22/02/2025 05:20 GMT+7

Từ việc Trường Saigon Pearl đóng cửa: Trường quốc tế đã hết 'hot'?

Sự kiện một 'tên tuổi' được đánh giá khá cao như Trường Quốc tế Saigon Pearl đóng cửa vì tuyển sinh khó khăn đã đặt ra câu hỏi liệu mô hình trường quốc tế có đang bước vào giai đoạn 'thoái trào'?

Trường quốc tế đã hết 'hot'? - Ảnh 1.

Một góc Trường Quốc tế Saigon Pearl. Trường này vừa thông báo sẽ đóng cửa vào tháng 6-2025 - Ảnh: Nhà trường cung cấp

Trao đổi với Tuổi Trẻ, chuyên gia giáo dục độc lập Bùi Khánh Nguyên cho rằng không chỉ với Trường Quốc tế Saigon Pearl, một số trường quốc tế khác cũng gặp thách thức tương tự về tuyển sinh, đặc biệt từ sau dịch COVID-19.

Trường công và trường quốc tế là hai phân khúc ít "chạm" đến nhau nhất bởi vì các đối tượng phụ huynh có điều kiện tài chính và "gu" rất khác nhau. Với trường quốc tế, tôi cho rằng những trường nào mà nguồn tuyển phụ thuộc vào cộng đồng người nước ngoài sẽ tương đối gặp khó khăn.

Chuyên gia BÙI KHÁNH NGUYÊN

Thị trường nhiều biến đổi

* Là người theo dõi rất sát mô hình trường quốc tế tại TP.HCM, ông có cảm thấy rằng mô hình này đang mất dần sức hút với phụ huynh không, thưa ông?

- Phần nào như thế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút này với các trường thực sự "quốc tế" tức giảng dạy chương trình quốc tế và có nhiều học sinh quốc tế theo học.

Thứ nhất, các trường dạng này chịu ảnh hưởng khá lớn sau dịch COVID-19, khi có một làn sóng của những người lao động nước ngoài rời Việt Nam. Họ có xu hướng trở về quê hương và nhận những công việc ít đòi hỏi phải xa gia đình hơn.

Thứ hai, thu nhập và phúc lợi của nhiều lao động nước ngoài tại Việt Nam cũng có phần bị ảnh hưởng. Các công ty hay các tập đoàn lớn trước đây thường bảo trợ những gói học trường quốc tế cho con em của lao động, chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam, nay cũng cắt giảm một số phúc lợi nhất định.

Thêm vào đó, các trường quốc tế cũng gặp khó khi thu hút giáo viên nước ngoài trở lại Việt Nam. Các giáo viên này có xu hướng về lại quê nhà hoặc tìm những quốc gia gần nhà, và họ sẽ không đồng ý di chuyển xa nếu các gói lương bổng, phúc lợi cho họ và gia đình không hấp dẫn.

Với đối tượng học sinh tại chỗ, tức học sinh Việt Nam, các em có xu hướng chuyển sang các trường song ngữ nhiều hơn. Nhiều trường song ngữ cũng đã tiến tới dạy và cấp bằng quốc tế. Nghĩa là, học sinh Việt Nam không nhất thiết phải vào trường quốc tế hoàn toàn mới lấy được bằng cấp quốc tế như IGCSE hay A-Level, mà có thể chỉ cần học trường song ngữ với chi phí khoảng bằng 60%.

Khi học song ngữ, phụ huynh cảm thấy an toàn hơn, chẳng hạn về tiếng Việt và văn hóa Việt. Tùy vào kinh tế gia đình, họ có thể lựa chọn "tiến lên" một trường quốc tế hẳn, hoặc lùi lại trường công lập một cách linh hoạt. Thế nên, theo quan sát của tôi, trong khi nhiều trường quốc tế bị co hẹp, thì các trường song ngữ có xu hướng mở rộng tại TP.HCM.

Ngoài ra, một "đối thủ" đáng gờm khác của trường quốc tế "truyền thống" là những trường quốc tế "online". Với học phí có thể chỉ bằng 1/10 trường quốc tế truyền thống, một số trường quốc tế online vẫn có thể dạy từ xa và cấp những bằng cấp hàng đầu như bằng trung học phổ thông của Mỹ, Úc, bằng IB hay A-Level...

Cuối cùng là phong trào cho con du học sớm từ bậc THPT. Có rất nhiều trường phổ thông ở nước ngoài có cơ sở vật chất và chất lượng dạy tốt hơn khá nhiều so với một trường quốc tế trung bình tại Việt Nam. Nên nhiều phụ huynh thấy rằng cho con đi du học sớm cũng là một lựa chọn đáng giá nếu so sánh với các chi phí học trường quốc tế tại chỗ.

Lưu ý gì khi chọn trường?

* Với bức tranh hiện nay, theo ông, phụ huynh cần cân nhắc những yếu tố gì khi lựa chọn trường học cho con, nhất là những người có ý định cho con học trường quốc tế?

- Tôi nghĩ ngoài trải nghiệm học hành, mục tiêu của việc học tập sẽ đóng vai trò quyết định để phụ huynh cân nhắc cho con nên học theo hướng nào. 

Ví dụ, nếu đã có định hướng cho con du học, lựa chọn những trường mang tính quốc tế nhiều hơn sẽ giúp đứa trẻ được chuẩn bị kỹ lưỡng cho học đại học ở nước ngoài.

Ngoài ra, một số phụ huynh có kinh nghiệm sẽ nhận ra với một số ngành, việc học ở trong nước hay nước ngoài không tạo nhiều khác biệt. Ví dụ, một bạn học quản trị kinh doanh ở Mỹ so với các sinh viên Trường đại học Ngoại thương hay Đại học Kinh tế TP.HCM nhìn chung sẽ không quá khác nhau, nhất là khi các em có ý định trở về Việt Nam làm việc.

Còn với những ngành thuộc công nghệ cao, nếu các bạn học ở nước ngoài, lợi thế sẽ rõ ràng hơn, khi được tiếp xúc với công nghệ tiên tiến và tiếp xúc với nhiều chuyên gia hàng đầu hơn. Một số quốc gia cũng ưu tiên cơ hội việc làm cho ngành kỹ thuật hơn, ví dụ tại Mỹ sinh viên STEM có thể ở lại 3 năm làm việc, trong khi ngành kinh doanh hay khoa học xã hội - nhân văn chỉ có thể ở lại 1 năm.

* Phụ huynh nên cân nhắc lộ trình từ trường quốc tế đến đại học cho con từ khi nào, thưa ông?

- Tôi nghĩ thường là ở bậc THCS, nếu sớm có thể bắt đầu ở lớp 6, còn trung bình sẽ khoảng độ lớp 9, lớp 10. Lớp 11, lớp 12 là trễ. Tốt nhất là trước lớp 9. Phụ huynh nên tìm hiểu trước quá trình tuyển sinh vào đại học ở một số quốc gia.

Quá trình này thường khác nhau nhưng nhìn chung 4 năm cuối phổ thông thường có vai trò quyết định với việc vào đại học, khi các em phải đáp ứng điểm số trung bình (GPA) và cả một số bài thi tốt nghiệp, bài thi chuẩn hóa và bằng cấp cuối trung học.

* Theo ông, các cơ quan quản lý nhà nước có thể tham gia thêm vào việc quản lý các trường quốc tế như thế nào để mang đến sự an tâm hơn cho phụ huynh?

- Trong những vụ trường tư thục đóng cửa trước đây, tôi quan sát thấy Sở GD-ĐT cũng vào cuộc hỗ trợ học sinh chuyển trường. Tôi đánh giá cao thiện chí của các cơ quan nhà nước khi hỗ trợ cho các trường tư để đảm bảo không gián đoạn việc học của học sinh.

Tuy nhiên, tôi nghĩ có một số điểm cơ quan quản lý có thể làm tốt hơn nữa. Một trong số đó là yêu cầu về minh bạch thông tin của trường học. Ví dụ trước đây có những vụ lùm xùm liên quan đến gói huy động tài chính thu học phí trước nhiều năm.

Nếu cho phép những gói thu học phí lâu như vậy trong trường học, cần có một cơ chế quản lý đặc biệt, như trường phải có báo cáo tài chính hằng năm gửi cho phụ huynh và báo cáo ấy phải được kiểm toán độc lập để bảo vệ người tham gia, cũng đồng thời bảo vệ quyền học tập ổn định của học sinh.

Trường quốc tế bị cưỡng chế thi hành án, phải đóng cửa, phụ huynh chưng hửng

Nhiều phụ huynh, học sinh tá hỏa khi hay tin Trường quốc tế Ngôi sao Sài Gòn (Saigon Star) phải ngưng hoạt động và tìm cơ sở mới vì khu đất đang hoạt động sẽ bị cưỡng chế.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

Liên quan vụ “Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại”, nhà trường đã có báo cáo và đang tiếp tục rà soát nguyên nhân vụ việc.

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar