23/02/2021 09:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

Từ quyết định 'dừng học trực tuyến...'

TRƯƠNG BẢO CHÂU
TRƯƠNG BẢO CHÂU

TTO - Ngày 22-2, ngành giáo dục Hải Phòng có một quyết định tôi tin đã gây ít nhiều cảm xúc với người dân địa phương. Đó là cho học sinh lớp 1, lớp 2 toàn thành phố dừng học trực tuyến.

Từ quyết định dừng học trực tuyến... - Ảnh 1.

Học sinh Đỗ Nguyễn Kim Khánh, lớp 2/6 Trường tiểu học Minh Đạo (Q.5, TP.HCM), học trực tuyến cùng phụ huynh sáng 22-2 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Trong khi nhiều tỉnh thành tuần qua đồng loạt nỗ lực cho việc dạy học trực tuyến chống dịch COVID-19 thì Hải Phòng đưa ra một quyết định khá "độc lập". Nhưng đó không phải là một quyết định "bừa", cảm tính. 

Quyết định đưa ra sau năm ngày khảo sát thực tế, Sở GD-ĐT Hải Phòng nhận thấy "Học sinh ở khối học này còn nhỏ trong khi phần lớn phụ huynh phải đi làm, nên nếu để các cháu tự học sẽ tiềm ẩn nguy cơ chập cháy điện. Nhiều cháu ở vùng ngoại thành không có điều kiện, thiết bị để học trực tuyến..." (Tuổi Trẻ Online 22-2).

Thấu hiểu, cảm thông

Câu chữ giản dị nhưng trong đó chất chứa sự thấu hiểu, thông cảm. Dù "online, trực tuyến" không phải là khái niệm mới mẻ đối với đông đảo người dân Việt Nam - quốc gia có 68 triệu người dùng Internet, nhưng không thể phủ nhận rằng Việt Nam vẫn còn hàng chục triệu trẻ em, người nghèo, vùng xa xôi còn lạ lẫm với thế giới số.

Trên Facebook những ngày tạm giãn cách sau tết tôi đã đọc những mẩu chuyện xúc động. Để mua được một chiếc điện thoại thông minh cho con tham gia học trực tuyến theo quy định của nhà trường, để con không chịu mặc cảm, có những người mẹ, người cha đi làm thuê đã đến xin chủ được ứng trước lương, xin rút ngắn kỳ nghỉ tết để trả nợ dần. Họ cũng có nhiều lúng túng vì không rành các loại mật khẩu, phần mềm... để hướng dẫn con.

Kể thêm còn có nỗi khổ của các cha mẹ khác có con quá nhỏ học online. Dù điều kiện vật chất đỡ hơn nhưng đành bỏ mặc con tự xoay xở vì không thể ngày nào cũng xin nghỉ làm... Những trở ngại đó có thể là chuyện nhỏ đối với người dân thành thị, trí thức, nhưng không nhỏ với người nghèo, người bận rộn mưu sinh.

Quyết định "quyết đoán" của ngành giáo dục Hải Phòng có thể nói thể hiện sự quan tâm đến bộ phận phụ huynh còn khó khăn, lúng túng tương tự trong những câu chuyện kể trên. Đó là kiểu khó khăn không thể xoay chuyển, khắc phục trong một sớm một chiều được. 

Có những vùng nhiều gia đình không thể yêu cầu "nhà phải có mạng", cha mẹ phải rành mạng xã hội ngay lập tức được. Quyết định này phần nào "giải tỏa" gánh nặng cho một bộ phận phụ huynh, học sinh và cả giáo viên.

Quyết sách vì người học

Như vậy ngành giáo dục Hải Phòng sẽ "thêm việc" sau quyết định của mình. "Sở khuyến khích giáo viên gửi các câu hỏi cho phụ huynh học sinh để phụ huynh có hình thức trao đổi, dạy cho trẻ phù hợp. Đối với các khối lớp 3, 4, 5 của bậc tiểu học, việc học trực tuyến vẫn triển khai...". 

Nghĩa là thêm việc, thêm mô hình, cách thức dạy học, quản lý cho các thầy cô. Nhưng Hải Phòng có lẽ đã xem đó là sự đa dạng công việc mà những người thầy sẽ cố thêm vì phụ huynh và học sinh.

Dịch COVID-19 mang đến những thử thách đặc biệt cho mọi nhà. Chúng không có sự loại trừ cho đối tượng, vùng miền, lĩnh vực nào để chúng ta tiện sắp xếp như một tiền lệ nào có sẵn. Đó cũng là cơ hội cho các loại sáng tạo, cách thức quản lý linh hoạt, không giống như đã từng.

Khu vực trường học phải nói cũng đã phải nỗ lực nhiều. Dạy online chính là các trường đang nỗ lực vì người học. Đó cũng là xu hướng tất yếu mà ngành giáo dục phải nắm bắt trong một thế giới khó lường về công nghệ và cả dịch bệnh, rủi ro. 

Nhưng ngừng dạy online đối với số người chưa nắm bắt kịp, người khó khăn... cũng là một quyết sách vì người học. Nó thể hiện sự thấu hiểu, bớt đi khoảng cách giữa người giàu, nghèo, nông thôn, thành thị, không nhất thiết chỉ có một cách dạy và học.

Chậm lại một chút...

Có thể chương trình chung bị xáo trộn, kéo theo thi cử, nghỉ hè, nhập học có chút lộn xộn..., thiết nghĩ chúng ta cũng phải chấp nhận chừng mực nào đó. Cuộc chiến COVID-19 là bất khả kháng, không thể chỉ lấy cột mốc, chỉ tiêu cũ làm đích đến bằng mọi giá.

Trên con đường đi đến đích có lúc phải chậm lại một chút, để không một ai bị đẩy ra khỏi vòng xoáy học hành và không một ai bị dồn ép, thiếu đi quan tâm cần thiết của cộng đồng xung quanh. Đó chính là những quyết sách giáo dục làm xã hội ấm áp, tiến bộ hơn.

Học sinh lớp 1, 2 ở Hải Phòng dừng học trực tuyến

TTO - Ngày 22-2, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP Hải Phòng cho biết đã dừng việc dạy học trực tuyến với khối lớp 1 và 2 do không hiệu quả và gây khó khăn cho phụ huynh.

TRƯƠNG BẢO CHÂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), các đại biểu đã chỉ ra những bất cập về hoạt động của hội đồng trường.

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Sóc Trăng thông báo cho học sinh chuyển trường tới tỉnh mới sau hợp nhất

Công chức sở, ngành ở Sóc Trăng chuyển công tác đến TP Cần Thơ có nhu cầu chuyển trường cho con cần đăng ký trước ngày 26-5.

Sóc Trăng thông báo cho học sinh chuyển trường tới tỉnh mới sau hợp nhất

19h tối nay 14-5, Trường đại học Thủ Dầu Một lên sóng Khám phá trường học

Trường đại học Thủ Dầu Một sẽ đến với khán giả chương trình Khám phá trường học của báo Tuổi Trẻ lúc 19h tối nay 14-5.

19h tối nay 14-5, Trường đại học Thủ Dầu Một lên sóng Khám phá trường học

Nhiều học sinh 13-15 tuổi ở Việt Nam hút thuốc lá điện tử

Đó là thực trạng đáng báo động được đưa ra tại diễn đàn 'Điều em muốn nói' lần 3 với chủ đề 'Nói không với thuốc lá, thuốc lá điện tử và chất gây nghiện mới' chiều 14-5.

Nhiều học sinh 13-15 tuổi ở Việt Nam hút thuốc lá điện tử

Những kết quả khả quan giúp UEH khẳng định vị thế

Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) đã định hình vai trò của một đại học đa ngành, sáng tạo và có trách nhiệm trong kỷ nguyên mới.

Những kết quả khả quan giúp UEH khẳng định vị thế

Sẽ xử lý trách nhiệm nhà trường hướng dẫn học sinh viết đơn 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk xác nhận việc một trường THPT hướng dẫn một số học sinh lớp 12 viết đơn 'tự nguyện' nghỉ học là không đúng quy định.

Sẽ xử lý trách nhiệm nhà trường hướng dẫn học sinh viết đơn 'tự nguyện' nghỉ học
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar