22/10/2018 14:49 GMT+7

Từ nay đến cuối năm khả năng vẫn có một cơn bão ảnh hưởng đến đất liền

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Dự báo từ nửa cuối tháng 10 đến hết năm 2018 còn có khả năng xuất hiện 2-3 cơn bão và khoảng một cơn ảnh hưởng đến đất liền nước ta, tập trung ở khu vực Trung Bộ.

Từ nay đến cuối năm khả năng vẫn có một cơn bão ảnh hưởng đến đất liền - Ảnh 1.

Ảnh hưởng của bão số 4 hồi giữa tháng 8-2018 khiến nước lũ dâng cao làm ngập đường đi và nhà dân tại xã Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: TTXVN


Nhận định về khí tượng thủy văn thời hạn mùa, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết theo các kết quả dự báo mới nhất về hiện tượng ENSO (hiện tượng El Nino và La Nina và có liên quan với dao động của khí áp giữa 2 bờ phía Đông Thái Bình Dương với phía Tây Thái Bình Dương - Đông Ấn Độ Dương) của các cơ quan dự báo khí hậu trên thế giới, xu hướng tăng nhanh của nhiệt độ mặt nước biển nên nhiều khả năng sẽ chuyển sang trạng thái El Nino (hiện tượng nóng lên dị thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương) từ tháng 11-2018, với xác suất xuất hiện vào khoảng 60-70%.

Còn khoảng 2-3 cơn bão trong năm 2018

Dự báo từ nửa cuối tháng 10 đến hết năm 2018 còn có khả năng xuất hiện 2-3 cơn bão và có khoảng một cơn ảnh hưởng đến đất liền nước ta, tập trung ở khu vực Trung Bộ. Những tháng cuối năm nhiều khả năng hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Nam Biển Đông không nhiều như năm 2016 và 2017.

Ngoài bão và áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn, gió mạnh trên biển và đất liền, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác sẽ có khả năng xảy ra trên phạm vi cả nước, đặc biệt các hiện tượng dông lốc, mưa đá, mưa lớn cục bộ. Ngoài ra, trên các khu vực ven biển và các vùng biển khu vực Bắc và giữa Biển Đông có thể sẽ xuất hiện gió mạnh do hoạt động của gió mùa Đông Bắc gây ra.

Xuất hiện rét đậm, rét hại vào cuối tháng 12

Nhiệt độ trung bình tại các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trong các tháng 11-2018, tháng 3 và tháng 4-2019 có khả năng cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 1 độ C; tháng 12-2018 ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ; tháng 1 và tháng 2-2019 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng 0,5 độ C. Các khu vực từ Trung Trung Bộ trở vào phía nam phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Trong mùa Đông Xuân 2018-2019, thời gian xuất hiện rét đậm, rét hại có khả năng tương đương so với trung bình (khoảng nửa cuối tháng 12-2018). Các đợt rét đậm, rét hại trong mùa Đông Xuân 2018-2019 không kéo dài, nhưng vẫn có khả năng sẽ xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại kéo dài từ 4-7 ngày tập trung trong tháng 1-2019 và nửa đầu tháng 2-2019.

Trung và Nam Trung Bộ lượng mưa thiếu hụt

Khu vực Bắc Bộ có tổng lượng mưa trong tháng 11 và tháng 12-2018 phổ biến ở mức xấp xỉ so với Trung và Nam Trung Bộ cùng thời kỳ, từ tháng 1 đến tháng 4-2019 phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10-25%.

Khu vực Trung Bộ tổng lượng mưa từ tháng 11-2018 đến tháng 4-2019 phổ biến ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 20-50%; riêng tháng 11 và tháng 12-2018 tại Bắc Trung Bộ ở mức xấp xỉ với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Cảnh báo khả năng thiếu hụt mưa trong các tháng chính mùa mưa và ít mưa trong những tháng đầu năm 2019, đặc biệt ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tổng lượng mưa thời kỳ từ tháng 11-2018 đến tháng 4-2019 phổ biến ở mức thấp hơn từ 20-50% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Hầu như không mưa trong những tháng đầu năm 2019 tại khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ.

Nguy cơ khô hạn cục bộ ở nhiều vùng

Về thủy văn, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Mực nước trên các sông suối khu vực Bắc Bộ có xu thế biến đổi chậm và xuống dần. Xu thế nguồn nước từ tháng 11-2018 đến tháng 4-2019 so với trung bình nhiều năm khu vực Tây Bắc trên sông Đà phổ biến ở mức cao hơn từ 5-40%; khu vực Việt Bắc trên sông Thao, sông Chảy và sông Lô thiếu hụt từ 10-50%, riêng sông Gâm ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, sông Cầu cao hơn từ 30-70% ; khu vực Đông Bắc thiếu hụt từ 10-30%; khu vực đồng bằng Bắc Bộ hạ lưu sông Hồng thiếu hụt từ 10-30%, riêng tháng 1, 2 ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm. Mực nước thấp nhất trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng ở mức 0,3-0,4m xuất hiện vào tháng 2 hoặc tháng 3. Tình hình thiếu nước, khô hạn cục bộ có khả năng xảy ra tại một số tỉnh khu vực Đông Bắc trong các đầu mùa khô năm 2019.

Trong các tháng cuối năm 2018, trên các sông ở Thanh Hóa và khu vực Tây Nguyên xuất hiện 1-2 đợt lũ nhỏ; các sông từ Nghệ An đến Bình Thuận năng xuất hiện 2-4 đợt lũ vừa và nhỏ. Lượng dòng chảy trong các tháng từ 10-12/2018 trên phần lớn các sông ở Trung Bộ thiếu hụt từ 20-50% so với trung bình nhiều năm, Riêng các sông ở Thanh Hóa và các sông ở khu vực Tây Nguyên thiếu hụt từ 5-20%; các sông Khánh Hòa, Ninh Thuận thiếu hụt trên 70%.

Lũ chính vụ khu vực Trung Bộ Tây Nguyên tập trung trong tháng 10-11/2018. Đỉnh lũ năm trên các sông từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận khả năng ở mức báo động 2-báo động 3, các sông chính ở khu vực Tây Nguyên ở mức báo động 1-báo động 2; trên một số sông suối nhỏ và thượng lưu các sông vẫn có khả năng xuất hiện lũ lớn.

Từ tháng 1 - 4/2019, lượng dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 10-50%, một số sông thuộc Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận khả năng thiếu hụt trên 60% so với cùng kỳ nhiều năm. Tình hình thiếu nước, khô hạn cục bộ có khả năng xảy ra tại các tỉnh Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên trong các tháng đầu năm 2019.

Từ tháng 11/2018 - 4/2019, tổng lượng dòng chảy trên các trạm thượng nguồn Mê Kông phổ biến thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 10-35%. Mực nước sông Cửu Long xuống dần ở mức xấp xỉ và thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1-0,3m.

Từ tháng 11/2018 - 1/2019, mực nước sông Cửu Long, sông Sài Gòn chịu ảnh hưởng của 5 đợt triều cường. Cần đề phòng triều cường gây ngập lụt sâu ở các vùng trũng thấp thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Cần Thơ.

Xâm nhập mặn vùng cửa sông Nam Bộ khả năng xuất hiện sớm hơn so với năm 2017-2018. Các địa phương ở khu vực đồng bằng Nam Bộ cần chủ động trong công tác phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn.

Về hải văn: Đỉnh triều cao nhất tháng 10 đến 12 năm 2018 tại ven biển Nam Bộ ở mức xấp xỉ so với cùng kỳ năm 2017. Triều cường cao tại Nam Bộ sẽ xuất hiện vào những ngày 25-29 của tháng 10, ngày 6-10 và 23-27 của tháng 11 và ngày 23-26 của tháng 12. Ven biển Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ nguy cơ triều cường cao tập trung vào giữa tháng 11 và 12, đặc biệt khi có không khí lạnh hoạt động mạnh và lấn sâu xuống phía Nam.

Trong các tháng 10 đến tháng 12 năm 2018, các đợt không khí lạnh mạnh và kéo dài sẽ gây sóng lớn 3-4m tại khu vực ven biển các tỉnh miền Trung và Đông Nam Bộ.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

‘Nhà chất lượng’ thổi luồng gió mới vào thị trường bất động sản Trung Quốc

Theo China Daily, thị trường bất động sản của Trung Quốc đang được thúc đẩy bởi nhu cầu gia tăng về nhà ở chất lượng cao sau khi nước này đưa ra các tiêu chuẩn về “nhà chất lượng”.

‘Nhà chất lượng’ thổi luồng gió mới vào thị trường bất động sản Trung Quốc

Điểm tin 18h: Phim 'Chốt đơn' của Thùy Tiên bị rút khỏi web rạp; Cảnh báo mưa dông tại TP.HCM

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 20-5-2025

Điểm tin 18h: Phim 'Chốt đơn' của Thùy Tiên bị rút khỏi web rạp; Cảnh báo mưa dông tại TP.HCM

Nhật Bản triển khai hệ thống sàng lọc đối với du khách miễn thị thực

Chính phủ Nhật Bản sẽ bắt đầu áp dụng hệ thống sàng lọc trước khi nhập cảnh đối với du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực từ năm tài chính 2028.

Nhật Bản triển khai hệ thống sàng lọc đối với du khách miễn thị thực

Liệu pháp proton đột phá điều trị ung thư không tác dụng phụ

Một kỹ thuật xạ trị proton tiên tiến đang cho thấy triển vọng trong điều trị các loại ung thư khó điều trị, với tác dụng phụ không đáng kể.

Liệu pháp proton đột phá điều trị ung thư không tác dụng phụ

‘Tân binh’ sầu riêng lăm le soán ngôi Musang King và Black Thorn

Một giống sầu riêng mới đang nhăm nhe giành vị trí “ngôi bá chủ” của Musang King và Black Thorn trong “vương quốc” loại quả nặng mùi này.

‘Tân binh’ sầu riêng lăm le soán ngôi Musang King và Black Thorn

Nhật Nam Media: UX/UI - ‘Vũ khí mềm’ giúp thương hiệu chạm đúng khách hàng

UX (trải nghiệm người dùng) và UI (giao diện người dùng) không chỉ là yếu tố kỹ thuật, mà là “vũ khí mềm” giúp doanh nghiệp ghi dấu ấn đầu tiên, nâng trải nghiệm số và giữ chân khách hàng.

Nhật Nam Media: UX/UI - ‘Vũ khí mềm’ giúp thương hiệu chạm đúng khách hàng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar