29/04/2011 09:17 GMT+7

Từ những tín hiệu tích cực

TRẦN HỮU TÁ
TRẦN HỮU TÁ

TT - Cách đây ít ngày báo chí đăng tin: UBND TP.HCM quyết định hoán đổi khu đất khác cho VietinBank để thu hồi khu đất 440m2 ngay trong khuôn viên Trường THPT Lê Quý Đôn phục vụ yêu cầu mở rộng trường.

Bốn ngày sau, một tin vui khác: UBND TP.HCM ban hành chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất cho khoảng 20.000 giáo viên, cán bộ, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước có hệ số lương từ 3.0 trở xuống với mức 200.000 đồng/người/tháng.

Hai quyết định mang tính đạo lý và hợp lòng dân! Về quyết định thứ nhất, điều đáng nói là lãnh đạo chính quyền TP đã nghiêm túc lắng nghe những ý kiến cũng hết sức nghiêm túc của dư luận được chuyển tải trên báo chí và được trình bày trong HĐND TP.HCM. Không chỉ lắng nghe, UBND TP.HCM còn tiếp thu, chỉnh sửa quyết định cũ không thỏa đáng của mình một cách nhanh chóng hiếm thấy.

Với quyết định thứ hai, xin được nói thẳng, chủ yếu mang ý nghĩa tinh thần, tình cảm; còn nếu chi li về giá trị thực tiễn thì mỗi bữa ăn hằng ngày của 20.000 gia đình người lao động nghèo khó chỉ có thêm một hột vịt hoặc một mớ rau, một miếng đậu hũ, một chén tép riu. Nhưng có còn hơn không và bất cứ ai cuối tháng nhận món tiền nghĩa tình này cũng hiểu thêm tấm lòng, sự cố gắng của những người có trách nhiệm.

Điều đáng suy nghĩ: trong hoàn cảnh khó khăn nhiều bề hiện nay, có thể làm gì tốt hơn cho ngành giáo dục TP, chủ yếu về phương diện cơ sở trường lớp? Có thể khẳng định nếu lãnh đạo TP quyết tâm và có những biện pháp đủ mạnh, tình hình sẽ sớm được cải thiện. Muốn mở rộng trường cũ và xây trường mới đương nhiên phải có đất. Đất không chỉ để xây hệ thống lớp học, phòng thí nghiệm mà còn tạo điều kiện cho học sinh có nơi tập thể dục, chơi thể thao, sinh hoạt văn hóa văn nghệ, có như thế trường học mới không còn giống với chuồng chim câu như nhiều trường hiện nay. HĐND TP nên chỉ đạo công tác kiểm kê quỹ đất của hệ thống trường trong toàn thành.

Chắc chắn chúng ta sẽ đối diện với một thực tế đáng buồn. Đất ở TP hiếm, quý thật nhưng đâu đến nỗi ngành giáo dục phải bó tay: Vì nhiều lý do khác nhau, từ lâu nhiều trường đã bị mất đất. Nhà dân (nhếch nhác), nhà hàng (hoành tráng), ngân hàng (nguy nga), bãi giữ xe (lộn xộn)... ở lẫn trong trường, làm mất đi vẻ tôn nghiêm cần có của những “thánh đường tri thức”.

Báo chí cũng đã phát hiện: chỉ riêng Q.8, trung ương và TP đã có quyết định thu hồi hàng trăm ngàn mét vuông đất bỏ hoang hoặc đang kinh doanh thu lợi không chính đáng cho một số cá nhân, đơn vị nào đó. Thế nhưng các “đại gia” chủ nhà, chủ đất (tổng công ty này, công ty nọ) chây ì không giao trả. Tình hình xấu này không chỉ xảy ra ở quận 8!

Xin nhắc lại: nếu những nhà quản lý (Chính phủ, bộ, ngành, TP) thật sự quan tâm và có chế tài tích cực, tình hình sẽ khác. TP sẽ không chỉ đủ chỗ xây trường mà còn có thể dành một phần quỹ đất dư cho bệnh viện, nhà văn hóa, sân chơi cho thiếu nhi. Chất lượng sống của non 10 triệu người ở TP.HCM sẽ được cải thiện. Trình độ dân trí nhìn chung sẽ được nâng cấp. Giải quyết căn cơ triệt để như thế, chắc chắn sẽ được nhân dân đồng tình, ủng hộ.

TRẦN HỮU TÁ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar