20/04/2022 15:22 GMT+7

Tự rút sạc điện thoại, bé gái 29 tháng tuổi bị điện giật cháy đen lòng bàn tay

DƯƠNG LIỄU
DƯƠNG LIỄU

TTO - Bé gái hơn 2 tuổi (trú tại Hà Nội) bị điện giật ngừng tim, bất tỉnh, bỏng sâu toàn bộ lòng bàn tay trái khi tự rút sạc điện thoại để chơi.

Tự rút sạc điện thoại, bé gái 29 tháng tuổi bị điện giật cháy đen lòng bàn tay - Ảnh 1.

Bé gái nhập viện điều trị sau khi bị điện giật ngừng tim, bất tỉnh - Ảnh do bệnh viện cung cấp

Theo thông tin từ khoa chỉnh hình, Bệnh viện Nhi trung ương, đơn vị vừa tiếp nhận điều trị cho bé B.A. (29 tháng tuổi) nhập viện trong tình trạng tím tái, lòng bàn tay trái cháy đen.

Chị Th. (mẹ cháu B.A.) kể lại, cháu A. chơi cùng chị gái 5 tuổi khi người nhà đang nấu cơm. Thấy điện thoại đang sạc pin, cháu A. rút sạc điện thoại để chơi thì bị điện giật. Bé nằm bất tỉnh, tím tái, lòng bàn tay cháy đen.

Gia đình được hàng xóm gần nhà giúp đỡ, sơ cứu ép tim cho bé. Sau khi cháu tỉnh lại, gia đình đưa cháu đến cấp cứu tại cơ sở y tế địa phương và tiếp tục chuyển đến Bệnh viện Nhi trung ương điều trị.

"Tôi rất sốc và hoảng sợ. Trước đó, tôi cũng từng biết qua các trường hợp bị điện giật do sạc điện thoại qua báo đài, nhưng không nghĩ sự việc này lại xảy ra với con mình", chị Th. chia sẻ.

ThS.BS CKII Phùng Công Sáng - phụ trách đơn vị bỏng, phó trưởng khoa chỉnh hình, Bệnh viện Nhi trung ương - cho biết ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhi tại khoa cấp cứu chống độc, trẻ đã được đánh giá và điều trị nguy cơ về tim mạch và nguy cơ suy thận cấp.

"Sau khi bé ổn định, chúng tôi đã mổ cắt lọc phần da bị hoại tử, chuyển vạt da, ghép da vùng bàn tay (bé tổn thương hoại tử cả da cân - cơ và xương bàn ngón tay) để giữ lại bàn tay, đảm bảo cả về chức năng và thẩm mỹ cho bé. Sau phẫu thuật, hiện bé đã ổn định, tuy nhiên việc phục hồi cho bé còn cần nhiều thời gian", bác sĩ Sáng thông tin.

Theo bác sĩ Sáng, các thiết bị sạc điện thoại thường có bộ phận đổi điện áp, có đầu ra điện áp rất thấp. Tuy nhiên, nếu dây cắm hở, đầu cắm bị lỗi, vẫn có thể gây nguy hiểm. Việc này cũng đã được cảnh báo nhiều lần trên các kênh thông tin đại chúng.

"Đối với trẻ nhỏ, vốn rất hiếu động, hay nghịch ngợm và tò mò, tai nạn liên quan đến sạc điện thoại xảy ra không hiếm, chủ yếu do các bé nghịch sạc điện thoại vẫn cắm vào nguồn điện, hoặc do cầm điện thoại chơi khi đang sạc. Để tránh tai nạn thương tâm và đáng tiếc xảy đến với trẻ nhỏ liên quan đến điện, cha mẹ cần chú ý đảm bảo an toàn cho trẻ", bác sĩ Sáng khuyến cáo.

Điện thoại phát nổ khi vừa sạc vừa dùng, thiếu niên 17 tuổi bỏng nặng

TTO - Sử dụng điện thoại khi đang cắm sạc, một thiếu niên 17 tuổi tại Lệ Thủy (Quảng Bình) bị bỏng nặng toàn thân vì điện thoại phát nổ.

DƯƠNG LIỄU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định từ quầy thuốc bệnh viện đến căng tin, hoàn toàn có thể tiềm ẩn nguy cơ hàng kém chất lượng tuồn vào.

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Bé trai này bị đau bụng bên trái và sốt kéo dài suốt nhiều tháng. Các bác sĩ phát hiện nguyên nhân là một cây tăm xỉa răng nằm trong bụng, gây xuyên tá tràng.

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Tập luyện thể dục thể thao được xem là cách thức rất tốt để giúp cơ thể chống chọi với dịch bệnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang quay trở lại.

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Trẻ đột nhiên bị phù, coi chừng mắc bệnh lý thận nguy hiểm

Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM) vừa tiếp nhận liên tiếp hai trẻ bị phù ở mi mắt và chân, đi khám mới phát hiện mắc bệnh lý thận nguy hiểm.

Trẻ đột nhiên bị phù, coi chừng mắc bệnh lý thận nguy hiểm

Nguy cơ tái phát đột quỵ do rung nhĩ ở mức đáng báo động, làm gì để phòng tránh?

Rung nhĩ, một rối loạn nhịp tim phổ biến được biết đến là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. Một nghiên cứu quy mô lớn mới đây được công bố trên tạp chí y khoa uy tín cảnh báo nguy cơ tái phát đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ đáng báo động.

Nguy cơ tái phát đột quỵ do rung nhĩ ở mức đáng báo động, làm gì để phòng tránh?

Tin tức sáng 24-5: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025

Tin tức đáng chú ý: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025; Quốc hội bàn Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội; Mức độ phơi nhiễm khói thuốc lá ở địa điểm công cộng cao...

Tin tức sáng 24-5: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar