27/02/2020 22:20 GMT+7

Từ điển ‘đạo văn’ bị tiêu hủy nhưng tác giả vẫn nhất quyết giấu mặt

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Cuốn ‘Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam’ đang bị thu hồi, tiêu hủy do vi phạm bản quyền. Tuy sách bị tiêu hủy nhưng 2 trong số 3 tác giả vẫn chưa chính thức lộ diện vì ‘tác giả còn trẻ, sợ ảnh hưởng tới sự nghiệp’.

Từ điển ‘đạo văn’ bị tiêu hủy nhưng tác giả vẫn nhất quyết giấu mặt - Ảnh 1.

Toàn bộ 3.000 cuốn Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam của nhóm tác giả Đặng Thúy Hằng, Dương Thị Dung, Nguyễn Thảo Nguyên sẽ bị thu hồi và tiêu hủy - Ảnh: HOÀNG TUẤN CÔNG

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội vừa ban hành quyết định thu hồi, tổ chức tiêu hủy sách Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam của nhóm tác giả Đặng Thúy Hằng, Dương Thị Dung, Nguyễn Thảo Nguyên do bị tác giả Hoàng Tuấn Công phản ánh vi phạm bản quyền sách của ông.

Đây là cuốn sách liên kết xuất bản giữa Công ty TNHH MTV thương mại và dịch vụ văn hóa Minh Long và Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, đã được xuất bản vào quý IV năm 2019 với 3.000 bản in.

Quyết định thu hồi và tiêu hủy toàn bộ cuốn sách được đưa ra sau phản ánh sách vi phạm bản quyền của tác giả Hoàng Tuấn Công, cùng việc đàm phán giữa ông Hoàng Tuấn Công với nhóm tác giả và Công ty Minh Long không đạt được thỏa thuận theo hướng sửa chữa khắc phục.

Công ty sách Minh Long phải chịu trách nhiệm thu hồi, tổ chức tiêu hủy cuốn sách trên theo quy định của pháp luật dưới sự giám sát của NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trả lời Tuổi Trẻ Online chiều 27-2, bà Phạm Thị Trâm - giám đốc, tổng biên tập NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - cho biết bà rất tiếc về sự cố này với một nhà xuất bản uy tín như Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Với tư cách là một người giảng dạy và làm xuất bản nhiều năm, bà "không chấp nhận những chuyện như thế này". Vì vậy, mặc dù nhà sách và nhóm tác giả có ý muốn tìm cách thỏa thuận với tác giả Hoàng Tuấn Công nhằm khắc phục hậu quả để sách tiếp tục được lưu hành, nhưng nhà xuất bản kiên quyết thu hồi, tiêu hủy.

Ngày 28-2, nhà xuất bản sẽ đến kho sách ở Bắc Ninh giám sát việc tiêu hủy sách.

Sau vụ việc, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội cũng dự định thắt chặt hơn việc liên kết xuất bản, đặc biệt là với loại sách từ điển.

Hoan nghênh quyết định thu hồi và tiêu hủy cuốn từ điển nhưng tác giả Hoàng Tuấn Công nói đây chỉ là bước giải quyết ban đầu, những cá nhân, tổ chức có liên quan đến sai phạm cần phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Rất tiếc vì bộ sách được in trên giấy đẹp, gần 1.000 trang với bìa cứng và đóng hộp phải bị tiêu hủy nhưng ông Công nói đó là việc cần làm để làm bài học cho các đơn vị làm xuất bản và các tác giả làm sách.

Chuyện đến nay chỉ có một tác giả là "người thật việc thật" liên hệ qua điện thoại và gặp trực tiếp ông Hoàng Tuấn Công để xin lỗi, hai tác giả còn lại nhất quyết không lộ diện khiến ông thật sự thấy khó chấp nhận vì sự không minh bạch của họ khiến những người trùng tên bị nghi kị.

Ông Công cho biết chỉ có bà Cao Hòa Bình (bút danh trên sách là Nguyễn Thảo Nguyên) đã về Thanh Hóa gặp ông để trực tiếp xin lỗi và xin bỏ qua do hai tác giả còn lại không muốn lộ diện vì… còn trẻ, đang công tác trong các trường, viện, sợ bị đuổi việc.

Ngoài ra có một người gửi thư điện tử cho ông tự giới thiệu là Đặng Thúy Hằng, đồng tác giả cuốn từ điển và là người đại diện đứng tên trong hợp đồng biên soạn sách. Người này xin lỗi việc "cóp nhặt" là "sơ suất và không có chủ ý", và mời tác giả Hoàng Tuấn Công cùng hợp tác với nhóm trong các dự án sau này. Ngoài ra, người này không giới thiệu về nhân thân, nơi làm việc hay số điện thoại liên hệ trong thư điện tử. 

Một tác giả khác là Dương Thị Dung đến giờ chưa có liên hệ với tác giả Hoàng Tuấn Công.

Theo chia sẻ của bà Cao Hòa Bình với ông Hoàng Tuấn Công, nhóm tác giả hiện đang gặp sức ép lớn từ vụ việc này, bà Bình xin đại diện gặp ông Công xin lỗi và mong ông rộng lượng với hai người trẻ bởi "nếu ép quá thì sợ có điều không hay xảy ra với họ".

Trước thông tin hai tác giả sợ ảnh hưởng sự nghiệp không chịu lộ diện, một độc giả bình luận: "Họ không sợ làm sai, chỉ sợ cái sai của mình bị phát hiện".

Theo thông tin từ Công ty Minh Long, nhóm biên soạn sách Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam gồm nhiều tác giả đã hợp tác với công ty này khá lâu và đã xuất bản một số bộ sách tham khảo ngữ văn, tiếng Việt dành cho học sinh.

Nhóm tác giả gồm: Đặng Thúy Hằng, Dương Thị Dung (tên thật là Chu Thị Thúy Anh), Nguyễn Thảo Nguyên (tên thật là Cao Hòa Bình). Các tác giả này đều có tên thật và địa chỉ, số điện thoại trong hợp đồng. Nhưng khi phóng viên gọi vào các số điện thoại do Minh Long cung cấp hai tác giả kia hoặc không nghe máy hoặc phủ nhận mình liên quan tới cuốn sách.

Tập sách dày chỉ hàng loạt lỗi 20 năm từ điển của Nguyễn Lân

TTO - Phê bình và khảo cứu của tác giả Hoàng Tuấn Công là một cuốn sách dày hơn 560 trang vừa ra đời chỉ để phê bình các lỗi sai dày đặc trong ba bộ từ điển của nhà giáo Nguyễn Lân: Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân!

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Lễ khai mạc triển lãm ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị’ đã khai mạc ngày 23-5 trong Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar