09/08/2024 09:31 GMT+7

Tuyển sinh 2024: Vẫn còn nhiều phương thức xét tuyển phức tạp

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy chia sẻ tại hội nghị đại học 2024 diễn ra ngày 9-8 cho rằng vẫn còn trường có nhiều phương thức xét tuyển phức tạp, trong khi khó dự đoán lượng thí sinh ảo.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ Giáo dục và Đào tạo - trao đổi tại hội nghị đại học 2024 - Ảnh: NGUYÊN BẢO

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ Giáo dục và Đào tạo - trao đổi tại hội nghị đại học 2024 - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Nhiều ưu điểm tạo thuận lợi hơn cho thí sinh

Theo bà Nguyễn Thu Thủy, việc tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 tiếp tục có những ưu điểm tạo thuận lợi hơn cho thí sinh. 

Cụ thể việc ứng dụng công nghệ thông tin cho phép thí sinh đăng ký xét tuyển theo ngành/chương trình đào tạo, không theo tổ hợp và phương thức xét tuyển đã đơn giản hóa nhiều quá trình đăng ký của thí sinh. 

Thí sinh cũng không phải nộp minh chứng về lịch sử thường trú để cộng điểm ưu tiên khu vực. Việc đăng ký xét tuyển, nộp lệ phí xét tuyển thực hiện hoàn toàn bằng hình thức trực tuyến trên cổng dịch vụ công quốc gia.

Việc tuyển sinh đại học chính quy đã đảm bảo quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo. Theo đó các trường xây dựng đề án tuyển sinh với các quy định cụ thể về phương thức, điều kiện xét tuyển.

Tuy nhiên, việc xử lý nguyện vọng chung trên hệ thống xét tuyển đã giảm được tình trạng thí sinh ảo, giúp các trường rút ngắn thời gian xét tuyển, cũng tạo điều kiện cho thí sinh có cơ hội trúng tuyển theo nguyện vọng thí sinh yêu thích, mong muốn nhất trong số các nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển.

Còn có nơi chưa đảm bảo tính công bằng, hợp lý

Nhưng theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, tuyển sinh 2024 cũng còn những vấn đề phải lưu ý. Còn trường có quá nhiều phương án xét tuyển phức tạp. 

Một số nơi chưa đảm bảo tính công bằng, phân bổ chỉ tiêu chưa hợp lý, gây khó khăn cho thí sinh và hệ thống. Nhiều trường xét tuyển sớm không dự báo được lượng thí sinh ảo.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 là 1.071.395 thí sinh, trong đó có hơn 733.000 thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non, chiếm khoảng 68,48% số thí sinh dự thi. Theo bà Thủy, đây là chỉ số tăng tốt, hứa hẹn một mùa tuyển sinh chất lượng.

Thời điểm hiện tại, các thí sinh đã hoàn thành giai đoạn nộp lệ phí đăng ký xét tuyển, chờ kết quả sắp xếp/lọc ảo nguyện vọng để tiếp tục xác nhận nhập học trực tuyến vào các nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển.

Tại hội nghị, bà Nguyễn Thu Thủy cho biết quy mô đào tạo đại học chính quy có xu hướng tăng nhẹ so với năm 2023. 

Trong đó phải nói đến sự tăng đáng kể của lĩnh vực toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm và thủy sản, thú y (khối ngành này tăng 62.060 sinh viên với tỉ lệ 10,59% so với năm 2023).

Điều này cho thấy các cơ sở đào tạo đã quan tâm đến xu hướng phát triển bền vững, phát triển các ngành kỹ thuật, công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.

Quy mô đào tạo thạc sĩ tăng mạnh ở ngành đào tạo giáo viên

Số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy quy mô đào tạo thạc sĩ có xu hướng tăng đều trở lại ở tất cả các khối ngành so với năm 2023.

Trong đó, phải nói đến sự tăng mạnh nhất của khối ngành đào tạo giáo viên (tăng 3.353 học viên, tương ứng tăng 34,79% so với năm 2023), khối ngành kinh doanh và quản lý, pháp luật (tăng 3.205 học viên với tỉ lệ tăng 10,48% so với năm 2023). 

Khối ngành nghệ thuật cũng có sự chuyển biến do có sự quan tâm của bộ chủ quản, quy mô đào tạo thạc sĩ đã tăng tỉ lệ 39,12%, nhưng số lượng tăng chỉ 178 học viên cao học.

Quy mô đào tạo tiến sĩ cũng bắt đầu tăng mạnh ở tất cả các khối ngành so với năm 2023, trong đó phải nói đến sự tăng mạnh nhất của khối ngành toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng,... tăng 637 nghiên cứu sinh với tỉ lệ tăng 33,32% so với năm 2023, khối ngành khoa học sự sống, khoa học tự nhiên tăng 390 nghiên cứu sinh với tỉ lệ tăng 57,52%, khối ngành đào tạo giáo viên tăng 350 nghiên cứu sinh với tỉ lệ tăng 51,32%...

Về việc thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh các trình độ, hình thức đào tạo, năm học 2023-2024: trình độ đào tạo tiến sĩ được giao 7.158 chỉ tiêu, tuyển sinh được 3.376 chỉ tiêu (đạt 47,16 %); trình độ thạc sĩ được giao 71.356 chỉ tiêu, thực hiện được 40.596 chỉ tiêu (đạt 56,89%). 

Trình độ đại học chính quy được giao 617.859 chỉ tiêu, thực hiện 512.223 (đạt 82,90%).

Theo bà Nguyễn Thu Thủy, việc ứng dụng công nghệ thông tin thời gian qua là một trong những ưu điểm thể hiện rõ nhất trong công tác tuyển sinh.

20 phương thức xét tuyển đại học, thí sinh cần lưu ý gì?

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố danh mục các phương thức xét tuyển năm 2024. Thí sinh nên lựa chọn thế nào và cần lưu ý gì?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

UBND TP Hà Nội đã ủy quyền cho Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục trên địa bàn thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND TP, từ nay đến hết ngày 31-12-2027.

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Đây là mức quy đổi điểm trúng tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, về điểm trúng tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Năm 2025, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) chính thức tuyển sinh và đào tạo ngành kinh tế đất đai - ngành lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam.

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Với nhiều sinh viên quốc tế, quyết định theo học hay tốt nghiệp tại Harvard đang trở thành một giấc mơ chông chênh hơn bao giờ hết.

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh

Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là công cụ, mà sẽ trở thành đồng nghiệp của các thầy cô và sinh viên ngành kinh tế trong tương lai. Do đó cần phải 'bình dân học vụ' AI ngay từ bây giờ, để làm chủ những công cụ trí tuệ nhân tạo.

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar