22/11/2017 11:46 GMT+7

Tự hào lắm một chữ 'nghề'

PHẠM THỊ THU UYÊN
PHẠM THỊ THU UYÊN

TTO - Thầy cô, bạn bè thắc mắc sao một học sinh khá như tôi lại thôi học để học nghề? Đôi khi chính tôi cũng tự hỏi: 'Liệu mình có hấp tấp, vội vàng không?'...

Tự hào lắm một chữ nghề - Ảnh 1.

Phạm Thị Thu Uyên (bìa trái) trong giờ học cắt tỉa tại trường nghề Ảnh: NVCC

Tôi đã từng mặc cảm khi mọi người hỏi tôi học gì vì tôi ngại một chữ "nghề". Nhưng nay chữ "nghề" đó đã dần trở thành niềm tự hào của tôi. Giờ đây tôi tự hào về ngôi trường mình đang theo học, tự hào về cái nghề cao quý mình đã chọn.

Cách đây một năm gia đình tôi từ Thanh Hóa chuyển vào TP.HCM sinh sống. Ngày đó tôi mới học xong lớp 11, dù không muốn vào Nam nhưng tôi cũng phải theo ý cha mẹ. 

Thành phố đông đúc, đất chật người đông, cái gì cũng đắt, học phí cũng chẳng ngoại lệ. Hơn nữa, vì là người tỉnh lẻ nên hộ khẩu, giấy tờ các kiểu... quá rối rắm với chúng tôi. Vậy là bỗng chốc việc nhập học của tôi trở nên khó khăn. Cha mẹ đã lớn tiếng với nhau vì chuyện học của tôi.

Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc học của mình và hoàn cảnh gia đình. Thế là lần đầu tiên trong đời, tôi đã có một quyết định quan trọng: tôi sẽ học nghề, để mau chóng đỡ đần cha mẹ.

Đó là một quyết định hết sức táo bạo. Tôi vẫn còn nhớ như in sự ngạc nhiên và giận dữ của cha mẹ khi tôi nói mình sẽ học nghề bếp. Có cha mẹ nào lại muốn một đứa con gái chân yếu tay mềm như tôi theo cái nghề cực nhọc ấy. 

Nghề tôi chọn đúng là rất vất vả. Nào là thời gian làm việc không cố định, có lúc dậy sớm, có khi phải thức khuya, làm việc chẳng kể ngày cuối tuần hay lễ tết. Điều kiện làm việc cũng chẳng mấy thuận lợi: không gian nóng nực, nhiều vật dụng sắc bén, dễ gặp hàng loạt tai nạn - đứt tay, giập ngón, bỏng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Đã rất khó khăn để đưa ra quyết định học nghề. Cha mẹ phản đối, tôi còn gặp không ít những áp lực từ bên ngoài. Gặp người quen, hỏi về chuyện học hành của tôi, người ta liền trố mắt ngạc nhiên: "Nghỉ học để đi học nghề à?", tôi lại phải giải thích các kiểu. 

Rồi thầy cô và bạn bè ở quê vẫn hay điện thoại, thư từ thắc mắc: "Tại sao một học sinh khá như vậy lại thôi học để học nghề?", "Tại sao một đứa luôn đứng trong top 5 của lớp mà không thi đại học?". 

Đôi khi chính tôi cũng tự hỏi bản thân: "Vì sao mình dám đưa ra quyết định như vậy?", "Liệu mình có hấp tấp, vội vàng không?"...

Dẫu đã quyết định học nghề nhưng thú thật, tôi cũng đã trải qua những tháng ngày không ít dằn vặt, mặc cảm khi ai đó hỏi tôi học gì, vì tôi ngại phải trả lời một chữ - "nghề".

Hôm nay tôi đã chính thức trở thành "người" của một trường trung cấp nghề. Tôi bước chân vào ngôi trường này với bao bỡ ngỡ, chẳng biết mình là sinh viên hay học sinh. Vì ở đây tôi vừa được học các môn chuyên ngành, vừa được học tiếp văn hóa. Tôi dần quen với nhiều bạn mới, quen đường phố và quen luôn cả nhịp sống náo động của Sài Gòn.

Tôi vẫn đang cố gắng từng ngày để chứng minh cho mọi người thấy rằng quyết định của mình là đúng. Tôi muốn cho bạn bè ở quê biết rằng đại học không phải là tất cả, và chữ "nghề" không có gì đáng hổ thẹn. 

Và trên hết, tôi muốn cha mẹ tự hào về tôi. Thật sự, tôi đang mơ về cái ngày được tự tay nấu những món ăn ngon cho những người mình yêu thương. Tôi sẽ rất hạnh phúc với nụ cười của mọi người khi thưởng thức những món ăn ấy.

Chữ "nghề" đang dần trở thành niềm tự hào của tôi. Giờ đây, tôi tự hào về ngôi trường tôi đang theo học, tự hào về cái nghề cao quý tôi đã chọn. Và tôi tự hào vì được là người nghệ sĩ âm thầm cống hiến trong căn bếp.

Dẫu trên con đường phía trước còn rất nhiều chông gai, nhưng tôi sẽ vượt qua tất cả, bằng niềm tin và sự đam mê. Tôi sẽ làm được.

Trong tuần qua, BTC cuộc thi viết "Tôi chọn nghề" đã nhận được các bài dự thi gửi về như sau:

Những chiếc bánh và ba - tác giả Nguyễn Diệu Thương, "Multimedia" cái duyên đến muộn - tác giả Trần Xuân Trường, Nghề pha chế và Tình anh duyên em - tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền, Tôn trọng quyết định học nghề của con - tác giả Lê Văn Giang;

Nấu ăn là niềm đam mê của tôi - tác giả Lương Văn Sửu, Con đường đã chọn - tác giả Vũ Đức Vinh, Hành trình đến với DVTC - tác giả Đỗ Xuân Vỹ, Chàng trai kính cận với giấc mơ làm công nghệ - tác giả Phạm Thiệt, Ngọn lửa trong tôi - tác giả Nguyễn Thị Nhung;

Thay đổi cuộc đời từ những chiếc bánh kem - tác giả Lê Đức Bảo, Ươm mầm ước mơ - tác giả Mơ Hoàng, Nhờ con gái tôi chọn làm cô giáo mầm non - tác giả Hồ Thị Thảo, Du lịch là niềm đam mê duy nhất của anh trai - tác giả Phan Thị Minh Nguyệt;

Tôi đã học trung cấp - cao đẳng và đại học như thế nào - tác giả Nguyễn Phước Duy, Tôi chọn nghề - tác giả Lê Nguyễn Ái Thiên Anh, Thành công của thành công - tác giả Đỗ Thị Diệu Thương.

Cuộc thi do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phối hợp báo Tuổi Trẻ tổ chức, với sự đồng hành của các trường: CĐ Cơ điện Hà Nội, CĐ Kỹ nghệ II, CĐ An ninh mạng Ispace.

Bạn đọc tham gia cuộc thi viết "Tôi chọn nghề" vui lòng gửi bài dự thi về email [email protected], hoặc Ban giáo dục - khoa học báo Tuổi Trẻ (số 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM), ghi rõ Dự thi "Tôi chọn nghề".

Tự hào lắm một chữ nghề - Ảnh 3.

PHẠM THỊ THU UYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lý do lựa chọn chương trình song ngữ quốc tế Cambridge?

Theo Cambridge International Education, số lượng học sinh dự thi các kỳ thi học thuật Cambridge năm 2024 cao kỷ lục, tăng 7 - 13% so với năm 2023, phản ánh sức hút mạnh mẽ của chương trình giáo dục quốc tế Cambridge trên toàn cầu.

Lý do lựa chọn chương trình song ngữ quốc tế Cambridge?

Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tăng chỉ tiêu, tuyển sinh theo 2 phương thức

Năm 2025, Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tuyển sinh đại học chính quy với 2 phương thức xét tuyển cho 12 ngành đào tạo.

Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tăng chỉ tiêu, tuyển sinh theo 2 phương thức

Điểm trúng tuyển lớp 10 tại Đắk Lắk (cũ) thấp bất thường, có trường chỉ 2,5 điểm

Điểm chuẩn vào lớp 10 năm nay tại Đắk Lắk (cũ) gây bất ngờ khi điểm trúng tuyển ở nhiều nơi khá thấp, có trường chỉ 2,5 điểm.

Điểm trúng tuyển lớp 10 tại Đắk Lắk (cũ) thấp bất thường, có trường chỉ 2,5 điểm

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

'Độ khó' hay 'độ mới' của đề thi tốt nghiệp THPT có thể tăng dần nhưng phải ở mức tạo động lực cho người dạy và người học, chứ không trở thành áp lực.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

Dự kiến ngày 4-7 Hà Nội công bố điểm thi lớp 10

Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, dự kiến ngày 4-7 sẽ công bố điểm thi vào lớp 10 năm học 2025-2026.

Dự kiến ngày 4-7 Hà Nội công bố điểm thi lớp 10

Từ ngày 1-7 Hà Nội tuyển sinh đầu cấp

Từ 1-7, Hà Nội bắt đầu tuyển sinh đầu cấp cho năm học 2025-2026 với mầm non, lớp 1, lớp 6. Sẽ không có xáo trộn phương án tuyển sinh khi chính quyền 2 cấp vận hành.

Từ ngày 1-7 Hà Nội tuyển sinh đầu cấp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar