22/03/2024 15:46 GMT+7

Tung tin đào được đồ cổ khi thi công cao tốc rồi bán cho dân

Công an xác minh thông tin trình báo có người lạ mặt đào được đồ cổ trong quá trình thi công cao tốc Bắc - Nam để bán cho người dân.

Các món "đồ cổ" người lạ mặt tung tin đào được khi thi công cao tốc Bắc - Nam - Ảnh: LÊ MINH

Các món "đồ cổ" người lạ mặt tung tin đào được khi thi công cao tốc Bắc - Nam - Ảnh: LÊ MINH

Sáng 22-3, bà Trương Thị Lý (62 tuổi, ngụ thôn Trần Phú, xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cho biết bà đã đến cơ quan công an trình báo về việc mua phải đồ cổ giả, do một người đàn ông nói đào được khi thi công cao tốc Bắc - Nam.

Lúc 10h ngày 21-3, một người đàn ông khoảng 50 tuổi xưng là công nhân thi công cao tốc Bắc - Nam nói rằng đào được món đồ cổ bằng đồng, nên ngỏ ý muốn bán lại cho gia đình bà.

Món đồ cổ người đàn ông này đưa đến gồm 2 con cóc, 2 con voi, 1 lư hương, 1 tượng Phật, tất cả đều bằng đồng có trọng lượng 6kg. 

Do nhìn khá giống với đồ cổ nên gia đình bà Lý đã mua lại với số tiền 15 triệu đồng.

"Khi mua xong và người đàn ông rời đi một lúc thì chúng tôi xem lại kỹ, phát hiện toàn là đồ đồng mới, chứ không phải đồ cổ. Nghi bị lừa đảo mua phải đồ giả nên chúng tôi đã đến trình báo Công an xã Cẩm Duệ" - bà Lý nói.

Thông tin từ Công an xã Cẩm Duệ cho hay đơn vị đã nhận được trình báo của gia đình bà Lý về việc bị lừa mua cổ vật. 

Công an xã đang xác minh, đồng thời đã phát đi cảnh báo với người dân về việc có một nhóm người rao bán cổ vật đào được khi thi công cao tốc Bắc - Nam để cảnh giác và kịp thời trình báo với cơ quan chức năng.

Trước đó, tại xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên) cũng xảy ra một trường hợp tương tự.

Ông Lê Văn Sơn, bí thư Chi bộ thôn Thượng Long (xã Cẩm Quan), cho biết vào ngày 21-3, một người đàn ông cũng tung tin rằng đào được đồ cổ gồm 2 con gà trống, 2 con trâu, 1 con voi, 1 con cóc.

Ngay sau đó, ông Sơn đã báo với lãnh đạo UBND xã Cẩm Quan, đồng thời đề nghị người đàn ông này chỉ vị trí đào được số đồ cổ đó. Tuy nhiên, sau đó người này không thể chỉ được vị trí đào được số cổ vật kể trên.

Ngắm những cổ vật bằng ngọc quý dưới triều Nguyễn

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn đã giới thiệu hơn 70 cổ vật quý hiếm được chế tác bằng ngọc và đá quý, để công chúng ở Huế thưởng lãm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quảng cáo tìm người sang Israel làm việc là giả mạo, Bộ Nội vụ ra khuyến cáo

Bộ Nội vụ khẳng định chưa có chủ trương cho phép tuyển chọn và đưa lao động sang làm việc tại Israel trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề.

Quảng cáo tìm người sang Israel làm việc là giả mạo, Bộ Nội vụ ra khuyến cáo

Cháy tại Hòa Phát Dung Quất là tin đồn thất thiệt

Mạng xã hội lan truyền thông tin về vụ cháy tại lò cao ở Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất (Quảng Ngãi), gây hoang mang trong dư luận. Nhưng đây là tin đồn thất thiệt.

Cháy tại Hòa Phát Dung Quất là tin đồn thất thiệt

Nhạc sĩ Viết tiếp câu chuyện hòa bình bác thông tin đánh bản quyền VTV

Một số tin tức nổi bật: Sao Việt chia sẻ khoảnh khắc đáng nhớ nhân Ngày của mẹ; Nhiều phim cho Ngày của mẹ; Nguyễn Văn Chung bác bỏ thông tin đánh bản quyền VTV; 'Điên nữ' Seo Ye Ji khoe ăn bún chả, chuối Việt Nam.

Nhạc sĩ Viết tiếp câu chuyện hòa bình bác thông tin đánh bản quyền VTV

Bị đùa giỡn quá trớn trên mạng, hai hãng thức ăn nhanh lên tiếng cảnh báo

Gần đây xuất hiện hàng loạt tài khoản giả mạo trên các nền tảng Facebook và TikTok, đăng tải các nội dung đùa giỡn quá trớn, thiếu chuẩn mực khiến hãng thức ăn nhanh KFC Việt Nam và Jollibee phải ra thông báo khẩn.

Bị đùa giỡn quá trớn trên mạng, hai hãng thức ăn nhanh lên tiếng cảnh báo

Thực hư chuyện nhà hàng ở Cát Bà thu thêm 100.000 tiền 'phí thái độ'

Nhà hàng Trường Phát ở thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng bị khách tố thu thêm 100.000 tiền 'phí thái độ'. Thực hư thế nào?

Thực hư chuyện nhà hàng ở Cát Bà thu thêm 100.000 tiền 'phí thái độ'

Tổng giáo phận TP.HCM cảnh báo hình ảnh Giáo hoàng Leo XIV tạo ra từ AI

Tổng giáo phận TP.HCM đăng cảnh báo trên Fanpage tổng giáo phận về việc nhiều người chia sẻ hình ảnh Giáo hoàng Leo XIV tạo ra từ AI gây nhiễu loạn thông tin.

Tổng giáo phận TP.HCM cảnh báo hình ảnh Giáo hoàng Leo XIV tạo ra từ AI
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar