21/07/2021 12:15 GMT+7
Trở lại chủ đề

Từ vụ 'bánh mì' ở Nha Trang, đại biểu yêu cầu giám sát bổ nhiệm cán bộ

TIẾN LONG
TIẾN LONG

TTO - "Dư luận đặt câu hỏi một cán bộ như vậy mà làm ở vị trí trụ cột của phường, là mắt xích cuối cùng nối Nhà nước với nhân dân thì uy tín của Đảng, của Nhà nước như thế nào?", đại biểu Lê Thanh Vân nhắc lại vụ "bánh mì không phải lương thực".

Từ vụ bánh mì ở Nha Trang, đại biểu yêu cầu giám sát bổ nhiệm cán bộ - Ảnh 1.

Đại biểu Lê Thanh Vân phát biểu khi Quốc hội thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022 - Ảnh: Quochoi.vn

Sáng 21-7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022.

Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) đề nghị Quốc hội thay 2 chương trình giám sát, gồm chuyên đề về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021 và chuyên đề về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021, bằng 2 chuyên đề giám sát khác mà theo ông thấy là nhân dân đang rất bức xúc.

Cụ thể, chuyên đề thứ nhất là việc thực hiện chính sách pháp luật trong việc bổ nhiệm, luân chuyển, điều động cán bộ.

Đại biểu Cà Mau lấy ví dụ, cách đây mấy ngày, một phó chủ tịch phường ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) nhận thức "ấu trĩ" về phòng chống dịch (giải thích bánh mì không phải thực phẩm thiết yếu - NV).

"Vị này được luân chuyển từ một phòng chuyên môn của TP xuống phường. Dư luận đặt câu hỏi một cán bộ như vậy mà làm ở vị trí trụ cột của phường, là mắt xích cuối cùng nối Nhà nước với nhân dân thì uy tín của Đảng, của Nhà nước như thế nào?", đại biểu Vân nêu.

Mặt khác, theo đại biểu Vân, ngay ở Quốc hội, Hội đồng bầu cử vừa qua đã phải loại một đại biểu được bầu nhưng không đủ tư cách, lý do vì vi phạm trước đó rất nhiều năm.

Điều đó có nghĩa là công tác triển khai các quy định về tổ chức nhân sự có những lúc tùy tiện, thiếu nhất quán và không chọn đúng người. Nếu như giám sát chuyên đề này có kết quả sẽ là thúc đẩy mạnh mẽ với Quốc hội và Chính phủ xốc lại đội hình, nâng cao chất lượng bộ máy để thực hiện tốt nhiệm vụ chiến lược của 5 năm tới.

Chuyên đề thứ hai đại biểu Vân đề nghị là việc thực hiện chính sách pháp luật trong quản lý, sử dụng tài sản công ở các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đại biểu, thời gian qua cho thấy vi phạm nhiều nhưng Quốc hội ít kiểm tra, giám sát. Đặc biệt tài sản công trong các đơn vị này được chuyển hóa từ công sang tư bằng nhiều thủ đoạn như thông qua đấu giá trá hình, chuyển đổi mục đích sử dụng biến từ công sang tư.

Tuy nhiên, đến nay Quốc hội vẫn chưa có đợt giám sát cao trào để vừa chỉnh đốn hệ thống pháp luật, vừa chỉnh đốn về mặt quản lý, sử dụng.

"Tôi thấy hai vấn đề này cấp bách hơn cả và nếu làm được thì một chuyên đề về thể chế nhà nước, một chuyên đề về thể chế kinh tế thì sẽ tạo ra xung lực mới để Quốc hội, Chính phủ hoạt động hiệu quả, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân", ông Vân nhấn mạnh.

4 chuyên đề Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét

Theo tờ trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lựa chọn 4 chuyên đề trình Quốc hội xem xét, quyết định chọn 2 chuyên đề để giám sát tối cao, 2 chuyên đề giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát:

Chuyên đề 1: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 (dự kiến giao Ủy ban Tài chính, ngân sách chủ trì tham mưu về nội dung).

Chuyên đề 2: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật quy hoạch được ban hành (dự kiến giao Ủy ban Kinh tế chủ trì tham mưu về nội dung).

Chuyên đề 3: Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1-7-2016 đến ngày 1-7-2021 (dự kiến giao Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì tham mưu về nội dung).

Chuyên đề 4: Việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021 (dự kiến giao Ủy ban Pháp luật chủ trì tham mưu về nội dung).

Trong quá trình triển khai xây dựng chương trình giám sát, có một số nội dung được nhiều cơ quan đề xuất nhưng sau khi cân nhắc nhiều mặt, chưa được lựa chọn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giải trình cụ thể như trong tờ trình đầy đủ gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.

Cử tri gửi gắm đại biểu, đại biểu giám sát việc chung

TTO - Ý kiến từ một số cử tri do Tuổi Trẻ ghi nhận trên cả nước cho thấy có rất nhiều kỳ vọng vào một nhiệm kỳ mới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM có đợt mưa lớn kéo dài tới 27-5, tổng lượng mưa hơn 200mm

Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp và gió tây nam nên thời tiết TP.HCM và Nam Bộ có đợt mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày tới.

TP.HCM có đợt mưa lớn kéo dài tới 27-5, tổng lượng mưa hơn 200mm

Tin tức sáng 22-5: Bất động sản Hưng Yên lọt top 'nóng' nhất thị trường phía Bắc

Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội bàn về bỏ thanh tra bộ, tổng cục, cục, sở, huyện, miễn học phí; Bầu Đức tiếp tục bán công ty con; Tăng ca mắc tay chân miệng ở TP.HCM; 9 tháng, TP.HCM xảy ra 15 ca biến chứng phẫu thuật thẩm mỹ...

Tin tức sáng 22-5: Bất động sản Hưng Yên lọt top 'nóng' nhất thị trường phía Bắc

Thời tiết hôm nay 22-5: Bắc Bộ tối mưa to, Nam Bộ mưa diện rộng

Hôm nay 22-5, thời tiết Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng, chiều tối mưa dông. Nam Bộ mưa diện rộng do rãnh áp thấp hoạt động mạnh.

Thời tiết hôm nay 22-5: Bắc Bộ tối mưa to, Nam Bộ mưa diện rộng

Thêm 1 học sinh tử vong trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Cơ quan chức năng đã tìm thấy học sinh thứ 5 trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh. Tuy nhiên, học sinh này được xác định đã chết.

Thêm 1 học sinh tử vong trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số: Phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản hỏa tốc phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu vì để xảy ra vụ việc được báo chí đưa: tính tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số.

Tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số: Phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu

Trung Quốc phê duyệt thêm gần 1.000 vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam

Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa phê duyệt thêm 829 vùng trồng, 131 cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam. Đây là cơ hội để sầu riêng nước ta tăng cường xuất khẩu sang thị trường 1,4 tỉ dân.

Trung Quốc phê duyệt thêm gần 1.000 vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar