của doanh nghiệp vào cơ quan công quyền: Đừng máy móc

Áp KPI cho công chức sao cho hiệu quả? Làm sao để hài lòng người dân, tránh chạy theo KPI để làm việc hình thức đối phó?

Đưa kiểu tính KPI của doanh nghiệp vào cơ quan công quyền: Đừng máy móc

Chụp ảnh ở metro: Đừng chắn lối, chặn cửa tàu

Metro số 1 là không gian công cộng, nơi ai cũng có thể chụp ảnh, lưu lại khoảnh khắc đẹp, nhưng cần tuân thủ quy định.

Chụp ảnh ở metro: Đừng chắn lối, chặn cửa tàu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar