05/03/2018 10:02 GMT+7

Ứng dụng chuyển giọng nói thành văn bản miễn phí và chính xác

ĐẮC LUÂN
ĐẮC LUÂN

TTO - Nếu bạn không ghét việc “rã băng”, tức là sao chép lại bằng văn bản các nội dung trong băng âm thanh, thì chắc chắn là vì bạn ít phải làm công việc này.

Theo trang CNET, phát triển các ứng dụng có khả năng chuyển âm thanh thành văn bản (speech to text) từ lâu đã là vấn đề được nhiều hãng công nghệ quan tâm.

Ứng dụng chuyển giọng nói thành văn bản miễn phí và chính xác - Ảnh 1.

Giao diện ứng dụng Otter trên thiết bị di động - Ảnh: CNET

Otter, một ứng dụng mới, miễn phí dành cho thiết bị di động, do một nhóm kỹ sư của công ty nhận biết ngôn ngữ Nuance và các chuyên gia của Google phát triển, cũng được thiết kế để giải quyết vấn đề này.

Mục tiêu của ứng dụng nhằm giúp việc "rã băng" trở nên dễ dàng và tiện lợi, giống như việc nhập liệu bằng giọng nói trong ứng dụng Google Doc của Google.

Cho tới thời điểm này, tiếng nói vẫn luôn là "ám ảnh" với các đại gia công nghệ. Các công ty lớn như Amazon, Google và Apple đều tập trung nguồn lực phát triển các trợ lý ảo điều khiển bằng giọng nói như Alexa hay Siri.

Thực tế cho thấy các công nghệ tương tác bằng giọng nói sẽ trở thành một giai đoạn tiếp theo trong định hướng phát triển công nghệ điện toán của các hãng.

Mặc dù được quan tâm ở cấp độ ít hơn so với công nghệ trợ lý ảo, nhưng các ứng dụng speech-to-text cũng đang ngày càng được mọi người quan tâm hơn để phục vụ nhiều nhu cầu trong nhiều lĩnh vực.

Hiện tại các ứng dụng "rã băng" kiểu này đang chia làm hai nhóm. Nếu miễn phí, chúng thường không chính xác. Với những ứng dụng cung cấp bản "rã băng" chính xác, chúng thường có phí bởi luôn phải có người hỗ trợ việc "hiệu đính" bản sao nội dung của máy.

Tuy nhiên với sự ra đời của ứng dụng Otter tại triển lãm di động toàn cầu tuần qua, các nhà phát triển đặt mục tiêu đưa tới người dùng một ứng dụng "rã băng" không những miễn phí, chính xác mà còn thông minh.

Ứng dụng Otter hiện đã sẵn sàng để bạn tải về trên các thiết bị Android và thiết bị di động của Google.

Để sử dụng Otter, bạn chạm vào biểu tượng microphone để bắt đầu ghi âm. Gần như ngay lập tức, một bản sao thô trực tiếp của những gì bạn nói sẽ bắt đầu xuất hiện.

Trong quá trình bạn đăng ký sử dụng Otter trên thiết bị di động, ứng dụng này sẽ "lấy mẫu" một đoạn nói thử của bạn để có thể "học" giọng nói của bạn và ghi chép chính xác những điều bạn nói trong lần sau.

Ứng dụng cũng cho phép bạn tìm kiếm dữ liệu, không chỉ trong nội dung một bản sao chép, mà còn trong toàn bộ các nội dung đã lưu trên máy. Nó cũng tự động tạo ra các từ khóa để bạn có thể chạm vào tìm kiếm.

Ngoài ra, bạn còn có thể thiết lập các nhóm trong Otter và nội dung "rã băng" có thể được chia sẻ trong ứng dụng này giữa các thành viên trong nhóm và giữa người nọ với người kia. Bạn còn có thể gửi cho người khác một đường link dẫn tới bản "rã băng" để xem trên nền tảng web.

ĐẮC LUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM cùng Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu chuẩn bị hạ tầng số, đảm bảo vận hành sau sáp nhập

UBND TP.HCM giao Sở Khoa học và Công nghệ làm việc với tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu rà soát, chuẩn bị hạ tầng, giải pháp kỹ thuật khi sáp nhập vào TP.HCM.

TP.HCM cùng Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu chuẩn bị hạ tầng số, đảm bảo vận hành sau sáp nhập

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, trở thành trường y đầu tiên ở Mỹ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào chương trình đào tạo bác sĩ.

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Sau hơn 1 tháng ra mắt, cổng thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn đã tiếp nhận 426 hồ sơ sản phẩm, giải pháp, trong đó 71 sản phẩm, giải pháp hữu ích đã được công bố.

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Thôn gắn biển QR đầu hẻm, đường thôn hiện đại hơn nhà mặt phố

Sáng kiến độc đáo của trưởng thôn giúp người dân và khách dễ dàng tìm đường, mở ra hướng đi mới cho nông thôn thông minh.

Thôn gắn biển QR đầu hẻm, đường thôn hiện đại hơn nhà mặt phố

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, việc trang bị tư duy số và kiến thức nền tảng về trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là sự lựa chọn, mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các sinh viên đại học.

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Trung tướng Nguyễn Minh Đức: 'Đối tượng gọi điện, nêu rõ số căn cước, vậy lộ lọt ở đâu?'

Nhiều đại biểu kiến nghị cần làm rõ các khái niệm về dữ liệu cá nhân cần được bảo vệ và có biện pháp quản lý với những trường hợp giao dịch, đặc biệt trên môi trường điện tử.

Trung tướng Nguyễn Minh Đức: 'Đối tượng gọi điện, nêu rõ số căn cước, vậy lộ lọt ở đâu?'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar