02/04/2014 07:52 GMT+7

Tuần sau quyết định "số phận" Asiad 18

V.V.THÀNH - L.HOÀI
V.V.THÀNH - L.HOÀI

TT - Việc tổ chức Asiad 18 được đề cập cả trong phiên họp Chính phủ và họp báo sau đó trong ngày 1-4. Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 1-4, việc đăng cai Asiad trở thành chủ đề “nóng” được các nhà báo đặc biệt quan tâm

* Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Bộ chưa báo tôi mà trình bày ở Quốc hội”

Những ngày qua có nhiều ý kiến về việc đăng cai Asiad 18, trong đó có những bài báo sắc sảo, công phu góp ý cho Chính phủ trước khi quyết định - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên nói tại cuộc họp báo - Ảnh: Võ Văn Thành

* VTV: Xin bộ trưởng - chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết quy trình để một cơ quan của Chính phủ đăng cai một sự kiện thể thao, văn hóa như thế nào? Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng yêu cầu bộ trưởng Bộ VH-TT&DL báo cáo về phương án đăng cai, tổ chức Asiad. Tuy nhiên, bộ trưởng Bộ VH-TT&DL đã có phiên giải trình trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội cách đây hai tuần, mà đáng lẽ phải có báo cáo Chính phủ trước. Liệu hai báo cáo này có nội dung gì khác nhau hay không?

- Bộ trưởng - chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên: Từ năm 2010, Bộ VH-TT&DL đã nắm thông tin, báo cáo với Thường trực Chính phủ để bàn bạc thống nhất chủ trương việc đăng cai tổ chức Asiad 18. Được sự đồng ý về chủ trương, Bộ VH-TT&DL phối hợp các ngành, địa phương tiến hành rà soát lại các công việc cần và đủ để tổ chức Asiad 18. Sau đó Hội đồng Olympic châu Á đồng ý để VN đăng cai. Giai đoạn hai chúng ta bắt đầu chuẩn bị. Nhiệm vụ của Bộ VH-TT&DL cùng các bộ, ngành có liên quan, cùng Hà Nội và các địa phương lân cận khảo sát lại xem khả năng chúng ta có làm được không. Lúc đó, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu nắm kỹ, lắng nghe các ý kiến và báo cáo lại rồi mới quyết định có đăng cai chính thức hay không. Về quy định là như vậy. Trong quá trình làm, Bộ VH-TT&DL nhận được yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo hoạt động thường xuyên, trong đó có việc chuẩn bị Asiad. Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL đã báo cáo. Những ngày qua, chúng ta nghe rất nhiều ý kiến của nhân dân, các chuyên gia, những người tâm huyết, có trách nhiệm với đất nước... băn khoăn và đưa ra những hình ảnh minh họa về việc nên hay không nên đăng cai Asiad. Trong đó, vai trò báo chí cực kỳ quan trọng. Có những bài báo sắc sảo, công phu để góp ý cho Chính phủ trước khi quyết định. Sáng 1-4, Thủ tướng có giao nhiệm vụ bộ trưởng Bộ VH-TT&DL tuần sau báo cáo để Thủ tướng nghe và quyết định. Chúng ta tin tưởng rằng từ những thông tin, luận cứ, góp ý... chắc chắn Thủ tướng sẽ có kết luận, quyết định có tình, có lý.

Tại buổi họp báo Chính phủ, mặc dù có nhiều câu hỏi về Asiad 18 nhưng không có đại diện của Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch tham gia trả lời - Ảnh: Viết Giang

* Tuổi Trẻ: Có ý kiến cho hay để đăng cai Asiad thì nước đăng cai phải nộp một khoản tiền “đặt cọc” lớn, xin bộ trưởng cho biết đến nay VN đã phải chi tiền cho Asiad chưa? Ngoài ra, cũng có thông tin cho hay nếu rút đăng cai sẽ bị phạt, liệu có đúng không?

- Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Đến giờ này theo tôi biết thì VN chưa phải đặt cọc đồng nào cả. Chỉ có việc quan trọng là mình đăng ký số tiền bỏ ra là 150 triệu USD. Quá trình thẩm định hồi đó là năm 2010, cách đây bốn năm, dự tính cho năm 2019. Tính chín năm sau thì đất nước mình phát triển, nhưng tình hình chưa hẳn đã hết khó khăn. Cho nên bây giờ có người nói đang ở tư thế “tiến thoái lưỡng nan”. Thật ra tôi hiểu rằng không có vấn đề gì ràng buộc ở chỗ này. Tiền lệ có hai nước từng trả lại rồi. Tất nhiên cái quy định trả lại cũng có điều kiện chứ không phải là không. Thế nhưng mình cũng có lý lẽ nếu thấy không đủ tiền bạc và các điều kiện khác thì cũng có thể rút lui. Tôi có hỏi khi mình trả lại thì có bị phạt gì không, bước đầu nghe là không có chế tài nào ở đây.

* VOV: Đến thời điểm này, có nhà đầu tư nào tham gia đầu tư xây dựng các dự án cho Asiad?

- Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Trong khoản kinh phí 150 triệu USD có tính tới việc vận động nguồn khác, chứ không phải tất cả kinh phí Nhà nước bỏ ra... Chúng ta chưa quyết tổ chức hay không, nhưng cũng có một số nhà đầu tư mà ngành thể thao kêu gọi, kể cả nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ như hạng mục phục vụ môn đua xe đạp lòng chảo. Tuy nhiên điều kiện người ta đưa ra có cái xung đột với pháp luật của mình, nên mình chưa dễ chấp nhận được.

“Bộ chưa báo tôi mà trình bày ở Quốc hội”

Trong phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ ngày 1-4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập việc đăng cai Asiad 2019 của VN. Thủ tướng yêu cầu trong tuần tới bộ trưởng Bộ VH-TT&DL báo cáo phương án kế hoạch cụ thể về tổ chức Asiad. “Việc này bộ chưa báo cáo tôi mà trình bày ở Quốc hội, tôi chưa nghe, chưa rõ gì cả” - Thủ tướng nói.

Người đứng đầu Chính phủ nói Bộ VH-TT&DL phải báo cáo cụ thể phương án kế hoạch thế nào, chi cái gì, được hay không được để Thủ tướng có ý kiến. “Về chủ trương, người ta mong muốn VN đăng cai Asiad 2019, chúng ta đồng ý về chủ trương nhưng phải có kế hoạch, phương án khả thi, đảm bảo thì mới làm, còn không thì không làm. Tinh thần như vậy” - Thủ tướng nêu rõ.

Nhanh chóng làm rõ nghi án JTC đưa hối lộ

* Lao Động: Vừa qua báo chí Nhật Bản và trong nước đưa tin Tập đoàn Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) khai báo với Văn phòng công tố Tokyo (Nhật Bản) việc đưa hối lộ cho cán bộ ngành đường sắt để có được hợp đồng tư vấn thiết kế dự án sử dụng vốn ODA của Nhật Bản tại Hà Nội. Xin được hỏi bộ trưởng, thông tin này được đề cập như thế nào trong phiên họp Chính phủ thường kỳ?

- Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Về vấn đề này, những ngày gần đây chúng ta đã nghe nhiều nhưng chỉ mới là thông tin ban đầu, chúng ta vẫn chưa biết cụ thể như thế nào. Dù vậy, Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo khẩn trương, nhanh chóng phối hợp với bạn nắm thông tin, điều tra làm rõ, sớm có kết luận để xử lý nghiêm minh. Trước khi lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân, Thủ tướng có chỉ đạo cụ thể, đồng thời ngay tại hội nghị, Thủ tướng cũng gặp thủ tướng Nhật Bản. Tôi chứng kiến lời đầu tiên hai thủ tướng gặp nhau là: “Chúng ta hãy phối hợp chặt chẽ, điều tra thận trọng, xử lý nghiêm minh. Nếu là sự thật thì phải nhanh chóng rút kinh nghiệm để ngăn chặn những chuyện tương tự xảy ra”. Thủ tướng nước ta còn nói: “Chúng tôi sẽ cố gắng không để ảnh hưởng đến sự giúp đỡ về ODA của Nhật”. Điều đó nói lên quyết tâm của VN, khi có thông tin dù chưa rõ nhưng chúng ta quyết tâm phải làm và đang làm. Hiện nay các cơ quan đang điều tra, làm rõ. Trong cuộc họp hôm nay, Thủ tướng chỉ đạo làm thận trọng, quyết liệt, đầy đủ trách nhiệm, đảm bảo theo quy định của pháp luật, theo quy trình điều tra.

V.V.THÀNH - L.HOÀI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo đẩy nhanh dự án cầu đường Bình Tiên

Đây là công trình khởi đầu mạng lưới 10 đường trục chính tốc độ nhanh, giúp người dân rút ngắn thời gian đi từ trung tâm ra vành đai, cao tốc.

Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo đẩy nhanh dự án cầu đường Bình Tiên

Thủ đoạn tinh vi của nhóm sản xuất, mua bán hàng chục tấn ‘khí cười’ vừa bị công an triệt phá

Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, nhóm bị can trong đường dây sản xuất, mua bán 'khí cười' (N₂O) hoạt động rất tinh vi. Nhóm này lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm che giấu hành vi phạm tội.

Thủ đoạn tinh vi của nhóm sản xuất, mua bán hàng chục tấn ‘khí cười’ vừa bị công an triệt phá

Cú 'bắt tay ngầm' trục lợi hàng chục tỉ của cựu giám đốc trung tâm lý lịch tư pháp và tài xế cũ

Từng là tài xế riêng, Phạm Quang Hậu trở thành “trợ thủ” đắc lực cho cựu giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia Hoàng Quốc Hùng trong đường dây cấp phiếu lý lịch tư pháp sai quy định, nhận hối lộ hơn 43 tỉ đồng từ hơn 55.000 hồ sơ.

Cú 'bắt tay ngầm' trục lợi hàng chục tỉ của cựu giám đốc trung tâm lý lịch tư pháp và tài xế cũ

Hoa hậu Thùy Tiên bị bắt: Với vương miện quốc tế làm ăn chính đáng cũng giàu, giờ nhận kết đắng

Trước thông tin hoa hậu Thùy Tiên bị bắt tạm giam, nhiều bạn đọc bày tỏ tiếc nuối cho hình ảnh từng được yêu mến, song không ít ý kiến bức xúc, cho rằng người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi trục lợi từ sự tin tưởng của xã hội.

Hoa hậu Thùy Tiên bị bắt: Với vương miện quốc tế làm ăn chính đáng cũng giàu, giờ nhận kết đắng

Từ vụ hoa hậu Thùy Tiên, trung tướng công an: Người nổi tiếng quảng cáo phải biết 'liêm sỉ'

Từ vụ hoa hậu Thùy Tiên, trung tướng Nguyễn Minh Đức nhấn mạnh người nổi tiếng phải thấy trách nhiệm với chính bản thân, với danh tiếng, đạo đức xã hội.

Từ vụ hoa hậu Thùy Tiên, trung tướng công an: Người nổi tiếng quảng cáo phải biết 'liêm sỉ'

Kịp thời ngăn cụ ông 71 tuổi ở Vũng Tàu định chuyển gần 7 tỉ đồng cho nhóm lừa đảo qua điện thoại

Một ngân hàng và công an ở Vũng Tàu kịp thời phát hiện, kéo dài thời gian để ngăn chặn kịp một cụ ông 71 tuổi chuẩn bị chuyển gần 7 tỉ đồng cho nhóm lừa đảo qua điện thoại.

Kịp thời ngăn cụ ông 71 tuổi ở Vũng Tàu định chuyển gần 7 tỉ đồng cho nhóm lừa đảo qua điện thoại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar