20/11/2023 10:40 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tự vấn ngày 20-11

Cứ đến dịp 20-11, những người làm nghề giáo lại được đón nhận sự tôn vinh, chúc mừng của xã hội.

Cô Quỳnh Ni, giáo viên dạy hóa Trường THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng), bên cạnh bảng vẽ tay chúc mừng ngày 20-11 của học sinh - Ảnh: NVCC

Cô Quỳnh Ni, giáo viên dạy hóa Trường THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng), bên cạnh bảng vẽ tay chúc mừng ngày 20-11 của học sinh - Ảnh: NVCC

Giữa niềm hạnh phúc mà sự tôn vinh "Tự hào nghề giáo", "Nghề giáo là nghề cao quý nhất" mang lại, một điều cũng khiến không ít người trăn trở: Làm sao để có thể tự hào về nghề của mình một cách chính đáng nhất, chứ không phải là "tự hào mặc định"?

"Tự hào mặc định" nghĩa là ngộ nhận rằng hễ dạy học thì tôi mặc nhiên là người đi khai sáng cho người khác, hễ làm nghề giáo thì là cao quý, và hễ đến 20-11 thì xã hội luôn tôn vinh nhà giáo và nhà giáo có thể mặc nhiên đón nhận điều đó như một lẽ thường.

Sự tự hào kiểu ấy rõ ràng là có gì đó không ổn. Bởi khi nhìn thẳng vào bức tranh giáo dục, chúng ta vẫn thấy còn đây đó những giáo viên thờ ơ, vô cảm hay thậm chí là lạm dụng vị thế "cao quý mặc định" của mình để chèn ép học sinh, làm lợi cho bản thân mình.

Tôi vẫn thường nói với đồng nghiệp mình rằng không có nghề cao quý, chỉ có người cao quý. Không ai cao quý bởi làm nghề giáo, chỉ có những người thầy trở nên cao quý bởi những lựa chọn họ đưa ra khi đứng trên bục giảng.

Như nhà giáo - học giả Forest E. Witcraft từng trăn trở: "Liệu thế giới này có trở nên khác đi, nhờ những thay đổi mà chúng ta đã tạo ra trong cuộc đời một học sinh nào đó hay không?".

Vì vậy, ngày 20-11 hằng năm nên là ngày mà nhà giáo tự vấn rằng trong năm qua tôi đã làm gì để có thể tự hào chính đáng về nghề của mình, để xứng đáng với hai chữ "cao quý" mà xã hội dành tặng hay chưa?

Có lần tôi may mắn được cùng một tập thể giáo viên tham gia một hoạt động ý nghĩa. Mỗi thầy cô viết câu trả lời cho câu hỏi tự vấn trên vào một tấm thiệp nhỏ và treo lên một cái cây có tên là "Cây tự hào".

Những dòng sau đây của một giáo viên nào đó đã viết và treo lên cái cây ấy khiến tôi thật xúc động khi đọc: "Mình tự hào khi trong mình vẫn luôn nuôi dưỡng niềm tin ở con người. Mình vẫn chọn cách sống tích cực và tử tế. Mình vẫn chọn cách sống chân thành và yêu thương".

Giữ vững được những lựa chọn như vậy trong bối cảnh mà xã hội ngổn ngang muôn vàn "cơn sóng", khiến niềm tin và sự chính trực của người làm nghề giáo bị xô đẩy, quả thật là điều đáng để tự hào lắm thay!

Tự vấn về "tự hào mặc định" cũng là để chúng ta chiêm nghiệm về một câu hỏi lớn hơn: Làm gì để nhà giáo có được niềm tự hào chính đáng về nghề của mình, chứ không chỉ là một vài ba khoảnh khắc chúc tụng trong ngày 20-11 rồi mọi thứ lại đâu vào đó?

Làm sao để nhà giáo tự hào rằng mình hoàn toàn có thể sống tốt bằng thu nhập chính đáng mà nghề mang lại?

Làm sao để nhà giáo thực sự có tiếng nói trong các quyết sách lớn của giáo dục nước nhà? Làm sao để văn hóa "tôn sư trọng đạo" được giữ gìn và không bị xâm lấn bởi văn hóa "mua - bán", "xin - cho" trong các nhà trường đây đó?...

Ngày 20-11 chỉ thật sự có ý nghĩa khi mỗi giáo viên có thói quen giữ gìn và chăm sóc cho cái "cây tự hào" của chính mình.

Và chỉ khi Nhà nước, xã hội chú trọng việc vun trồng cho cái "cây tự hào" của nhà giáo, đó là lúc những hạt mầm đổi mới giáo dục mới thực sự được gieo xuống một cách chắc chắn, vững vàng từ gốc.

Quyền lực của phụ huynh và nỗi sợ của người thầy

Những cụm từ “thân thiện”, “hạnh phúc” mà ngành giáo dục đặt ra gần đây có ý nghĩa tích cực nhằm xây dựng môi trường học tập lành mạnh, nhưng ở một số trường hợp, nó được phụ huynh dùng để phản ứng với giáo viên nhằm bênh vực con mình.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Chỉ hai ngày sau khi nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, người giàu nhất Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Hai huyện U Minh và Phú Tân (Cà Mau) cho các đại biểu HĐND và lãnh đạo chủ chốt ban, ngành huyện đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo và Phú Quốc trước ngày giải thể cấp huyện.

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Để có một nền công nghiệp giải trí thực sự, chúng ta cần có một chiến lược bài bản về đào tạo con người cho nền công nghiệp đặc thù này.

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Chống hàng giả, cần điểm ngay từ 'yếu huyệt'

Hàng giả, hàng gian gây bức xúc đã từ lâu, nay nóng lên khi cơ quan chức năng vừa khởi tố nhiều vụ gây chấn động.

Chống hàng giả, cần điểm ngay từ 'yếu huyệt'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar