15/04/2024 11:08 GMT+7

Từ vụ hủy hôn vì 4 cây vàng: Đừng để phong tục đẹp chia lìa lứa đôi

Lễ đen hay còn gọi là phần thách cưới của nhà gái dành cho nhà trai. Phần nghi thức này như một tục lệ ăn sâu bén rễ lâu đời trong văn hóa cưới xin của người Việt.

Ảnh minh họa: DUYÊN PHAN

Ảnh minh họa: DUYÊN PHAN

"Phần lễ đen, gia đình cứ tùy tâm. Chúng ta chỉ làm theo phong tục và tôi nghĩ phong tục là mang nét đẹp văn hóa, chứ không phải mượn phong tục để đòi hỏi lễ lạt nhiều.

Chúng ta thống nhất "lễ đen" mang tính tượng trưng" - Đó là câu nói của bố tôi cách đây hơn 15 năm khi gia đình tôi bàn bạc với nhà trai trong việc chuẩn bị tổ chức lễ cưới cho hai chúng tôi.

"Lễ đen" sẽ trở thành gánh nặng nếu quá coi trọng, lạm dụng

Trong đám cưới người Việt, không hiếm gia đình vẫn coi trọng phần "lễ đen". Rất nhiều gia đình muốn thể hiện giá trị của đàng gái trước khách mời trong ngày trọng đại của con trẻ, nên thách cưới cao bằng tiền hoặc vàng.

Việc nhà trai phải chuẩn bị đúng lễ đen theo yêu cầu của nhà gái là thể hiện sự "coi trọng" nhà gái.

Quan niệm này, theo tôi nên bỏ. Hôn nhân của con trẻ có lâu bền, gắn kết và hạnh phúc không phụ thuộc vào giá trị của đồ lễ nhà trai mang tới.

Ngày nay, bạn trẻ đến với nhau bằng tình yêu, hiếm chuyện cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, hay hôn nhân ép buộc. Bởi vậy, quan trọng nhất vẫn là hạnh phúc của đôi trẻ.

Sẽ là gánh nặng nếu gia đình nhà gái thách cưới quá mức và nhà trai không thể đáp ứng. Nhưng vì sĩ diện và tự trọng, sẽ có rất nhiều gia đình đi vay mượn cho đủ phần sính lễ. Để rồi sau đó lại phải cày cuốc, gắng gượng để trả nợ.

Vậy, chẳng phải hạnh phúc của các con vô tình lại là gánh nặng của cha mẹ? Và đôi trẻ có thực sự cảm thấy hạnh phúc khi cha mẹ đã phải gồng gánh quá nhiều vì phần lễ mang tính tượng trưng này hay không?

Nét văn hóa lễ đen trong phong tục cưới hỏi người Thái ở quê tôi

Không chỉ có người Kinh mới có "lễ đen", mà người Thái quê tôi (tỉnh Sơn La) cũng có phần lễ này. Nhưng "lễ đen" của người Thái lại khá đặc biệt. Bởi phần lễ này do nhà gái mang tới nhà trai. Một nét đẹp văn hóa lâu đời mà đồng bào Thái dân tộc Tây Bắc chúng tôi duy trì nhiều năm nay, trở thành phong tục tập quán không thể thiếu trong nghi thức cưới hỏi của người Thái.

Tôi có dịp trò chuyện với một cao niên trong bản. Cụ Lò Văn Chơ có nhiều năm được người dân trong bản tín nhiệm mời làm chủ hôn cho nhiều gia đình có con cái đi lấy vợ lấy chồng. Cụ đã chia sẻ về phong tục này với tôi.

Theo tục lệ của người Thái, nếu nhà có con gái đi lấy chồng, gia đình nhà gái phải chuẩn bị phần lễ đen mang đến nhà trai, chính là hiện vật.

Cũng giống như người Kinh có câu: "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm", trong lễ cưới của con gái, gia đình sẽ chuẩn bị đồ lễ như chăn, đệm, khăn piêu (do chính cô dâu làm) để thể hiện sự khéo léo.

Ngoài ra, đồ lễ còn là những vật dụng cần thiết cho một gia đình nhỏ như giường, tủ, bát, đĩa…

Nếu như trước kia đồ lễ này bắt buộc, thì nay theo nếp sống mới giản dị, tiết kiệm và đề cao hạnh phúc con trẻ, nhà trai cũng không yêu cầu nhà gái phải chuẩn bị hết đồ dùng như vậy nữa, mà hướng tới sự đơn giản.

Nếu nhà gái không có điều kiện, chỉ cần chuẩn bị khăn piêu (loại khăn các cô gái Thái hay dùng), vỏ chăn, gối do chính cô dâu thêu thùa. Các vật dụng khác, nếu không có, nhà trai cũng không đặt nặng.

Có lẽ, nếp sống văn minh hiện đại trên tinh thần giản đơn đồ lễ cưới đã được nhân dân áp dụng nhiều và điều này mang tính xây dựng, nên gia đình hai bên đều vui vẻ thoải mái hưởng ứng.

Tiền bạc hay đồ lễ có giá trị rất quý về vật chất, nhưng đó không phải là tất cả để "định giá" được hạnh phúc của một cuộc hôn nhân. 

Chú rể đón dâu bằng máy xúc, cả nhà gái bất ngờ

Chị Dương Thị Liên (sinh năm 2001, giáo viên mầm non tại TP. Thái Nguyên) nhớ như in khoảnh khắc chồng tương lai của chị ngỏ ý: ‘Con định đón dâu bằng máy xúc nhé bố mẹ’.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Công nhân xỏ giày đi chơi thể thao, lan tỏa năng lượng tích cực

Hàng nghìn thanh niên công nhân tranh giải chạy bộ, cầu lông, diễn văn nghệ… lan tỏa năng lượng tích cực trong Ngày hội Thanh niên công nhân tại Bắc Giang.

Công nhân xỏ giày đi chơi thể thao, lan tỏa năng lượng tích cực

Giảm dọn phòng khách sạn, bớt chai nhựa, khách được tặng quà, thêm giờ

Ở Nhật, Hong Kong, Đài Loan, việc giảm dọn phòng khách sạn, giảm chai nhựa trong phòng..., khách được tặng quà, thêm giờ lưu trú. Còn ở ta?

Giảm dọn phòng khách sạn, bớt chai nhựa, khách được tặng quà, thêm giờ

'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Một khảo sát mới đây của Chính phủ Nhật Bản cho thấy hơn 1/3 người dân cảm thấy cô đơn cho dù chính phủ đã nỗ lực thực hiện các biện pháp.

'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Anh sợ một mai em buông tay, căn nhà này sẽ trống vắng không chỉ bởi thiếu đi tiếng cười.

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Bữa ăn của người vợ nhìn mà thương

Phụ nữ lấy chồng tự dưng mất hết khẩu vị và sở thích ẩm thực riêng. Cái giỏ xách đi chợ toàn món chồng con thích.

Bữa ăn của người vợ nhìn mà thương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar