24/08/2013 03:11 GMT+7

Tựu trường trong nỗi đau mất mẹ

TIẾN LONG - TỐ OANH
TIẾN LONG - TỐ OANH

TT - Ngày trở lại trường nhận lớp năm học mới của cô học trò Đoàn Nguyễn Thanh Ngân, lớp 7/4 Trường THCS Rạng Đông, Q.Bình Thạnh (TP.HCM) cũng là ngày mẹ mất.

Phóng to
Em Đoàn Nguyễn Thanh Ngân chuẩn bị hàng cho cô kịp đi bán - Ảnh: Hoàng Thạch Vân

Câu chuyện xót lòng của cô học sinh giỏi sáu năm liền đến với báo Tuổi Trẻ trong những ngày học bổng “Đồng hành cùng người bán báo” được triển khai.

Mẹ đã không còn

Mẹ Ngân, chị Nguyễn Thị Sen (38 tuổi), rời vùng quê nghèo ở phường Kim Long, TP Huế để gắn bó với nghề bán báo dạo tại TP.HCM hơn 10 năm, một mình gồng gánh nuôi hai con nhỏ trong căn phòng trọ chưa đầy 4m2 ở đường Bùi Đình Túy, quận Bình Thạnh. Sống trong khốn khó, thiếu trước hụt sau và không có tình yêu thương, chăm sóc của cha, hai anh em Ngân luôn hiếu thảo và cố gắng đạt nhiều thành tích học tập tốt, đem lại niềm vui cho mẹ. Phần Ngân sau mỗi giờ học, em phải chạy nhanh về nhà để lo công việc nhà thay mẹ và chuẩn bị gánh hàng để mẹ về đi bán. Những ngày nghỉ, Ngân cùng mẹ đi lấy báo, bán báo. Bài vở trên lớp Ngân tranh thủ hoàn thành vào buổi tối. Với vai trò lớp phó học tập, cô học trò nhỏ luôn giành thành tích xếp nhất, nhì lớp.

Khi chúng tôi đến trao quà hỗ trợ của báo Tuổi Trẻ cho chị Nguyễn Thị Sen ở quê nhà vào sáng 9-8 thì cũng là lúc chị vừa qua đời. Ngân cũng đang trên đường từ TP.HCM về Huế chịu tang mẹ. Những ngày tang lễ, hình ảnh cô học trò nhỏ với thân hình ốm yếu, hốc hác khóc òa trước bàn thờ mẹ khiến những người đến dự không cầm được nước mắt. Mọi ánh mắt đều hướng về chia sẻ với hai đứa trẻ mồ côi đang tựa vào nhau. Đoàn Quang Thắng, 15 tuổi - anh trai Ngân, nói trong nước mắt: “Từ trước tết vừa rồi mẹ đau nhiều ở bụng, nhưng mẹ cứ cố chịu đựng đi làm kiếm tiền lo cho hai đứa. Đến tháng 3-2013 mẹ trở nặng không thể đi lại được nữa, vào bệnh viện mới biết mẹ bệnh ung thư phải điều trị ở Bệnh viện Bình Dân và Ung bướu TP.HCM được hai tháng”. Những ngày mẹ bệnh, Thắng đang học lớp 9 phải bỏ ngang để nuôi mẹ, ưu tiên Ngân đi học cho xong lớp 6, rồi hai anh em trả phòng trọ đưa mẹ về Huế điều trị và nương nhờ nhà ngoại.

Giọng Ngân yếu ớt: “Sáng nào chưa đến 5g là mẹ đã đạp xe đi bán báo dạo. Buổi trưa mẹ lại chuẩn bị gánh hàng rong là vài thứ cóc, xoài, ổi, đậu nấu…đi bán. Ngày nào cũng vậy đến tận 12g đêm mẹ mới về tới nhà. Nhiều đêm mẹ làm về đuối sức, người mệt lả, mẹ gọi hai anh em đến bên ôm choàng rồi khóc. Lúc nào mẹ cũng dặn dò, khuyên bảo tụi em phải cố gắng học. Còn mẹ cực khổ mấy cũng sẽ cố làm lụng để nuôi hai con ăn học thành tài. Ngày con trở vào TP.HCM để nhập học, mẹ ráng gượng dậy dặn dò nhiều lắm, rồi mẹ quay mặt vào tường để con không nhìn thấy mẹ khóc. Thương mẹ, con còn hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ. Vậy mà chưa được 10 ngày, anh hai báo tin mẹ đã mất…”.

Sợ nhất là không được đi học

Những ngày cận kề lễ trao học bổng “Đồng hành cùng người bán báo”, chúng tôi trở lại khu phòng trọ của Ngân và Thắng. Hai em đang được người cô họ cưu mang trong căn gác trọ ở chung với nhiều người. Cô họ của hai em cũng làm nghề bán hàng rong cóc, ổi, đậu nấu… thu nhập rất thấp, lại đang nuôi con nhỏ 18 tháng, trước mắt chỉ tạm lo được cho Thắng và Ngân có nơi trú ngụ và ăn uống lây lất qua ngày. Còn tiền học lâu dài cho hai đứa cháu, cô cũng chưa biết tính làm sao. Xóm trọ nhỏ ai cũng thương cảm cho hoàn cảnh hai đứa trẻ ngoan ngoãn, học giỏi.

Nỗi đau mất mẹ vẫn còn trong ngấn nước mắt khi nhắc lại. Thắng cho biết: “Trước khi mất ít hôm, mẹ gọi em lại trăng trối, dặn phải thay mẹ kèm cặp em Ngân, hai đứa cố gắng học để tự lo cho mình. Mẹ nói không vì mẹ mất mà dở dang việc học hành. Nhưng chắc em không trở lại trường nối tiếp việc học như mong ước của mẹ được. Gia tài quý nhất mẹ để lại cho hai anh em là chiếc xe đạp đi bán báo mỗi ngày. Ngày mai, em sẽ đạp xe đi tìm chỗ xin học nghề cắt tóc, có việc làm mới có thể lo cho em Ngân đi học. Mà em lo quá, không có tiền làm sao được nhận học…”.

Trong bộ đồng phục cũ, vừa tan buổi học đầu năm về Thanh Ngân đã nhanh nhẹn chuẩn bị hàng phụ cô kịp đi bán, như công việc Ngân đã giúp mẹ nhiều năm qua. Mắt đỏ hoe, Ngân chia sẻ: “Điều em sợ nhất bây giờ là không được đi học”.

TIẾN LONG - TỐ OANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Một ngày làm việc 18,5 tiếng tại công ty 'đen' Nhật Bản gây sốc cộng đồng mạng

Video của một người đàn ông Nhật Bản ghi lại toàn bộ một ngày làm việc 18,5 giờ liên tục đang thu hút hàng ngàn lượt xem trên nền tảng YouTube, làm dấy lên nhiều tranh luận về văn hóa làm việc khắc nghiệt tại Nhật.

Một ngày làm việc 18,5 tiếng tại công ty 'đen' Nhật Bản gây sốc cộng đồng mạng

Vụ nữ MC đài MBC tự tử: Cảnh sát kết luận có tình trạng bắt nạt nơi làm việc

Ngày 19-5, Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc chính thức kết luận có hành vi bắt nạt liên quan đến vụ tự tử của phát thanh viên thời tiết Oh Yoanna khi cô làm việc tại đài MBC.

Vụ nữ MC đài MBC tự tử: Cảnh sát kết luận có tình trạng bắt nạt nơi làm việc

Bác sĩ Trung Quốc gây sốt khi khuyên phụ nữ nên ngắm đàn ông cơ bắp để giảm stress

Một bác sĩ sản phụ khoa ở Trung Quốc khiến cộng đồng mạng thích thú khi khuyên phụ nữ nên ngắm đàn ông cơ bắp để giải tỏa căng thẳng, cải thiện tâm trạng và... bổ sung khí huyết.

Bác sĩ Trung Quốc gây sốt khi khuyên phụ nữ nên ngắm đàn ông cơ bắp để giảm stress

Huấn luyện viên phòng gym bất ngờ khi khách quen trở thành Giáo hoàng Leo XIV

Một huấn luyện viên thể hình tại Rome (Ý) bày tỏ sự kinh ngạc khi biết rằng khách hàng thân thiết của mình trong suốt hai năm qua vừa trở thành Giáo hoàng Leo XIV.

Huấn luyện viên phòng gym bất ngờ khi khách quen trở thành Giáo hoàng Leo XIV

Học Bác thầm lặng tận hiến cho đời

10 năm thực hiện chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, TP.HCM đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình, mô hình hiệu quả, biến việc học Bác thành làm theo và thầm lặng cùng góp sức dựng xây TP, đất nước.

Học Bác thầm lặng tận hiến cho đời

Xem chiến sĩ đánh thuốc nổ, ném lựu đạn trên thao trường

Sau 3 tháng nhập ngũ, các chiến sĩ mới được kiểm tra bài '3 tiếng nổ', gồm bắn súng tiểu liên AK, ném lựu đạn, đánh thuốc nổ trên thao trường.

Xem chiến sĩ đánh thuốc nổ, ném lựu đạn trên thao trường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar