14/12/2021 09:43 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ứng dụng hỗ trợ người dân diện chính sách, yếu thế

THS TRẦN NAM (Trường ĐH Khoa học  xã hội và nhân văn,  ĐH Quốc gia TP.HCM)
THS TRẦN NAM (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM)

TTO - TP.HCM có số lượng người dân thuộc diện chính sách, nhóm yếu thế khá lớn và con số này ngày càng tăng.

Ứng dụng hỗ trợ người dân diện chính sách, yếu thế - Ảnh 1.

THS TRẦN NAM

Đại dịch COVID-19 đã khiến những điểm yếu trong kết nối thông tin giữa các cá nhân trong diện này với các cơ quan chuyên trách, các tổ chức tương hỗ trong xã hội được bộc lộ. 

Hơn lúc nào hết, bằng công nghệ, chúng ta có thể kết nối và hỗ trợ họ và điều này cần được thực hiện càng sớm càng tốt.

Từ thực tế hoạt động của chương trình "Vắc xin tinh thần" (hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tại TP.HCM, do Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) thực hiện) và qua tổng đài 1022, tôi nhận thấy nhu cầu cung cấp thông tin chính sách, nhu cầu được tư vấn các vấn đề tâm lý, nhu cầu hỗ trợ việc làm hay nhu cầu được kết nối và cảm nhận được sự chia sẻ của cộng đồng là rất lớn.

Hiện nay có một thực tế là thành phố đang thiếu kênh kết nối dài lâu, cố định và thông tin về các chương trình hỗ trợ an sinh. Hay các tổ chức xã hội đồng hành gặp khó khăn trong việc kết nối với các nhóm yếu thế để hỗ trợ. 

Do đó, người dân thiếu các thiết chế đảm bảo an sinh trong khi nguồn lực xã hội còn rất lớn nhưng không thể kết nối. 

Từ đó, theo tôi, một ứng dụng để kết nối nhóm người thuộc diện chính sách, nhóm yếu thế mà tôi tạm gọi là "Một chạm sẻ chia" là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay và tương lai lâu dài.

Đề xuất này của tôi dựa trên những cơ sở như: nhu cầu kết nối, cung cấp thông tin của người dân thuộc nhóm chính sách, nhóm yếu thế là rất cao; tính khả thi về nguồn lực từ thành phố, từ nhà nước và các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ hay các nhà tài trợ; khả năng thực thi về mặt công nghệ và nguồn lực để thực hiện. 

Đặc biệt, TP.HCM đang xây dựng thành phố thông minh, thành phố nghĩa tình, nhất là trong bối cảnh quan điểm nhân văn của Nhà nước ta là bằng nhiều giải pháp, nhiều nguồn lực phải đảm bảo an sinh xã hội cho người dân và "không để ai bị bỏ lại phía sau".

Ứng dụng "Một chạm sẻ chia" nên được thực hiện bởi một dự án phát triển có tư cách pháp nhân và tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý tài chính, minh bạch trong hoạt động. 

Về cơ bản, ứng dụng này sẽ bao gồm các chức năng, dữ liệu đầu vào, cách thức thực hiện và đặc điểm về thiết bị di động để cài đặt ứng dụng như sau:

Về chức năng: Ứng dụng sẽ là kênh kết nối giữa người dân thuộc diện ưu tiên sử dụng với các cơ quan được UBND TP.HCM chỉ định và các tổ chức xã hội có nhiều hoạt động hỗ trợ an sinh cho người dân, các tổ chức hỗ trợ nghề nghiệp, chăm sóc y tế, các chương trình tư vấn tâm lý... 

Các mục trong ứng dụng này bao gồm: chăm sóc y tế, tư vấn tâm lý, việc làm, hỗ trợ tài chính, thực phẩm, giải trí, hỏi & đáp, chính sách, nhà ở, kết nối... Trong ứng dụng có thể tạo các diễn đàn cho các nhóm đối tượng phù hợp.

Về dữ liệu đầu vào: Dữ liệu có thể được phân quyền cung cấp bởi hai nhóm: nhóm do thành phố chỉ định, nhóm do ứng dụng phân quyền. Các cá nhân cung cấp dữ liệu phải cam kết tính chính xác và phù hợp. Ứng dụng có cơ chế kiểm duyệt kỹ càng trước khi xuất bản thông tin.

Về cách thức thực hiện: Để đảm bảo vận hành lâu dài, ứng dụng cần được thành phố tài trợ kinh phí xây dựng ban đầu, về sau chuyển giao cho một cơ quan chuyên trách đảm nhiệm điều phối như một dự án phát triển. Ban quản trị ứng dụng được giao quyền mời gọi tài trợ và có kiểm toán hằng năm...

Lưu ý người lớn tuổi, khuyết tật

Nhiều cá nhân trong diện khó khăn nên việc mua sắm thiết bị di động và duy trì không phải là điều dễ dàng; hay đối với người lớn tuổi, người khuyết tật, cần những thiết bị có màn hình phù hợp, phím bấm lớn.

Thành phố nên đặt hàng các công ty công nghệ thiết kế riêng hoặc lựa chọn một sản phẩm có sẵn trên thị trường. Nguồn kinh phí có thể kêu gọi tài trợ.

Để giảm gánh nặng ngân sách, đối với các cá nhân có điều kiện kinh tế đảm bảo, không nhất thiết phải tặng thiết bị mà họ có thể cài trên thiết bị sẵn có.

Ứng dụng hỗ trợ người dân diện chính sách, yếu thế - Ảnh 3.

Đồ hoạ: NGỌC THÀNH

Nâng tầm nhân lực công nghệ thông tin

TTO - COVID-19 đã tác động nhiều mặt đến TP.HCM, đặc biệt là về kinh tế. Nhưng đại dịch cũng mở ra thêm nhiều cơ hội để chuyển mình số hóa.

THS TRẦN NAM (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thanh toán QR, NFC liên tục tăng trưởng mạnh

Thanh toán QR và thanh toán công nghệ NFC đã vượt qua các phương thức thanh toán khác để trở thành những "người dẫn đường" trong hành trình số hóa của nền kinh tế.

Thanh toán QR, NFC liên tục tăng trưởng mạnh

Ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam do có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Cơ quan công an phát hiện trong tổng số 9.600 kênh, nhóm Telegram tại Việt Nam, có tới 68% kênh, nhóm xấu độc. Nhiều hội, nhóm do các đối tượng chống đối, phản động lập ra. Xảy ra nhiều vụ lừa đảo, rao bán dữ liệu người dùng, ma túy...

Ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam do có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Tỉ phú Elon Musk tuyên bố chip Blindsight sẽ được cấy ghép trên người mù hoàn toàn vào cuối năm 2025, mở ra hy vọng khôi phục thị lực.

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Liên thông bệnh án điện tử ở Khánh Hòa để giảm thủ tục giấy tờ cho bệnh nhân

Tỉnh Khánh Hòa vừa có kế hoạch thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử tại tất cả bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh công, tư trên địa bàn tỉnh, để kết nối liên thông với nhau và với các bệnh viện tuyến trên.

Liên thông bệnh án điện tử ở Khánh Hòa để giảm thủ tục giấy tờ cho bệnh nhân

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM: Bị số lạ gọi liên tục, đừng vội gọi lại coi chừng sập bẫy

Nếu bị gọi nhá máy liên tục, có dấu hiệu lừa đảo hoặc gây thiệt hại tinh thần, vật chất, người dân nên trình báo cơ quan công an địa phương để được hỗ trợ, xử lý theo quy định.

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM: Bị số lạ gọi liên tục, đừng vội gọi lại coi chừng sập bẫy

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar