03/06/2016 12:23 GMT+7

Từ vụ xúc xích Vietfoods: Cần hành xử sòng phẳng, đúng luật

ÁI NHÂN - T.V.NGHI - L.SƠN
ÁI NHÂN - T.V.NGHI - L.SƠN

TTO - Từ vụ quản lý thị trường Hà Nội “việt vị” trong việc tạm giữ lô hàng xúc xích của cơ sở Vietfoods đã nảy sinh các vấn đề pháp lý cần được mổ xẻ, làm rõ.

Từ cách làm việc vội vàng, trái luật của quản lý thị trường Hà Nội dẫn đến hậu quả hàng của Vietfoods bị các đại lý trả về - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo các chuyên gia pháp luật, trong vụ việc liên quan đến Vietfoods, có ba vấn đề cần đặt ra, đó là: trường hợp nào cơ quan chức năng được tạm giữ hàng hóa, thời điểm công bố thông tin trên các phương tiện truyền thông và quyền lợi của doanh nghiệp (DN) sẽ được bảo vệ ra sao khi bị xâm phạm.

Hậu quả nặng nề

Theo bà Lý Kim Chi (chủ tịch Hội Lương thực - thực phẩm TP.HCM), việc các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra tại DN là một việc làm bình thường.

Tuy nhiên, nếu cho rằng DN vi phạm trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm thì ngoài việc lập biên bản, cơ quan chức năng phải cùng DN đến cơ quan kiểm nghiệm để kiểm tra sản phẩm vừa bị lập biên bản.

Đằng này trong vụ việc của Vietfoods, quản lý thị trường công bố kết luận ngay tại hiện trường là “sản phẩm xúc xích của Vietfoods có chứa chất cấm, chất gây ung thư”...

Kết quả kiểm nghiệm đi kèm cho lời tuyên bố “chắc nịch” đó thì chẳng thấy đâu, trong khi Vietfoods là DN có đăng ký kinh doanh, có thương hiệu, tiêu chuẩn sản xuất thì lại bị cơ quan kiểm tra bỏ qua.

Đồng quan điểm với bà Chi, ông Văn Đức Mười (tổng giám đốc Công ty Vissan) cho hay vụ việc này đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường kinh doanh lĩnh vực thực phẩm chế biến trong nước lẫn nước ngoài.

“Mọi quy định của Nhà nước về gia vị phụ liệu đã được các DN nghiêm túc thực hiện. Nhưng chỉ cần cơ quan quản lý nhà nước với cách làm vội vàng, thiếu thận trọng thì chúng tôi khó tránh những tai vạ kiểu trên trời rơi xuống” - ông Mười ngậm ngùi nói.

Để tránh xảy ra sự việc tương tự, theo ông Mười, môi trường pháp lý liên quan đến điều kiện sản xuất, kinh doanh của DN cần phải được Nhà nước thay đổi cho phù hợp để DN còn động lực tập trung sản xuất, phát triển.

Trường hợp nào được tạm giữ tang vật?

Theo luật sư Phạm Tấn Thuấn (Đoàn luật sư TP.HCM), pháp luật quy định rõ về các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử lý vi phạm hành chính.

Cụ thể, tại khoản 3 điều 119 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp tạm giữ người, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính...

Ngoài ra, điều 125 luật trên còn quy định được phép tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong một số trường hợp thật cần thiết để có điều kiện xác minh nhằm có căn cứ ra quyết định xử phạt hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm.

Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì cơ quan chức năng phải tạm giữ ngay.

Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản thì người có thẩm quyền xem xét ra quyết định tạm giữ. Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ.

Bao giờ thông báo công khai?

Tiến sĩ Thái Thị Tuyết Dung (giảng viên Đại học Luật TP.HCM) cho biết Luật xử lý vi phạm hành chính quy định rõ thời điểm “công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính” (điều 72).

Theo đó, các “trường hợp vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm, hàng hóa...” mà gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội thì cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công bố công khai về việc xử phạt.

Điều đó cho thấy luật đã có quy định rõ về thời điểm, phạm vi, nội dung được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về vi phạm hành chính.

Nhà làm luật đã dự liệu thời điểm thích hợp để công bố là “khi đã ra quyết định xử phạt” mà hành vi đó “gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội”.

Nếu cơ quan có thẩm quyền chỉ mới lập biên bản vì cho rằng DN có dấu hiệu vi phạm mà đưa thông tin cho phương tiện truyền thông thì sẽ gây thiệt hại cho DN.

Còn luật sư Nguyễn Thanh Ba (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng việc kiểm tra chấp hành pháp luật tại các DN là hoạt động bình thường thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của quản lý thị trường.

Tuy nhiên khi chưa có kết quả kiểm định đã vội vàng trả lời và cung cấp thông tin cho báo chí rằng sản phẩm có chứa chất cấm, chất gây ung thư là vi phạm quy định về cung cấp thông tin theo Luật báo chí.

Kiện đòi bồi thường thiệt hại

Theo luật sư Võ Xuân Trung (Đoàn luật sư TP.HCM), cơ quan nào vi phạm các quy định về việc tạm giữ hàng hóa phải có trách nhiệm xin lỗi và bồi thường cho DN.

Nếu các bên không thể thỏa thuận được mức bồi thường, thì DN có quyền gửi đơn khiếu nại đến cơ quan nhà nước yêu cầu giải quyết.

Trong trường hợp không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì DN có quyền khởi kiện và yêu cầu tòa án buộc cơ quan nhà nước phải bồi thường thiệt hại đã gây ra cho DN được quy định trong Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Tương tự, tiến sĩ Thái Thị Tuyết Dung cho rằng DN cũng có thể yêu cầu cơ quan nhà nước bồi thường đối với hành vi đưa thông tin không chính xác đến các phương tiện truyền thông của người thi hành công vụ.

Trong vụ Vietfoods, tuy chưa có kết luận từ cơ quan kiểm định, quản lý thị trường đã phát ngôn với báo chí về việc có chất cấm chất sodium nitrate đưa vào chế biến có thể sinh ra chất gây ung thư.

Thông tin này đã gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ, ảnh hưởng đến uy tín, sản xuất kinh doanh của DN.

Mặc dù người phát ngôn không khẳng định xúc xích của Vietfoods chứa chất có thể gây ung thư nhưng đặt trong bối cảnh quản lý thị trường đang lập biên bản với lô hàng từ cơ sở của Vietfoods, cùng với việc thông tin như vậy và được báo chí dẫn lại thì dư luận sẽ bị hướng theo thông tin sản phẩm của Vietfoods là “nguy hiểm, độc hại”.

Thông tin trên chắc chắn gây thiệt hại nặng nề cho DN trong khi chưa có kết luận có cơ sở vững chắc trên cơ sở khoa học, pháp luật của cơ quan chức năng.

Ngày 26-4, Chi cục Quản lý thị trường TP Hà Nội lập biên bản vi phạm hành chính Công ty Hùng Anh với lỗi “sản xuất, bán ra thị trường thực phẩm không phù hợp an toàn thực phẩm...”, đồng thời tạm giữ 2,2 tấn xúc xích của cơ sở Vietfoods.

Ngày 23-5, Bộ Y tế có công văn gửi Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội khẳng định các sản phẩm của Vietfoods an toàn cho người sử dụng.

Chiều cùng ngày, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội ra quyết định trả lại tang vật cho DN với lý do “không có hành vi vi phạm hành chính”.

Tháng 5-2013, Phòng cảnh sát môi trường Công an tỉnh Hải Dương tạm giữ lô hàng 2 tấn bạch tuộc của bà con ngư dân Cần Giờ, TP.HCM (đang trên đường chở đi tiêu thụ) với lý do ban đầu là không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Do không được bảo quản theo đúng quy trình nên toàn bộ số hàng trên bị hư hỏng hoàn toàn. Công an Hải Dương sau đó đã thừa nhận sai sót và bồi thường 650 triệu đồng cho các chủ hàng.

ÁI NHÂN - T.V.NGHI - L.SƠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ trả lời việc cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi nhưng chưa được giải quyết

Cán bộ có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi theo nghị định 178 nhưng hồ sơ chưa được giải quyết, sau 1-7 được giải quyết thế nào?

Bộ Nội vụ trả lời việc cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi nhưng chưa được giải quyết

Một thẩm phán tòa án tỉnh Đắk Lắk bị bắt vì môi giới hối lộ

Đó là Hoàng Kim Khánh, bị bắt trong quá trình mở rộng điều tra vụ án xảy ra tại TAND cấp cao tại Đà Nẵng.

Một thẩm phán tòa án tỉnh Đắk Lắk bị bắt vì môi giới hối lộ

Hà Nội: Bắt nhóm cò mồi và nhân viên phòng khám

Những cò mồi lăng mạ, chửi bới các bác sĩ và người bệnh khi bệnh nhân không theo họ vào những phòng khám tư.

Hà Nội: Bắt nhóm cò mồi và nhân viên phòng khám

Bị lừa hơn 2 tỉ đồng khi tham gia nhóm pickleball trên mạng

Một phụ nữ ở Hà Nội bị lừa hơn 2 tỉ đồng sau khi tham gia nhóm pickleball trên mạng xã hội và được mời đầu tư vào trò chơi trực tuyến sinh lời cao.

Bị lừa hơn 2 tỉ đồng khi tham gia nhóm pickleball trên mạng

Bí ẩn những người 'lao động tự do' đánh bạc 16,3 triệu USD tại khách sạn Pullman

Với tên người nước ngoài, không chỉ các quan chức, doanh nhân mà nhiều người "lao động tự do" vào “sòng bạc” King Club sát phạt chục triệu USD.

Bí ẩn những người 'lao động tự do' đánh bạc 16,3 triệu USD tại khách sạn Pullman

Người đàn ông 39 tuổi thả 2 tay, nằm ngửa trên xe máy chạy qua cầu Rồng

Công an xác định người đi xe máy thả hai tay, nằm ngửa ra yên xe trên cầu Rồng là ông K., đã 5 lần đi chữa bệnh tại bệnh viện tâm thần.

Người đàn ông 39 tuổi thả 2 tay, nằm ngửa trên xe máy chạy qua cầu Rồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar