10/11/2021 18:38 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tướng Đức lên tiếng ủng hộ Mỹ bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Tư lệnh hải quân Đức Kay-Achim Schonbach cảnh báo những tranh chấp lãnh thổ, thay đổi cán cân quân sự trong khu vực có thể ảnh hưởng cả bên ngoài châu Á, nhấn mạnh Đức ủng hộ tự do hàng hải trên Biển Đông.

Tướng Đức lên tiếng ủng hộ Mỹ bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông - Ảnh 1.

Phó đô đốc Kay-Achim Schonbach - tư lệnh hải quân Đức - Ảnh: AP

Các phát ngôn được ông Schonbach đưa ra trong cuộc họp báo ngày 9-11 tại Nhật nhân dịp khinh hạm Bayern của hải quân Đức đến thăm nước này. Con tàu cập cảng hồi cuối tuần trước, là tàu chiến Đức đầu tiên thăm Nhật sau 20 năm, theo Hãng thông tấn AP.

Khinh hạm Bayern rời Đức vào tháng 8 vừa rồi và thẳng tiến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong bối cảnh Berlin và các nước châu Âu dịch chuyển sự chú ý đến khu vực. Con tàu đã thực hiện một số chuyến thăm cảng, diễn tập với các nước tại khu vực.

Tại cuộc họp báo ngày 9-11, tướng Schonbach khẳng định chuyến đi của tàu Bayern thể hiện sự ủng hộ đối với Nhật Bản, Mỹ và các đối tác khác.

Cũng theo phó đô đốc Schonbach, khinh hạm Bayern sẽ đi qua Biển Đông trong thời gian tới, tham gia các nỗ lực của Mỹ và đồng minh trong việc duy trì tự do hàng hải trong khu vực.

Bất chấp luật quốc tế, Trung Quốc đã đưa ra các yêu sách hàng hải vô lý, chiếm phần lớn diện tích Biển Đông.

"Biển Đông là của chung toàn cầu, là vùng biển của tất cả mọi người, vì vậy nó không thể bị chiếm hữu", ông Schonbach nêu quan điểm và cho rằng cần tuân thủ luật pháp, trật tự quốc tế.

Phó đô đốc Schonbach khẳng định chuyến đi của tàu Bayern là khởi đầu cho cam kết lâu dài của Đức đối với khu vực.

Theo tư lệnh hải quân Đức, Berlin đang cân nhắc điều động máy bay quân sự đến khu vực vào năm tới và một khinh hạm cùng một tàu tiếp tế trong 2 hoặc 3 năm nữa.

Trước đó trong cuộc phỏng vấn với Hãng thông tấn Kyodo News ngày 7-11, tướng Schonbach tiết lộ Berlin có thể đưa tàu chiến trở lại Biển Đông vào năm 2023, song còn "tùy thuộc vào tình hình khu vực" và quyết định của các nhà lãnh đạo Đức.

Trước mắt, bắt đầu từ giữa tháng 11 này, khinh hạm Bayern sẽ tham gia sứ mệnh giám sát các lệnh trừng phạt Triều Tiên của Liên Hiệp Quốc trong 2 tuần. Chiến hạm Đức sẽ ghé thăm Hàn Quốc và đi qua Biển Đông sau đó, không ghé Trung Quốc do Bắc Kinh đã từ chối cho cập cảng.

Vì sao Đức điều tàu chiến đến châu Á?

TTO - Đại sứ quán Đức tại Việt Nam khẳng định Berlin muốn đóng góp vào việc định hình và duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ khi triển khai khinh hạm Bayern đến châu Á. Con tàu sẽ ghé thăm nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump: Đàm phán tại Geneva thiết lập lại quan hệ thương mại Mỹ - Trung

Đăng tải trên mạng xã hội ngày 10-5, Tổng thống Donald Trump ca ngợi đàm phán về quan hệ Mỹ - Trung tại Thụy Sĩ cùng ngày.

Ông Trump: Đàm phán tại Geneva thiết lập lại quan hệ thương mại Mỹ - Trung

Nga muốn gặp trực tiếp giải quyết tận gốc vấn đề với Ukraine

Ông Putin đưa ra lời đề nghị đàm phán trực tiếp với Ukraine, vài giờ sau khi Kiev và các lãnh đạo châu Âu kêu gọi ngừng bắn 30 ngày từ đầu tuần sau.

Nga muốn gặp trực tiếp giải quyết tận gốc vấn đề với Ukraine

Tin tức thế giới 11-5: Ông Putin đề xuất đàm phán Nga - Ukraine vào ngày 15-5

Các đồng minh của Kiev gây sức ép để Matxcơva ngừng bắn 30 ngày từ tuần sau; Ông Trump thấy tích cực về đàm phán Mỹ - Trung.

Tin tức thế giới 11-5: Ông Putin đề xuất đàm phán Nga - Ukraine vào ngày 15-5

Việt Nam và Nga trao nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng chứng kiến việc trao văn kiện hợp tác giữa hai nước, trong đó có các lĩnh vực liên quan dầu khí, năng lượng hạt nhân, y sinh...

Việt Nam và Nga trao nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin nhất trí tạo bước phát triển mới, thực chất và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực.

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar