20/03/2022 10:55 GMT+7

Tuyệt kỹ khinh công trong nghề rửa dừa

CHÍ CÔNG
CHÍ CÔNG

TTO - Bao lâu nay người dân trồng dừa vẫn ưng bụng thuê anh Nguyễn Văn Núi (ở ấp Cạn Ngọn, xã Thạnh Yên, huyện U Minh Thượng, Kiên Giang) rửa dừa (vệ sinh đọt dừa).

Tuyệt kỹ khinh công trong nghề rửa dừa - Ảnh 1.

Trèo xuống cây dừa như tư thế con mèo, anh Núi tập luyện rất lâu và không ít lần bị té xuống kênh

Nhiều người ngưỡng mộ anh Núi ở những "tuyệt kỹ khinh công" trèo dừa như mèo trèo cao, xuống ngược nhanh như chớp và đi từ cây dừa này qua cây dừa khác một cách ngoạn mục.

Một sớm giữa tháng 3, trong lúc anh Núi thoăn thoắt leo lên đọt làm vệ sinh 20 cây dừa cho ông Trương Hai Nhỏ ở cùng xã, ông Hai Nhỏ cho biết: "Hắn leo dừa ở đây ai cũng nể. Từ cây dừa này chuyền qua cây kia điêu luyện lắm, hắn leo nhanh và có thể xuống thế con mèo hay bằng đường lá dừa. Biểu diễn hay vậy nên có khi người ta thích còn cho thêm tiền nữa".

Ngồi ăn hộp cơm vào giờ trưa, anh Núi tâm sự hồi xưa anh làm thuê nhiều nghề như vác lúa, quăng phân, xịt thuốc, chạy xe ôm rồi đến rửa dừa. 

"Tui làm nghề lau dừa này lúc 14, 15 tuổi. Leo trèo dừa riết quen, đặc biệt thấy con mèo leo dừa rồi tui học cho bằng được. Rửa dừa một cây người ta trả 25.000 đồng. Nhà nào khổ khổ thì tui lấy bớt tiền lại" - anh Núi cười vui cho biết.

Leo dừa vất vả hiểm nguy, nặng thì bị ong đốt, nhẹ thì kiến cắn, nhưng anh Núi cho rằng đó là chuyện thường. Do đó mỗi ngày anh vừa làm vừa chơi cũng kiếm được khoảng 500.000 đồng. Không tiêu xài gì, anh về đưa cho mẹ mua gạo, mắm muối trong nhà… 

Ngoài việc rửa dừa sạch, người dân ở đây thích nhìn anh phô diễn tuyệt kỹ trèo dừa, chuyền từ cây dừa này sang cây dừa khác, có thể đập bể trái dừa bằng tay, lột dừa khô bằng răng nhanh như chớp... Ai nhìn cũng mê thích, dù ở đây có nhiều người làm nghề rửa dừa.

Tuyệt kỹ khinh công trong nghề rửa dừa - Ảnh 2.

Không đầy 30 giây, anh Núi có thể dùng răng lột xong trái dừa khô và đập trái dừa tươi để uống nước

Tuyệt kỹ khinh công trong nghề rửa dừa - Ảnh 3.

Từ đọt cây dừa này, anh Núi đu và đi trên tàu lá qua cây kế bên với khoảng cách 4m như chơi

Tuyệt kỹ khinh công trong nghề rửa dừa - Ảnh 4.

Anh Thành (phải) theo phụ anh Núi hành nghề rửa dừa để kiếm tiền phụ giúp gia đình

Tuyệt kỹ khinh công trong nghề rửa dừa - Ảnh 5.

Gan dạ và biết kết hợp với nhiều kỹ thuật, anh Núi mới có thể xuống cây dừa bằng cách thả mình theo tàu lá

Tuyệt kỹ khinh công trong nghề rửa dừa - Ảnh 6.

Anh thường được bà con trong xóm kêu rửa dừa

Tuyệt kỹ khinh công trong nghề rửa dừa - Ảnh 7.

Rửa dừa, làm vệ sinh bẹ, đọt và trái dừa để phòng bệnh cho cây. Khi có dừa chín, anh hái nguyên quày, cột dây thòng xuống cho chủ vườn

Cụ ông 64 tuổi mưu sinh bằng nghề leo hái dừa

TTO - Nhiều năm nay các nhà vườn trồng dừa ngoại thành của thành phố Nha Trang không xa lạ gì về ông Rái, dù đã 64 tuổi nhưng mỗi khi các chủ vườn cần ông luôn có mặt để leo hái dừa, công hái mỗi trái là 2000 đồng.

CHÍ CÔNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Có bàn chân không còn ngón, có bàn chân chỉ còn lại phần gót, có những trường hợp chỉ còn một nửa bàn chân, thậm chí cụt hẳn hai chân.

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar