19/07/2022 21:15 GMT+7

Tuyên truyền mạnh để ngăn ngừa nạn buôn người qua biên giới ‘tìm việc làm’

HÀ QUÂN
HÀ QUÂN

TTO - Ông Trần Ngọc Túy, cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động - thương binh và xã hội), đã có những chia sẻ với Tuổi Trẻ Online để ngăn chặn tình trạng buôn người đang rất nóng hiện nay, nhất là tại biên giới phía Tây Nam.

Tuyên truyền mạnh để ngăn ngừa nạn buôn người qua biên giới ‘tìm việc làm’ - Ảnh 1.

Người dân trình báo bị lừa "việc nhẹ lương cao" với Công an huyện Lục Ngạn, Bắc Giang - Ảnh: Công an cung cấp

Theo ông Trần Ngọc Túy, cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động - thương binh và xã hội), để phòng chống buôn người, cơ quan chức năng, địa phương phải đẩy mạnh tuyên truyền, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, khu vực khó khăn, giáp biên. Đơn cử như tại các tỉnh giáp biên như An Giang, Long An, Lào Cai... có tình trạng người dân vượt biên tự do để tìm việc làm. 

Do người dân những nơi này thường bươn chải, lao động kiếm sống nhưng thu nhập không cao nên rất dễ bị các đối tượng buôn bán người dụ dỗ, lừa bán với mức lương hứa hẹn. 

Vị này cho hay trước khi có quy chế phối hợp liên ngành, công tác phối hợp tương đối rời rạc, việc của đơn vị nào đơn vị đó làm theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Từ nay, nạn nhân bị mua bán được tiếp cận đồng thời nhiều chính sách như tâm lý, sinh lý, pháp lý.

"Các sở có thể ký kết quy chế phối hợp hoặc đề xuất chủ tịch UBND tỉnh một cơ chế chung trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán người", ông Túy nêu.

Ông Túy nói thêm việc hỗ trợ nạn nhân buôn người đã được quy định rõ trong luật, tuy nhiên trường hợp phụ nữ bị buôn bán để phục vụ tình dục thì thực tế phát sinh vấn đề. Chẳng hạn, nhiều đồn biên phòng 100% là nam giới nên nạn nhân đang khủng hoảng tâm lý, rất khó chia sẻ câu chuyện bản thân, do đó cần cán bộ ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc công an tiếp cận, xử lý.

Thực tế các đường dây lừa đảo, lợi dụng tâm lý tìm việc nhanh chóng, lương thưởng hậu hĩnh của người lao động để lừa bán ra nước ngoài làm 'việc nhẹ lương cao' nhưng thực chất là lao động cưỡng bức, bóc lột.

Theo quy chế liên bộ, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo bộ đội biên phòng, cảnh sát biển thực hiện hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, bố trí chỗ ở tạm thời cho nạn nhân bị mua bán tự đến trình báo hoặc do cơ quan biên phòng, cảnh sát biển giải cứu hoặc phát hiện tại khu vực biên giới, hải đảo, trên biển.

Trường hợp không đủ điều kiện bố trí ăn, ở cho nạn nhân thì phối hợp với phòng lao động - thương binh và xã hội cấp huyện để chuyển tuyến nạn nhân vào cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

Bộ Ngoại giao chỉ đạo cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí về nước cho nạn nhân bị mua bán, đồng thời áp dụng các biện pháp bảo hộ công dân theo quy định hiện hành.

Tại lễ ký quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán người giữa bốn bộ Lao động - thương binh và xã hội, Công an, Ngoại giao, Quốc phòng, ngày 19-7, thượng tướng Trần Quốc Tỏ - thứ trưởng Bộ Công an - cho biết địa bàn xảy ra mua bán người có thể ngay ở đô thị, nông thôn chứ không riêng gì vùng biên giáp ranh các nước, vùng hẻo lánh.

Phương thức của tội phạm mua bán người là núp bóng, trá hình, tinh vi, trực tiếp hoặc gián tiếp qua trung gian hoặc không gian mạng; câu kết chặt chẽ giữa người mua - người bán, môi giới, dẫn dắt, hình thành các đường dây tội phạm liên tỉnh, xuyên quốc gia, quốc tế.

"Về hình thức, các đối tượng núp bóng dưới dạng cho nhận con nuôi, kết hôn có yếu tố nước ngoài, đẻ thuê, cho hoặc hiến tạng, xuất khẩu lao động, di cư bất hợp pháp và kể cả hợp pháp, đi ra nước ngoài để tham quan, du lịch, chữa bệnh…", thượng tướng Trần Quốc Tỏ nêu.

Ông Tỏ cho biết nạn nhân bị bán ra nước ngoài chủ yếu là sang các nước chung đường biên với Việt Nam (80%), số còn lại sang các nước bằng đường bộ, đường không, đường biển nên công tác phát hiện mua bán người khó khăn.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, lực lượng chức năng Việt Nam phối hợp với lực lượng chức năng Campuchia giải cứu hơn 250 trường hợp bị lừa sang lao động trái phép tại Campuchia.

Hỗ trợ chi phí về nước cho nạn nhân bị mua bán, lừa đảo 'việc nhẹ lương cao' sang nước ngoài

TTO - 'Bộ Ngoại giao chỉ đạo cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí về nước cho nạn nhân bị mua bán; áp dụng các biện pháp bảo hộ công dân theo quy định hiện hành'.

HÀ QUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh, bố trí bổ sung các đồn, trạm biên phòng

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu cầu nghiên cứu điều chỉnh, bố trí bổ sung đồn trạm biên phòng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh, bố trí bổ sung các đồn, trạm biên phòng

TP.HCM đề nghị tạo ‘luồng xanh’ chở cát về vành đai 3, chỉ kiểm tra 1 lần

TP.HCM vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, cơ quan chức năng phối hợp, hỗ trợ tạo 'luồng xanh' vận chuyển cát phục vụ cát xây dựng dự vành đai 3 TP.HCM.

TP.HCM đề nghị tạo ‘luồng xanh’ chở cát về vành đai 3, chỉ kiểm tra 1 lần

Bộ trưởng Bộ Công an: Nhiều vụ lừa đảo quy mô lớn là từ lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân

Sáng 24-5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, với nhiều ý kiến thống nhất về sự cần thiết ban hành luật.

Bộ trưởng Bộ Công an: Nhiều vụ lừa đảo quy mô lớn là từ lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân

Hơn 1.000 cán bộ Gia Lai có nhu cầu nhà ở công vụ khi nhập tỉnh

Sau khi sáp nhập với tỉnh Bình Định, 1.011 cán bộ, công chức tỉnh Gia Lai có nhu cầu thuê nhà ở công vụ khi chuyển trung tâm chính trị - hành chính về tỉnh mới.

Hơn 1.000 cán bộ Gia Lai có nhu cầu nhà ở công vụ khi nhập tỉnh

Tạm giữ hình sự người giết vợ rồi tạo hiện trường giả vụ tự tử

Sau cuộc cãi vã, người đàn ông ở huyện Bắc Trà My, Quảng Nam đã giết vợ, rồi tạo hiện trường giả một vụ tự tử.

Tạm giữ hình sự người giết vợ rồi tạo hiện trường giả vụ tự tử
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar