23/02/2023 12:59 GMT+7

Từ vụ ông Huỳnh Uy Dũng đòi giám định tâm thần cho vợ: Tài sản của người tâm thần do ai quản lý?

Việc con riêng bà Phương Hằng phản đối việc ông Huỳnh Uy Dũng đòi giám định tâm thần cho mẹ mình đang được dư luận quan tâm. Nhiều tình huống pháp lý được đặt ra như ai là người có quyền giám định tâm thần, tài sản của người tâm thần do ai quản lý...

Từ vụ ông Huỳnh Uy Dũng đòi giám định tâm thần cho vợ: Tài sản của người tâm thần do ai quản lý? - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Phương Hằng

Ai có quyền giám định tâm thần đối với bị can?

Theo luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch, khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bắt buộc, đương nhiên phải giám định tình trạng tâm thần của người bị buộc tội mà không phụ thuộc vào yêu cầu giám định của đương sự hay người đại diện của họ. Nói cách khác, đương sự, người đại diện của người bị buộc tội không có quyền yêu cầu giám định tâm thần đối với người bị buộc tội.

Trong trường hợp này, bà Phương Hằng đang là bị can trong một vụ án hình sự, hiện vụ án đang trong giai đoạn điều tra. Do đó, nếu nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của bà Hằng, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM sẽ trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với bà Hằng, chồng hay con của bà không có quyền yêu cầu giám định hay yêu cầu không giám định tâm thần đối với bà.

Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (Đoàn luật sư TP.HCM) cũng cho rằng trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ bà Hằng bị tâm thần thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ ra quyết định trưng cầu giám định. 

Ông Huỳnh Uy Dũng không có quyền yêu cầu giám định trong trường hợp này vì liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bà Hằng. Ông Dũng có thể làm đơn đề nghị nhưng đây chỉ là một trong những nguồn cơ quan tiến hành tố tụng tham khảo, còn việc có thực hiện giám định hay không là theo đánh giá và quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng tại từng giai đoạn tố tụng theo quy định pháp luật.   

Chồng là người giám hộ đương nhiên nếu vợ bị tâm thần

Theo luật sư Trạch, cần phân biệt năng lực trách nhiệm hình sự và năng lực trách nhiệm dân sự. Cụ thể, việc giám định tâm thần đối với người bị buộc tội là nhằm xác định tình trạng năng lực trách nhiệm hình sự của họ trong vụ án hình sự, hay nói cách khác là xác định mức độ, khả năng nhận thức, chịu trách nhiệm của họ đối với hành vi phạm tội tại các thời điểm trước, trong và sau khi họ thực hiện hành vi phạm tội.

Còn đối với khả năng có và thực hiện các quyền dân sự của người bị buộc tội (trong đó có quyền tài sản) thì được quy định bằng pháp luật dân sự. Cụ thể, nếu một người bị tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự (người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi) thì giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Như vậy, người chồng phải yêu cầu tòa án tuyên bố người vợ mất năng lực hành vi dân sự. Lúc này, người chồng sẽ là người giám hộ đương nhiên, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của vợ.

Theo điều 47 Bộ luật dân sự, một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu. Do đó, nếu người này có chồng, và các con thì người chồng là người giám hộ đương nhiên và duy nhất.

Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì không có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp.

Theo đó, trong trường hợp người bị buộc tội thuộc một trong các trường hợp trên nhưng họ đồng thời là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì sẽ áp dụng khoản 5 hoặc khoản 6, điều 12 Luật doanh nghiệp năm 2020 để xử lý và người bị buộc tội không còn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nữa.

Bên cạnh đó, tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác có thể căn cứ khoản 7, điều 12 Luật doanh nghiệp năm 2020 để chỉ định người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

Con trai bà Phương Hằng phản đối việc ông Huỳnh Uy Dũng đòi giám định tâm thần cho mẹ

Theo ông Tuấn, từ khi bà Nguyễn Phương Hằng bị tạm giam đến nay, ông Huỳnh Uy Dũng và luật sư Danh Tín nhiều lần gửi đơn yêu cầu cơ quan điều tra, viện kiểm sát trưng cầu giám định tâm thần đối với mẹ ông.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những cán bộ, công chức nào được nhận thêm 5 triệu/tháng từ ngày 15-8?

Từ ngày 15-8, ngoài tiền lương có hai nhóm cán bộ, công chức làm công tác chuyên trách sẽ được nhận hỗ trợ thêm 5 triệu đồng/tháng.

Những cán bộ, công chức nào được nhận thêm 5 triệu/tháng từ ngày 15-8?

Lừa 179 tỉ đồng, chủ tịch Công ty bất động sản Đô Thị Xanh bỏ trốn, đồng phạm hầu tòa

Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT), giám đốc các công ty bất động sản Đô Thị Xanh, Lạc Việt và Vina Land đã lập các dự án “ma” rồi bán cho nhiều khách hàng, thu lợi bất chính hàng trăm tỉ đồng.

Lừa 179 tỉ đồng, chủ tịch Công ty bất động sản Đô Thị Xanh bỏ trốn, đồng phạm hầu tòa

Bắt tạm giam cựu giám đốc Công ty Cà phê Ia Châm

Ông Lê Anh Tuấn - cựu bí thư chi bộ, cựu chủ tịch kiêm giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cà phê Ia Châm (Gia Lai) - đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội 'lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ'.

Bắt tạm giam cựu giám đốc Công ty Cà phê Ia Châm

Nữ giám đốc bán thảo dược giả, từng làm dự án 'ma'

Ngày 2-7, liên quan vụ án sản xuất mỹ phẩm, thảo dược giả vừa bị phát hiện ở Đắk Lắk, cơ quan chức năng cho biết nữ giám đốc công ty này từng làm dự án 'ma' 300 căn biệt thự.

Nữ giám đốc bán thảo dược giả, từng làm dự án 'ma'

Bỏ rơi trẻ sơ sinh khiến trẻ qua đời có bị xem là tội cố ý giết người không?

Những người bỏ rơi trẻ sơ sinh khiến trẻ qua đời có bị kết tội cố ý giết người không?

Bỏ rơi trẻ sơ sinh khiến trẻ qua đời có bị xem là tội cố ý giết người không?

Theo luật sửa đổi, nhận án chung thân nếu cải tạo tốt được giảm án không?

Nhiều ý kiến thắc mắc rằng khi bị tòa án tuyên phạt mức án chung thân thì nếu cải tạo tốt có được giảm án không hay là án chung thân không được xét giảm án?

Theo luật sửa đổi, nhận án chung thân nếu cải tạo tốt được giảm án không?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar