05/07/2017 16:41 GMT+7

​Ukraine chặn đứng đợt tấn công mạng thứ hai

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov thông tin cảnh sát mạng nước này vừa chặn đứng một vụ tấn công mạng được cho là từ Nga nhằm vào Kiev.

Trưởng cảnh sát Mạng Ukraine, ông Serhiy Demedyuk trong cuộc phỏng vấn với hãng Reuters - Ảnh: Reuters

Thông qua mạng xã hội Facebook, bộ trưởng Avakov cho biết vụ tấn công mới nhất xảy ra lúc 13h40 ngày 4-7 (17h40 cùng ngày, theo giờ Việt Nam). Cao điểm của cuộc tấn công được lên kế hoạch vào lúc 16h chiều hôm qua.

Tuy nhiên đến khoảng 15h ngày 4-7, cảnh sát mạng đã khóa được việc lan truyền email và chặn đứng các hoạt động của virút từ các máy chủ của hệ thống thông tin M.E.Doc.

"Cuộc tấn công đã ngừng lại. Các máy chủ đã được loại bỏ. Việc theo dấu hành vi tấn công mạng cho thấy nó bắt nguồn từ Liên bang Nga" - bộ trưởng Avakov tuyên bố.

Trong khi đó, theo hãng tin Reuters, các chuyên gia vẫn đang cố gắng tìm ra thủ phạm đứng sau vụ tấn công mã độc tống tiền tại các quốc gia lớn trên thế giới hồi tuần rồi.

Các quan chức tình báo và công ty an ninh mạng cho biết một số vụ tấn công có nguồn gốc từ loại mã độc cài trong phần mềm kế toán của công ty M.E.Doc dù công ty này đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc trên.

Cũng trong ngày 4-7, cảnh sát Ukraine đã tịch thu các máy chủ của một công ty dịch vụ phần mềm tình nghi đã lây lan virút chứa mã độc tống tiền trong hệ thống máy vi tính của nhiều công ty trên thế giới hồi tuần rồi.

Người đứng đầu cục Cảnh sát Mạng Ukraine, ông Serhiy Demedyuk nói với hãng Reuters rằng cảnh sát đã tịch thu các máy chủ của công ty M.E.Doc để phục vụ điều tra.

Nữ phát ngôn viên Cảnh sát Mạng Yulia Kvitko cho biết cuộc điều tra cũng đang tiếp tục tại các văn phòng của M.E.Doc. Bà Kvitko cho biết chi tiết của cuộc điều tra sẽ được công bố trong ngày hôm nay.

Các nhà nghiên cứu thuộc công ty phần mềm an ninh ESET của Slovakia cho biết họ phát hiện "cửa hậu" (backdoor) được viết trên một số cập nhật của phần mềm của công ty M.E.Doc.

Điều này có nghĩa là khi truy cập vào mã nguồn của công ty M.E.Doc, chương trình cửa hậu sẽ cho phép các tin tặc xâm nhập vào hệ thống của các công ty dùng phần mềm này mà không bị phát hiện.

Chủ tịch công ty an ninh mạng ISSP của Ukraine, ông Oleg Derevianko cho biết bản cập nhật của M.E.Doc hồi tháng 4 đã phát tán một loại virút đến các khách hàng của công ty này, chỉ đạo các máy tính của các công ty khách hàng tải 350 megabyte dữ liệu từ một nguồn không rõ trên internet.

Sau đó virút sẽ xuất 35 megabyte dữ liệu của công ty cho tin tặc. "Với 35 megabyte này bạn có thể trích xuất bất kỳ thứ gì - email từ các ngân hàng, tài khoản người dùng, mật khẩu, bất cứ thứ gì" - ông Derevianko chỉ rõ.

Khoảng 80% công ty tại Ukraine xài phần mềm kế toán của hãng M.E.Doc. Phần mềm này cho phép khoảng 400.000 khách hàng của M.E.Doc gởi và trao đổi các tài liệu tài chính trong nội bộ cũng như để nộp thuế cho chính phủ.

ANH THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lừa đảo bằng deepfake voice ngày càng tinh vi, phải làm sao?

Công nghệ deepfake voice cho phép giả giọng giống hệt người thật, khiến nhiều người sập bẫy vì tin vào giọng nói quen thuộc.

Lừa đảo bằng deepfake voice ngày càng tinh vi, phải làm sao?

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Nút home vật lý, jack tai nghe 3.5mm... từng là 'đặc sản' của smartphone nhưng nay đã biến mất cùng sự phát triển chóng mặt của công nghệ hiện đại.

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Chuyên gia bảo mật cảnh báo người tham gia trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps có thể để lộ thông tin cá nhân mà không hay biết.

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar