18/08/2023 08:00 GMT+7

Từ mở đường công nghệ đến kiến tạo hạnh phúc

Bước ra khỏi vùng an toàn, quyết chí xuất khẩu phần mềm làm rạng danh trí tuệ Việt Nam. Đó là sứ mệnh FPT đã đi tiên phong, khởi tạo làn sóng xuất khẩu phần mềm, đặt nền móng hình thành ngành công nghiệp tỉ USD cho đất nước.

Ông Trương Gia Bình, chủ tịch hội đồng quản trị FPT, chia sẻ câu chuyện FPT đã "cầm cờ" đứng lên tập hợp các công ty phần mềm trong nước để cùng "tìm đại dương bao la, vươn mình qua đại ngàn", cùng nhau mang trí tuệ Việt ra nước ngoài, kiến tạo hạnh phúc, góp phần hưng thịnh quốc gia

Ông Trương Gia Bình, chủ tịch hội đồng quản trị FPT, chia sẻ câu chuyện FPT đã "cầm cờ" đứng lên tập hợp các công ty phần mềm trong nước để cùng "tìm đại dương bao la, vươn mình qua đại ngàn", cùng nhau mang trí tuệ Việt ra nước ngoài, kiến tạo hạnh phúc, góp phần hưng thịnh quốc gia

35 năm trước, FPT đã mở ra con đường xuất khẩu phần mềm, dịch vụ công nghệ, đưa Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu về xuất khẩu phần mềm và dịch vụ công nghệ trên toàn cầu.

Từ bước đi tiên phong đó, hàng ngàn tri thức trẻ, hàng trăm doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đã lập nghiệp và thành công tại những quốc gia phát triển nhất, trong những lĩnh vực công nghệ hiện đại nhất.

Cứ đi là có đường, đưa trí tuệ Việt ra toàn cầu đặt nền móng cho ngành công nghiệp tỉ USD

Năm 1998, sau khi trở thành công ty tin học số 1 của Việt Nam, FPT đã quyết định bước ra khỏi vùng an toàn.

Chủ tịch hội đồng quản trị FPT Trương Gia Bình chia sẻ: "Dẫu nghèo kiến thức sản xuất, dẫu chưa thông thạo ngoại ngữ, chúng ta quyết chí ra biển lớn xuất khẩu phần mềm với niềm tin sẽ làm sáng danh trí tuệ Việt Nam".

Muốn đi xa phải đi cùng nhau! Năm 2002, Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (nay là Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin - VINASA) được thành lập, đặt mục tiêu tiến ra toàn cầu với quyết tâm sắt đá "người Ấn Độ làm được, người Việt Nam cũng làm được". Khi ấy, cường quốc công nghiệp phần mềm Ấn Độ có doanh thu phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin gấp 200 lần Việt Nam.

Sau 20 năm, Việt Nam đã thu hẹp khoảng cách ấy hơn 10 lần. Doanh thu ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam đã tăng 180 lần, mang về nguồn thu khoảng 9 tỉ USD/năm. 

Lần đầu tiên, Việt Nam đã có doanh nghiệp công nghệ có doanh số 1 tỉ USD từ thị trường nước ngoài. Số hội viên từ 50 đã tăng lên gần 500 doanh nghiệp với 300.000 nhân lực, doanh thu chiếm khoảng 70% tổng doanh thu của ngành phần mềm.

Hiệp hội đang hướng đến mục tiêu đưa ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin cán mốc 50 tỉ USD doanh thu trong năm 2030 và 150 tỉ USD vào năm 2045.

Hàng ngàn tri thức trẻ Việt Nam thành danh trên toàn cầu

Hàng ngàn tri thức trẻ Việt Nam thành danh trên toàn cầu

Ghi danh Việt Nam trên bản đồ công nghệ toàn cầu

FPT đã nỗ lực làm rạng danh Việt Nam trên toàn cầu với việc khẳng định vị thế doanh nghiệp đầu ngành trong các bảng xếp hạng quốc tế như Top 8 nhà cung cấp dịch vụ IoT thế giới, công ty công nghệ nước ngoài có quy mô nhân sự lớn nhất tại Nhật Bản, Top 40 công ty cung cấp dịch vụ công nghệ lớn tại Singapore… 

Từ đó, tập đoàn đã góp phần tạo dựng vị thế Top 5 quốc tế cho ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam.

Năm 2006 ghi dấu lần đầu tiên một doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam đảm nhiệm vai trò tổng thầu tại nước ngoài, khi FPT thắng thầu dự án chuyển đổi hạ tầng công nghệ cho Petronas - dự án có quy mô 6 triệu USD. 

Và hiện tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới này vẫn đang tiếp tục tin tưởng hợp tác cùng với FPT trong những dự án có quy mô lớn hơn.

Trong những năm tiếp theo, FPT liên tiếp mang về cho Việt Nam những hợp đồng hàng chục triệu USD, thậm chí hàng trăm triệu USD trên toàn cầu. 

Đồng thời, những tên tuổi hàng đầu thế giới được ghi danh vào danh sách khách hàng của FPT cũng ngày một nối dài với những cái tên nổi bật như Airbus, Honda, Nippon Seiki, Siemens, E.ON...

Năm 2014, việc FPT mua lại Công ty RWE IT Slovakia (công ty thành viên của Tập đoàn năng lượng hàng đầu châu Âu RWE) đã ghi một dấu mốc về thương vụ M&A đầu tiên của ngành công nghệ thông tin Việt Nam trên toàn cầu.

Không chỉ dừng ở đó, với định hướng M&A để nhanh chóng nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin tổng thể từ tư vấn đến triển khai, bảo hành, bảo trì và hình thành mạng lưới các trung tâm nguồn lực lớn phục vụ khách hàng 24/7 ở mọi múi giờ, FPT đã liên tiếp sáp nhập các công ty công nghệ tại các thị trường phát triển bậc nhất như Mỹ, Nhật Bản.

FPT còn góp phần viết tên Việt Nam lên bản đồ trí tuệ thế giới khi tiên phong đi vào các xu hướng công nghệ mới nhất như AI, Big Data, Cloud, Blockchain, RPA... Năm 2017, hãng sản xuất máy bay hàng đầu thế giới Airbus đã bắt tay với FPT thúc đẩy chuyển đổi số ngành hàng không toàn cầu.

Tập đoàn cũng trở thành một trong những tập đoàn công nghệ đầu tiên là đối tác chiến lược của Viện Nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu thế giới Mila. 

Đến nay, đã có những sản phẩm, nền tảng công nghệ Made by FPT, Make in Vietnam được sử dụng ở hàng chục quốc gia trên toàn cầu như akaBot, FPT.AI, như chip IoT của FPT...

Theo Chủ tịch hội đồng quản trị FPT Trương Gia Bình: "Ưu tiên hàng đầu của FPT là nghiên cứu và phát triển các công nghệ lõi, cạnh tranh bình đẳng với những người khổng lồ trên thế giới, từ đó khẳng định mình là tập đoàn công nghệ số hàng đầu".

Mang đến cơ hội tỏa sáng trên toàn cầu cho hàng nghìn tri thức trẻ

35 năm qua, có hàng ngàn lập trình viên, kỹ sư, chuyên gia công nghệ từ FPT bước ra toàn cầu và thành công ở những quốc gia phát triển nhất, trong những lĩnh vực công nghệ mới nhất.

Những cái tên như Trần Côi, giám đốc FPT Slovakia là một trong những người Việt thành danh khi trực tiếp quản lý gần 500 nhân viên người nước ngoài tại Slovakia. FPT Slovakia là công ty số 2 trong số các nhà tuyển dụng xuất sắc nhất tại Slovakia và mức độ trung thành của nhân viên cao, tỉ lệ thôi việc thấp hơn các công ty IT khác tại đây.

Nguyễn Xuân Phong, giám đốc công nghệ AI của FPT Software, đang làm việc trực tiếp với những chuyên gia AI hàng đầu thế giới tại Canada. 

Hay Mai Hồng Nhung từ một dược sĩ chuyển sang làm nhân viên kinh doanh phần mềm, nhưng nhanh chóng giành các hợp đồng nhiều triệu USD tại Nhật Bản với bí kíp "nụ cười luôn thường trực trên môi".

Những bạn trẻ như Côi, Phong, Nhung… luôn được tạo điều kiện tốt nhất để phát triển tài năng, được là chính mình, được trải nghiệm, được thử thách, được tự do sáng tạo.

Nhưng không thể không nói đến một niềm tự hào của tập đoàn là "người FPT" không chỉ được trang bị đầy đủ kỹ năng và bản lĩnh để đi vào những công nghệ mới nhất, trực tiếp làm việc với những tập đoàn hàng đầu thế giới, triển khai những hợp đồng triệu USD hay quản lý hàng trăm nhân sự người nước ngoài, mà còn có "một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần".

Cán bộ, nhân viên FPT tại Slovakia

Cán bộ, nhân viên FPT tại Slovakia

Dấu ấn nổi bật FPT 35 năm trên toàn cầu

Rạng danh vị thế công nghệ Việt Nam

● 290 văn phòng tại 29 quốc gia, vùng lãnh thổ.

● 300 công ty hàng đầu châu Á (Nikkei Asia).

● Top 8 nhà cung cấp dịch vụ IoT hàng đầu thế giới.

● Công ty công nghệ nước ngoài có quy mô nhân sự lớn nhất tại Nhật Bản.

● Top 40 công ty dịch vụ công nghệ lớn tại Singapore.

● Sản phẩm Made by FPT vào Top sản phẩm công nghệ uy tín thế giới Gartner Peer Insights như: akaChain, Cloud MSP; akaBot - Top 6 nền tảng tự động hóa quy trình doanh nghiệp (RPA) phổ biến trên thế giới.

● Đối tác chiến lược/đối tác công nghệ của Viện Nghiên cứu AI hàng đầu thế giới - Mila, AWS, IBM, Microsoft, Oracle, SAP, Dell, Airbus, RWE, Siemens, E.ON, Schaeffler.

Nâng cao năng lực công nghệ

● 4 thương vụ M&A tại châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.

● Tiên phong lĩnh vực sản xuất chip tại Việt Nam.

● Bằng sáng chế AI tại Nhật Bản, Mỹ.

● 8.712 chứng chỉ công nghệ.

● Gần 30.000 nhân sự khối công nghệ.

Tổng Giám đốc FPT: Đề xuất mô hình phát huy sức mạnh của dữ liệu

Ông Nguyễn Văn Khoa đề xuất ba nguyên tắc để để xây dựng và phát huy sức mạnh của cơ sở dữ liệu ở các tỉnh thành, đồng thời tháo gỡ bài toán chuyển đổi số cho địa phương.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi đề xuất đầu tư tuyến nhánh đường sắp nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam.

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Vietnam Airlines vừa chính thức công bố tái khởi động đường bay thẳng Hà Nội – Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ nâng vốn điều lệ từ 21.771 tỉ đồng lên 35.830 tỉ đồng sau khi phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu để chia cổ tức ngay trong năm 2025. Vì sao ACV tăng vốn?

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Ngày 11-5, tại cảng Tân Cảng - Cát Lái (TP.HCM), 4 cẩu RTG Hybrid đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa và "xanh hóa" các cảng biển trong nước.

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Nhiều doanh nghiệp Nga xem Việt Nam là thị trường ưu tiên

Nhân chuyến công tác Nga, ngày 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp một số doanh nghiệp tiêu biểu của nước này. Ông khẳng định Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Nga mở rộng hợp tác, đầu tư.

Nhiều doanh nghiệp Nga xem Việt Nam là thị trường ưu tiên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar