24/01/2021 11:45 GMT+7

Tuổi đôi mươi lên biên cương chống dịch

MINH PHƯỢNG - HÀ THANH
MINH PHƯỢNG - HÀ THANH

TTO - Tết này, trên tuyến biên giới Việt - Trung, hàng trăm học viên Học viện Biên phòng (Hà Nội) được điều lên biên cương phía Bắc tham gia nhiệm vụ chống dịch COVID-19, giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới.

Tuổi đôi mươi lên biên cương chống dịch - Ảnh 1.

Các học viên Học viện Biên phòng tăng cường trực tết tại Đồn biên phòng Thị Hoa (Cao Bằng) - Ảnh: HÀ THANH

Ở biên cương phía Bắc, lần đầu tiên ăn tết xa nhà, mình gửi lời chúc đến gia đình, mong cha mẹ ở nhà yên tâm. Mình ở đây vẫn khỏe, sẽ bám trụ và cùng đồng đội bảo vệ nhân dân

HUỲNH QUANG KHỞI

Trong số các học viên tuổi đôi mươi được lên Đồn biên phòng Thị Hoa (Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Cao Bằng) đợt này, có những chàng trai từ miền Tây Nam Bộ xung phong tham gia. Năm đầu tiên họ đón xuân cách xa nhà hàng ngàn cây số.

Làm quen với giá rét

12h trưa một ngày giáp tết, 7 học viên của Học viện Biên phòng có mặt tại Đồn biên phòng Thị Hoa sau chuyến xe dài. Lưng đeo balô treo mũ cối, tay xách hành lý đựng quân tư trang, Huỳnh Quang Khởi, học viên năm 2, rắn rỏi trong bộ quân phục dã chiến của lực lượng biên phòng. Từ 8h sáng ngày hôm trước, đoàn xe đưa Khởi cùng các bạn ngược lên biên giới phía Bắc tham gia phòng chống dịch COVID-19.

Sinh ra và lớn lên ở Long An, chàng trai chưa từng trải qua cái lạnh của miền Bắc lần nào, nhất là mùa đông năm nay rét đậm rét hại kéo dài. Trước ngày lên đường, Khởi quyết tâm rèn thể lực, luyện đôi chân dẻo dai.

"Biên cương nóng về tình trạng nhập cảnh trái phép. Lực lượng chức năng, trong đó bộ đội biên phòng kiên cường bám biên, ngăn chặn dịch. Ở phía Bắc, các chú các anh vất vả hơn nhiều. Nhận nhiệm vụ trực chiến trong tết năm nay, mình rất hãnh diện khi được cấp trên tin tưởng phân công", Khởi chia sẻ.

Cũng từ miền Nam xa xôi, được lên biên cương phía Bắc, học viên Dương Hoàng Khang (20 tuổi, quê Cà Mau) bộc bạch, mấy năm học tập ở Hà Nội đã hiểu thế nào là "cái rét xứ Bắc". Thế nhưng, vừa đặt chân lên Cao Bằng mới thật sự thấm thía cụm từ rét "cắt da cắt thịt". 

Để giữ ấm, Khang cẩn thận che tai, quấn khăn len quanh cổ. "Rét lắm, lên đây mới biết hơn về nhiệm vụ tuần tra kiểm soát trên biên giới. Suốt một năm qua, các anh bộ đội cực lắm, đi tuần phải đốt lửa sưởi ấm mới đủ sức đi tiếp", Khang giãi bày.

Nối nghiệp nhà binh từ cậu Hai, chàng trai quyết định chọn Học viện Biên phòng để gắn bó cuộc đời mình, với ước mơ trở thành người lính, tham gia giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Bạn vừa xong mấy môn học đại cương, chưa theo học chuyên ngành. 

Khang bảo chuyến đi lần này sẽ giúp bạn trải nghiệm thực tế nhiều hơn ở vị trí người lính biên cương. "Chúng tôi sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" - Khang quyết tâm.

Cùng người lính đón tết

Khi nhà nhà người người quây quần đón tết đoàn viên, những chàng trai trẻ sẽ cùng bộ đội biên phòng túc trực trên tuyến đầu Tổ quốc, ngăn chăn dịch COVID-19, giữ vững an ninh biên giới quốc gia, mang cái tết bình yên cho người dân.

Là con trai lớn đi học xa nhà nên mỗi năm, gần tết, Huỳnh Quang Khởi đều xách balô từ Bắc xuôi về Nam sum vầy với ba mẹ và em gái. Năm nay bạn sẽ đón tết nơi xa. Lúc mới hay tin con, ba mẹ Khởi cũng buồn và lo lắng lắm, nhưng bạn động viên gia đình: "Năm nay con lên biên giới chống dịch, năm sau con sẽ về ăn tết với ba mẹ".

Với chàng trai Nguyễn Dương Thiện (21 tuổi, quê Sóc Trăng), được khoác lên người bộ quân phục chiến sĩ "quân hàm xanh" là ước mơ và nỗ lực suốt thời gian qua. Thiện bày tỏ lên biên giới làm nhiệm vụ trong dịp tết là vinh dự lớn lao. "Năm đầu mình thi vào Học viện Biên phòng nhưng không đậu. Sau đó mình đi nghĩa vụ quân sự, ngày về quyết tâm thi lại và trúng tuyển vào học viện, vui lắm" - Thiện nói.

Lần đầu tiên đón tết xa nhà, Thiện bảo: "Mình đã xác định dù có khó khăn cũng sẽ vượt qua hết. Mình thực hiện đúng tinh thần trực tết, sẵn sàng trên tuyến đầu chống dịch".

Trung tá Hoàng Văn Bạc, chính trị viên Đồn biên phòng Thị Hoa, cho biết cán bộ chiến sĩ đơn vị sẵn sàng 100% quân số trực cao điểm. Hiện tại đang duy trì 9 chốt trực trên biên giới để phòng chống dịch COVID-19, kịp thời ngăn chặn người nhập cảnh trái phép.

Từ tháng 2-2020 khi dịch bùng phát, đơn vị trực chốt 24/7 bất kể ngày đêm. Dịp tết này, các học viên lên tăng cường đã giải quyết được nhiều khó khăn. "Đây là đợt thứ 3 lực lượng học viên của Học viện Biên phòng lên hỗ trợ cho đơn vị khi công việc nhiều hơn", trung tá Bạc thông tin.

Tăng cường 460 học viên lên biên giới

Tại Cao Bằng, 140 cán bộ, học viên được cử lên biên giới. Tính từ đầu năm 2020, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Cao Bằng đã thành lập 125 tổ, chốt cố định và 25 tổ kiểm soát lưu động chốt chặn, duy trì lực lượng 24/24 với trên 400 cán bộ, chiến sĩ tham gia phòng chống dịch. Các đồn biên phòng đã phát hiện, tiếp nhận trên 12.260 công dân Việt Nam từ Trung Quốc trở về.

Trước đó, Học viện Biên phòng quyết định tăng cường 460 học viên tham gia phòng chống dịch COVID-19 tại 5 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Tây Ninh, Long An, An Giang.

Một sĩ quan biên phòng hi sinh khi đi chống dịch COVID-19

TTO - Thiếu tá Lò Văn Thép, đội trưởng kiểm soát hành chính Đồn biên phòng Mù Cả (Lai Châu), đã hi sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh COVID-19.

MINH PHƯỢNG - HÀ THANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ba chiến sĩ cảnh sát cơ động Quảng Trị kịp thời hiến máu cứu người

Nhận tin một phụ nữ mắc bệnh hiểm nghèo đang thiếu máu, 3 chiến sĩ cảnh sát cơ động lập tức đến bệnh viện, hiến 3 đơn vị máu kịp thời giúp người bệnh qua cơn nguy kịch.

Ba chiến sĩ cảnh sát cơ động Quảng Trị kịp thời hiến máu cứu người

Chúng ta cần làm gì trong vận hội mới?

Chương mới của non sông thì chúng ta cũng nên trở thành những người mới, và cùng đoàn kết chung lòng đưa hình ảnh của giang sơn đi lên.

Chúng ta cần làm gì trong vận hội mới?

Gap Month, tháng nghỉ để 'reset' cuộc đời

Có lẽ ai cũng từng có một giai đoạn như vậy, không hẳn là tuyệt vọng, cũng không còn nhiệt huyết. Chỉ là… mỏi. Mỏi vì công việc cứ lặp đi lặp lại.

Gap Month, tháng nghỉ để 'reset' cuộc đời

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Google Maps vẫn đang là từ khóa chưa hạ nhiệt với nhiều câu chuyện xúc động được cư dân mạng lan tỏa trên mạng xã hội.

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Trước làn sóng "bỏ phố về quê", họ chọn cách giữ quê hương trong trái tim và bám trụ lại TP.HCM để gây dựng gia đình, tiếp tục theo đuổi những giấc mơ thời son trẻ.

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh

Mẹ tôi kể ông ngoại tôi như vầng trăng khuất sau mây, để lại khoảng trời thương nhớ khi tôi còn là mầm xanh chưa kịp hé.

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar